Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

Nhiệm vụ “rất khả thi”?

Theo ông Đặng Huy Đông, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, để thực hiện mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 được nêu tại Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị, cần có những cơ chế, chính sách đột phá thuộc các lĩnh vực như quy hoạch, bồi thường và thu hồi đất, nguồn lực tài chính, trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng, khung tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, tổ chức thi công, mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân lực...

Trong đó, vị chuyên gia nhấn mạnh một số cơ chế cụ thể như phân cấp, ủy quyền cho TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được ban hành các tiêu chí và tiêu chuẩn về đô thị riêng cho mỗi TP. Cùng với đó là trình tự, thủ tục riêng về điều chỉnh quy hoạch liên quan đến hệ thống ĐSĐT gắn liền với phát triển chỉnh trang đô thị lân cận các nhà ga đáp ứng các mục tiêu về phát triển đô thị xác định tại các Nghị quyết của Trung ương và của mỗi TP.

GS.TSKH Lã Ngọc Khuê - nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải:

Đảng, Nhà nước, QH luôn sẵn sàng vì Hà Nội, tạo mọi điều kiện cho Hà Nội phát triển và trên thực tế TP đã có nhiều lần được Đảng, Nhà nước và QH trao cho những cơ chế, chính sách đặc thù. Như vậy, về cơ chế là không khó khăn. Để hoàn thành được mục tiêu đề ra, điều quan trọng nhất là TP Hà Nội phải chọn ra những dự án vừa bảo đảm khả thi, vừa phát huy tác dụng đối với toàn cục. Bên cạnh đó, chúng ta phải tận dụng cho tốt những cơ sở vật chất hiện có để chọn ra các tuyến ĐSĐT sẽ triển khai đầu tư xây dựng, ứng dụng những công nghệ mới vào quá trình thực hiện. Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức giao thông, TP cũng phải có những biện pháp hành chính, kinh tế để người dân nhận thấy trách nhiệm của mình, cùng thực hiện quyết tâm của TP về xây dựng mạng lưới giao thông công cộng văn minh, hiện đại.

Ở nhóm giải pháp về nguồn lực tài chính để thực hiện dự án, ông Đặng Huy Đông chỉ ra rằng, hiện nay, ước tính cần khoảng 20 đến 25 tỷ USD để hoàn thành xây dựng 200km ĐSĐT ngầm hoàn toàn, giảm 10 tỉ USD so với đơn giá của các dự án đã làm bằng nguồn vốn ODA hiện nay. Con số này không bao gồm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) dự tính lấy từ tiền thu đấu giá quyền đầu tư dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Do vậy, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển kiến nghị cần cho phép Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được giữ lại tiền thu từ đất để đầu tư trực tiếp cho dự án phát triển hệ thống ĐSĐT thông qua đấu giá quyền phát triển dự án khu đô thị TOD theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và các nguồn thu từ đất khác của mỗi TP.

Ông Đặng Huy Đông cũng đề xuất cho phép TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình hoặc các hình thức huy động vốn hợp pháp khác vượt khung trần nợ công áp dụng cho các TP theo từng năm và trong cả giai đoạn đến năm 2035 để bảo đảm đủ nguồn vốn cần thiết cho các dự án ĐSĐT. Quốc hội (QH) phê duyệt chủ trương đầu tư 1 dự án ĐSĐT gắn liền với TOD cho toàn bộ kế hoạch xây dựng ĐSĐT; phân cấp ủy quyền cho 2 TP phê duyệt và triển khai dự án theo cơ chế áp dụng chung cũng là kiến nghị được đề cập.

Cần một nghị quyết của Quốc hội về hệ thống ĐSĐT

Trong khi đó, PGS.TS Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore cho rằng, Việt Nam cần coi ĐSĐT là ngành đặc biệt chiến lược, không thua kém ngành bán dẫn. “Các cơ quan trung ương cần huy động đội ngũ tinh nhuệ nhất để tư vấn và hỗ trợ TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để Việt Nam có những bước tiến vượt bậc trong phát triển ĐSĐT trong các năm tới”, ông nói.

Với nhận định như vậy, PGS.TS Vũ Minh Khương kiến nghị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên bắt tay vào thử nghiệm đầu tư xây dựng ở mỗi TP 1 đến 2 tuyến ĐSĐT đáp ứng được các tiêu chí như có tính khả thi cao, tác động lớn, chi phí thu hồi đất thấp, được các nhà đầu tư quan tâm, có giá trị học hỏi cho các dự án tiếp theo... Thời gian hoàn tất các dự án thử nghiệm này là trước năm 2030, chú trọng bảo đảm 3 tiêu chí lớn là chất lượng, giá thành, tiến độ thực hiện.

Ông Yu Tao - Kỹ sư trưởng, Tập đoàn Cục 16 Đường sắt Trung Quốc:

Dựa trên nghiên cứu các dự án đã hoàn thành và đang xây dựng tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Việt Nam có thể thiết lập một hệ thống quy phạm về ĐSĐT thống nhất để bảo đảm tính tương thích và khả năng tương tác của các tuyến đường sắt trong TP, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại ngày càng tăng, nâng cao hiệu quả giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững về mặt kinh tế. Việc thiết lập hệ thống tiêu chuẩn thống nhất còn có thể thúc đẩy sự đổi mới và phát triển, thu hút thêm đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy đổi mới công nghệ và nâng cấp ngành nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của ngành vận tải đường sắt Việt Nam.

Theo PGS. TS Vũ Minh Khương, thành công trong phát triển nhanh chóng hệ thống ĐSĐT có tác động cực kỳ lớn trong nâng cao khả năng của Việt Nam trong thu hút đầu tư có hàm lượng tri thức lớn và tăng nhanh năng suất lao động. Vì vậy, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, công nghiệp phụ trợ, năng lực hợp tác quốc tế và trình độ quản lý các dự án lớn.

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chậm tiến độ các dự án vừa qua là công tác GPMB. Vì vậy, một số chuyên gia đề nghị cần nghiên cứu tách phần GPMB của dự án ĐSĐT thành một dự án thành phần riêng và triển khai thực hiện độc lập trước dự án chính một thời gian thích hợp, để khi dự án chính triển khai thi công thì đã cơ bản có mặt bằng sạch. Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án ĐSĐT Hà Nội Nguyễn Cao Minh, phải xây dựng cơ chế, phương án đền bù GPMB, thu hồi đất bảo đảm lợi ích hài hòa giữa người dân, Nhà nước và doanh nghiệp.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận định, muốn phát triển ĐSĐT, phải triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, bảo đảm quy hoạch đi trước. “Trong bối cảnh chúng ta đang điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, trong đó có hệ thống đường sắt, cần nghiên cứu và chuẩn hóa quy hoạch hệ thống ĐSĐT, làm rõ số tuyến xây dựng và có kế hoạch thực hiện bảo đảm khả thi”, ông Lê Quang Hùng nói; đồng thời kiến nghị xây dựng 1 nghị quyết của QH về xây dựng hệ thống ĐSĐT với nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho việc thực hiện.

Cùng với đó, để giải quyết những bất cập, vướng mắc trong triển khai các dự án ĐSĐT vừa qua, các chuyên gia cũng cho rằng xây dựng quy định cụ thể về cơ chế xử lý các khác biệt, xung đột giữa các mẫu hợp đồng quốc tế áp dụng cho dự án (ví dụ như FIDIC) và pháp luật Việt Nam; giao thẩm quyền xử lý các khác biệt, xung đột cho chủ đầu tư nhằm bảo đảm giải quyết triệt để vấn đề gia hạn thời gian thực hiện dự án và tăng tổng mức đầu tư dự án. Xây dựng các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ chính phù hợp, thống nhất cho tất các tuyến ĐSĐT chưa thực hiện của mạng lưới, bao gồm khổ giới hạn của cầu, hầm; khổ giới hạn và kích thước toa xe; hệ thống thông tin, tín hiệu, điện...

TS. Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông đô thị:

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc triển khai xây dựng các dự án ĐSĐT thời gian qua, tôi cho rằng có mấy giải pháp. Thứ nhất là phải giao cho những người có năng lực, có trách nhiệm, có tâm với xã hội để phụ trách, chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng các dự án. Thứ hai là phải có những bản hợp đồng hợp lý hơn, gắn vào đó trách nhiệm và sự răn đe để bảo đảm giá cả, chất lượng và thời hạn.

TS.Nguyễn Xuân Thủy. (Ảnh: PV)

TS.Nguyễn Xuân Thủy. (Ảnh: PV)

Thứ ba là GPMB phải đi trước, phải được triển khai trước 2 - 3 năm để bảo đảm tiến độ các dự án. Kiến nghị thứ tư là các cấp từ TP đến Trung ương phải kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa và xử lý những những sai sót, yếu kém trong quá trình triển khai các dự án. Nếu chúng ta làm tốt được vấn đề trên thì sẽ bảo đảm được công nghệ tốt, chất lượng tốt, bảo đảm thời hạn, bảo đảm chi phí đầu tư xây dựng các dự án.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Đọc thêm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.