Ý kiến xung quanh việc Trùng tu Chùa Cầu (Hội An): Mặt sàn cong hay thẳng?

Di tích Chùa Cầu là biểu tượng của phố cổ Hội An.
Di tích Chùa Cầu là biểu tượng của phố cổ Hội An.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự án trùng tu di tích quốc gia đặc biệt Chùa Cầu (TP Hội An, Quảng Nam) đang phải tạm dừng một phần sau khi có nhiều ý kiến khác nhau, liên quan tới việc xác định nguyên gốc phần mặt sàn của cầu là cong hay thẳng?

Sàn Chùa Cầu cong hay thẳng?

Di tích Chùa Cầu (cầu Nhật Bản, Lai Viễn Kiều) là công trình nghệ thuật độc đáo không chỉ ở Việt Nam mà còn hiếm thấy trên thế giới. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng của đô thị cổ Hội An, góp phần làm nên một Hội An - Di sản Văn hóa thế giới. Chùa Cầu được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia năm 1990.

Chùa Cầu đã có ít nhất 7 lần sửa chữa trước đây, nhưng do chịu tác động của nhiều yếu tố về thời gian, môi trường tự nhiên và con người nên di tích đã và đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Để bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt này, tỉnh Quảng Nam cùng TP Hội An đã tổ chức khởi công dự án tu bổ di tích Chùa Cầu với tổng kinh phí 20,2 tỷ đồng, thời gian thi công 360 ngày. Ngoài ra, dự án còn có sự tài trợ về kinh phí để nghiên cứu từ Quỹ Sumitomo và hỗ trợ chuyên gia tư vấn từ tổ chức JICA Nhật Bản.

Dự án được triển khai từ ngày 28/12/2022, đến nay đã hoàn thành quét 3D toàn bộ di tích, hoàn thành xây dựng nhà bao che phục vụ tu bổ, hoàn thành hạ giải mái ngói âm dương, hoàn thành hạ giải hệ khung gỗ, hoàn thành gia cố hệ móng - mố - trụ. Được kỳ vọng là “hình mẫu” trùng tu di tích, nhưng việc trùng tu hiện đang có nhiều phản biện khiến dự án có nguy cơ phải gia hạn tiến độ.

Cụ thể, tại buổi tọa đàm tham vấn về công tác tu bổ Chùa Cầu do UBND TP Hội An tổ chức mới đây, chính quyền thành phố đã đưa ra quyết định tạm dừng tu bổ phần sàn của di tích (lối đi qua cầu của Chùa Cầu) do có nhiều ý kiến chưa thống nhất.

Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, báo cáo trùng tu năm 1986 nhận định, sàn cầu được hạ bằng vào thời Pháp để phục vụ giao thông. Tuy nhiên, báo cáo chưa phân tích cơ sở khoa học và không tìm thấy các tài liệu liên quan. Kết quả điều tra, nghiên cứu các tư liệu lịch sử cũng cho thấy, không có cơ sở xác định sàn cầu thời điểm đó cong hay thẳng nhưng có thể đưa ra nhận định, nếu sàn cong thì độ cong không lớn, không gây trở ngại lớn cho việc lưu thông qua cầu.

P

Tại Tọa đàm, ông Ngọc đề xuất nên tu bổ phục hồi cốt sàn cong bởi đây là phương án được duyệt với giải pháp định hướng và thiết kế thiết lập thông qua nhiều cuộc tham vấn chuyên gia và thỏa thuận thẩm định của các cấp thẩm quyền. Ngoài ra, gần 40 năm nay, hình ảnh sàn cong như hiện nay cũng đã in đậm vào tiềm thức, ký ức của người dân Hội An cũng như bạn bè, du khách gần xa. Mặt sàn ở giữa cầu cong có sự đồng điệu với nét cong của lan can, hành lang, mái ngói sẽ tôn thêm nét duyên dáng cho Chùa Cầu. Bên cạnh đó, hình ảnh, hình thức kiến trúc Chùa Cầu cong đã tồn tại từ trước khi phố cổ Hội An được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, trong đó Chùa Cầu được xem là một hạt nhân nổi bật.

Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải ý kiến phản biện. Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, nguyên Trưởng phòng nghiệp vụ Trung tâm Quản lý di tích danh thắng tỉnh Quảng Nam cho rằng, nếu hồ sơ trùng tu năm 1986 không rõ ràng, sao phải bám theo đó để trùng tu sàn cầu cong?

Theo ông Hỷ, cần phải nghiên cứu kỹ lại hồ sơ, hiện trạng, quá trình trùng tu nên chọn phương án nào có thể tỏa sáng được giá trị di tích nhất, bảo đảm Chùa Cầu đáp ứng được 3 chức năng gồm đi lại, tín ngưỡng và thư giãn và tiệm cận đến “phiên bản gốc”. Phương án làm lòng cầu cong như đang trùng tu là không chân xác, không có căn cứ khoa học, không làm “tỏa sáng” được giá trị của công trình cổ 400 năm tuổi này. “Chùa Cầu nên được tu bổ như giai đoạn lòng cầu thấp chứ không phải tạo vòm cong cao lên ở giữa. Nếu nâng sàn cầu lên, chiều cao từ sàn lên tới mái sẽ bị rút ngắn lại”, ông Hỷ nói.

Tương tự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự cũng không đồng tình và cho rằng, việc nghiên cứu tư liệu lịch sử Chùa Cầu chưa kỹ càng, thiếu thuyết phục, kể cả trích dẫn văn bia trùng tu Chùa Cầu lập năm 1817 cũng không đầy đủ để lý giải cho câu chuyện sàn cầu cong hay thẳng. Do đó, phải tôn trọng yếu tố gốc chứ không thể nhìn nhận chủ quan cảm tính.

Tạm dừng, tiếp tục nghiên cứu

Nhiều nhà nghiên cứu bày tỏ, hiện nay không có căn cứ nào để khẳng định lòng Chùa Cầu cong hay thẳng, nhưng lại triển khai trùng tu trước khi hạ giải sẽ chưa bảo đảm cơ sở khoa học. Nguyên tắc quan trọng, lớn nhất của việc trùng tu là làm sao phải tiệm cận đến “phiên bản gốc”.

Ông Trần Bá Tú, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Nam, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh nêu, hồ sơ trùng tu một công trình đặc biệt nhạy cảm như Chùa Cầu cần hết sức thận trọng, nếu lập luận mà mang tính phỏng đoán, phải tạm dừng lại.

Theo ông Tú, các lập luận bảo vệ phương án làm lòng cầu cong của đơn vị chủ trì dự án không đủ cơ sở về khoa học, yếu tố nguyên gốc và hơi kiên cưỡng. “Tôi có cảm giác sợ sợ, thấy có gì đó chưa chuyên nghiệp lắm khi xem trùng tu Chùa Cầu. Việc tạm dừng sẽ cần thiết khi lập luận mang tính chất phỏng đoán, tránh trường hợp người ta bắt bẻ mình không cãi lại được. Ở Quảng Nam vừa rồi có vụ ồn ào trùng tu tháp Chăm Khương Mỹ. Khi truyền thông người ta phản biện mình không biết nói sao luôn”, ông Tú nói.

Hạ giải Chùa Cầu trùng tu.

Hạ giải Chùa Cầu trùng tu.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An thông tin thêm, Chùa Cầu di tích quốc gia đặc biệt nên việc trùng tu thời gian qua hết sức thận trọng. Qua các thời kỳ trùng tu, mố đá Chùa Cầu không bao giờ thay đổi. Vì vậy, cần nghiên cứu phương án gạt phần đắp thêm trên mố đá này mà trong quá trình trùng tu từ năm 1986 đã thực hiện, từ đó kết nối dầm theo cốt của các trụ đá, sẽ ra sàn. Tuy nhiên, điều gây tranh cãi hiện nay là mặt cầu cong hay thẳng và những kiến trúc liên quan đến mặt cầu như dầm, dàn nên buộc phải tạm thời cho dừng tu bổ để nghiên cứu kỹ.

Cũng theo Chủ tịch TP Hội An, trước mắt, địa phương sẽ cho tạm dừng trùng tu lòng cầu theo phương án được duyệt để khảo sát thật kỹ mố trụ, dầm, đà… nhằm đánh giá cẩn trọng, bảo đảm tính chân xác nhất. Các hạng mục khác không gây tranh cãi, bảo đảm hồ sơ, vẫn triển khai làm. Địa phương cố gắng làm sao để xong trong quý I năm 2024. Phải xong hết các vấn đề tranh cãi để thống nhất phương án, quan điểm trùng tu.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?