Huyền thoại về người Việt đầu tiên cắm mốc chủ quyền ở Hoàng Sa

Ông Tuyền kể chuyện về tiền nhân Phạm Hữu Nhật.
Ông Tuyền kể chuyện về tiền nhân Phạm Hữu Nhật.
(PLO) -Cách đây gần 200 năm, Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vua Minh Mạng, thống lĩnh đội thuyền ra quần đảo Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình... Cụ được xem là người đầu tiên cắm cột mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. 

Cắm mốc chủ quyền ở Hoàng Sa

Trong những ngày ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) chúng tôi có dịp gặp ông Phạm Thoại Tuyền (67 tuổi, ở thôn Đông, xã An Vĩnh) là hậu duệ đời thứ 5 của Chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật - người đầu tiên cắm cột mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và được ông kể về quá khứ hào hùng của tiền nhân.

Theo ông Tuyền, trong ghi chép của gia phả họ Phạm, vào mùa xuân năm Bính Thân 1836, vâng mệnh vua Minh Mạng, Phạm Hữu Nhật - Chánh đội trưởng thủy quân suất đội của triều đình nhà Nguyễn đã đem binh thuyền đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa. 

Ông Tuyền bảo, sử liệu ghi lại vào thời điểm ấy, Bộ Công tâu lên vua Minh Mạng mấy câu: “Bổn quốc hải cương Hoàng Sa, tối thị hiểm yếu…” nói lên vai trò quan trọng của quần đảo thiêng liêng Hoàng Sa đối với đất nước. Thấy ý nghĩa mấy câu này quá chính đáng nên vua Minh Mạng mới xem trọng việc lập đội hùng binh Hoàng Sa đi xác lập chủ quyền ngay từ thời đó.

Chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật đưa 5 binh thuyền gồm khoảng 50 người đi xem xét, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc và dựng bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Mỗi binh thuyền đem theo 10 cái thẻ bài gỗ, mỗi thẻ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, trên có khắc dòng chữ:

“Minh Mạng thập thất niên, Bính Thân, Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương độ chi thử lưu đẳng tự”. Nghĩa là: “Năm Minh Mạng thứ 17, Bính Thân, Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh đi Hoàng Sa xem xét đo đạc đến đây, để ghi nhớ”.

Ở từng điểm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đội của Phạm Hữu Nhật đã dừng lại cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình. Ngoài việc trồng thêm cây cối, thu lượm hải vật, đội cụ Nhật còn xây miếu, thăm dò để biết biển chỗ nào nông, chỗ nào sâu để làm dấu cho những chiếc thuyền ra Hoàng Sa sau này biết mà tránh mắc cạn.

Ngày nay, trong câu chuyện truyền đời của dòng họ Phạm ở xã An Vĩnh thì câu chuyện của cụ Phạm Hữu Nhật là cuộc ra khơi hùng tráng. Họ cho rằng, đội của cụ Nhật đi suốt ba ngày ba đêm thì tới quần đảo Hoàng Sa.

Ông Tuyền cho biết: “Việc ra quần đảo Hoàng Sa của đội cụ Phạm Hữu Nhật kéo dài suốt 18 năm ròng, đến năm 1854 thì cụ và nhiều người đã không trở về nữa. Sau đó, gia đình, họ tộc và quê hương đã làm một nấm mộ chiêu hồn (mộ gió) không có hài cốt tại thôn Đông, bên cạnh ngôi mộ của cụ Thủy tổ họ Phạm - 1 trong 6 vị tiền hiền khai cư làng An Vĩnh để tưởng nhớ cụ”.

Theo ông Tuyền, hiện nay các miếu thờ lính Hoàng Sa cũng như Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn luôn có linh vị: “Phục vì vong Cao Bình Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị”. Đó là bằng chứng hùng hồn, hậu thế khắc ghi công đức Phạm Hữu Nhật cùng các quân sĩ vị quốc vong thân để xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa.

“Tổ quốc cũng khắc ghi công ơn của cụ bằng việc đặt tên Hữu Nhật cho hòn đảo ở nhóm đảo Lưỡi Liềm, một hòn đảo lớn nằm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa. Diện tích của đảo rộng khoảng 0,32km2, ở đây có nhiều san hô, cây lùm và cỏ tranh”, ông Tuyền cho biết thêm.

Cách đây 10 năm, họ Phạm sưu tầm được tượng bằng đồng cụ Phạm Hữu Nhật.
Cách đây 10 năm, họ Phạm sưu tầm được tượng bằng đồng cụ Phạm Hữu Nhật.

Hiện nay, trên huyện đảo Lý Sơn có hàng trăm nấm mộ chiêu hồn đã được tạo lập rải rác khắp huyện đảo kể từ thời tổ tiên họ giong thuyền ra lập nghiệp trên đảo từ thế kỷ XVI - XVII. Đó không chỉ là là nơi yên nghỉ của Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật, mà còn là nơi yên nghỉ của nhiều người thuộc các dòng họ khác như Võ Văn Khiết, Nguyễn Quang Tám...

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chính sử triều Nguyễn cùng nhiều tài liệu cổ của các gia tộc ở huyện đảo Lý Sơn đều ghi đó là những tổ tiên đã lãnh sứ mệnh thiêng liêng giong buồm ra Hoàng Sa. Và nhiều người đã ra đi và vĩnh viễn không về. Vậy nên mới có câu ca: “Hoàng Sa trời biển mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về”.

Ngôi mộ khẳng định chủ quyền 

Theo ông Tuyền, cách đây 10 năm con cháu dòng họ Phạm đã tình cờ phát hiện tung tích cụ Phạm Hữu Nhật trong chuyến sưu tầm tài liệu, để viết hồ sơ di tích đình Bà Roi (còn gọi là Nguyễn Tiên Điều) - người được xem như phúc thần của huyện đảo Lý Sơn.

Các tài liệu phổ hệ, sắc phong, linh vị viết bằng chứ Hán Nôm được tìm thấy trong chuyến sưu tầm này hiện được lưu giữ trong nhà thờ Phạm Hữu Nhật, ghi rõ: Thủy tổ họ Phạm tại xã An Vĩnh tên là Phạm Văn Tuệ. Là một trong sáu vị tiên hiền ra khai phá phía Tây phần đất Lý Sơn, đặt tên An Vĩnh vào năm Hoàng Định thứ 13 (năm 1609).

Theo đó, cụ Phạm Hữu Nhật tên thật là Phạm Văn Triều, là thế hệ thứ tư của tộc họ Phạm ở huyện đảo Lý Sơn. Điều này đã được minh chứng qua linh vị được ghi trên bia mộ cổ: “Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị sanh Giáp Tý niên 1804, Giáp Dần 1854 tôn điệt phụng tự”.

“Khi phát hiện chính xác cụ Phạm Hữu Nhật tức là Phạm Văn Triều, cả dòng họ ai cũng vui mừng, xúc động. Và trong ngày giỗ tổ họ hàng năm, câu chuyện về cụ Phạm Hữu Nhật được vị trưởng họ kể một cách đầy tự hào, để con cháu thế hệ sau ghi nhớ công lao của các tiền nhân, và tiếp tục sự nghiệp bảo vệ vùng biển của đất nước”, ông Tuyền chia sẻ. 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2013, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100 triệu đồng xây dựng mộ cụ Phạm Hữu Nhật trong khuôn viên 60m2, nằm trong quần thể các di tích về chủ quyền Hoàng Sa trên huyện đảo Lý Sơn. Mộ cụ Phạm Hữu Nhật là một trong những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. 

“Việc xây dựng mộ không chỉ thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân có công bảo vệ và gìn giữ quần đảo Hoàng Sa, mà đồng thời thông qua đó giáo dục cho các chủ nhân tương lai của đất nước truyền thống yêu nước, lòng can trường, dũng cảm của đội dân binh Hoàng Sa trên huyện đảo Lý Sơn dưới triều nhà Nguyễn”, cụ Tuyền cho biết.

Ông Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: “Việc xây dựng mộ Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật nhằm tri ân vị anh hùng dân tộc năm xưa đã giong thuyền ra biển Đông cắm cột mốc khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Ngôi mộ còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau”.

Bia mộ Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật.
Bia mộ Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên bia mộ của Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật có khắc hai câu đối: “Đảo Lý Sơn quê hương dân binh Hoàng Sa/ Hùng binh đội, Cù Lao Ré gốc tích suất đội thủy quân Phạm tướng công”. Đó là hai câu đối của tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã - chuyên gia về Hoàng Sa, Trường Sa viết khi xây mộ cụ Phạm Hữu Nhật.

Ông Trần Bút - Chủ tịch UBND xã An Vĩnh, cho biết: “Cùng với hàng nghìn mộ gió binh phu Hoàng Sa, mộ Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật được xem là bằng chứng, chứng minh các thế hệ ở huyện đảo Lý Sơn từng ra Hoàng Sa, Trường Sa nhiều thế kỷ trước của nhân dân ta. Và cụ Phạm Hữu Nhật mãi mãi là vị anh hùng, là niềm tự hào trong lòng người dân Lý Sơn chúng tôi”.

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.