Xuất khẩu cá ngừ sang Anh khó phục hồi

Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Anh trong tháng 9/2022 tăng 162% so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh: VASEP
Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Anh trong tháng 9/2022 tăng 162% so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh: VASEP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tháng 9/2022, xuất khẩu cá ngừ sang Anh có sự tăng trưởng mạnh trở lại. Tuy nhiên với tình hình lạm phát và chính trị bất ổn như hiện nay, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh vẫn khó có thể phục hồi.

Sau nhiều tháng sụt giảm liên tục, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh đã tăng trưởng mạnh trở lại trong tháng 9/2022. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong tháng 9 tăng 162% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, con số này không đủ bù đắp cho lượng sụt giảm trước đó, nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2022 vẫn giảm 28% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 3,4 triệu USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), kể từ năm 2021 đến nay, do tác động của Brexit và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh không ổn định và có xu hướng sụt giảm, chỉ đạt gần 9,3 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2022, tác động kép của đại dịch COVID-19, cộng với tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tác động tới nền kinh tế Anh. Lạm phát tại Anh tăng lên mức cao kỷ lục trong 40 năm qua và gần như cao nhất ở các nước châu Âu. Giá thực phẩm và đồ uống không cồn là tăng nhiều nhất, tới 14,5% và là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4/1980. Đồng bảng Anh đã giảm xuống 1,13 USD đổi một bảng.

Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ thuộc VASEP, điều này đã khiến cho ngành dịch vụ thực phẩm tại Anh bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là lĩnh vực đồ ăn nhanh, bởi tình trạng thiếu lao động và giá hàng hoá tăng cao.

Tại Anh, cá ngừ là một loại thực phẩm được sử dụng chủ yếu trong các món ăn nhanh, như bánh mì kẹp, hay trong nhiều bữa ăn khi đi du lịch. Hiện tại, sự thiếu hụt lao động trong ngành dịch vụ thực phẩm của Anh và lĩnh vực đồ ăn nhanh như bánh mì kẹp sử dụng nhiều lao động đã bị ảnh hưởng. Nhiều nhà máy phải cắt giảm sản lượng. Điều này đã khiến cho nhập khẩu cá ngừ của Anh sụt giảm.

Nhập khẩu cá ngừ của Anh tính đến hết tháng 7/2022 đã giảm 5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam hiện đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 13 trong số 27 nguồn cung cá ngừ cho thị trường này. Trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, Anh có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ các nguồn cung đang được miễn thuế khi nhập khẩu, các nguồn cung cá ngừ giá rẻ và có lợi thế về mặt địa lý như Ecuador, Philippines…

Về lợi thế thuế quan, thì hiệp định FTA giữa Vương quốc Anh với Việt Nam có cơ chế tiếp nối hiệp định EVFTA với EU, nghĩa là mức thuế đối với các loại sản phẩm cá ngừ tươi và đông lạnh sẽ nhanh chóng được loại bỏ. Mức thuế cho sản phẩm cá ngừ loin đông lạnh hoặc phi lê sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 3 năm từ mức 18% về 0%.

"Với thoả thuận này, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam cũng đang có lợi thế tại thị trường Anh. Tuy nhiên với tình hình lạm phát và tình hình chính trị bất ổn như hiện nay, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh vẫn khó có thể phục hồi", chuyên gia thị trường cá ngừ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai?

(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (10/10), giá xăng trong nước được dự báo tăng mạnh sau phiên giảm trước đó. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 900-1.200 đồng/lít còn dầu diesel có thể tăng khoảng 800-1.000 đồng/lít.

Đọc thêm

Hai người con xứ Huế mang bánh canh 'chinh phục' thị trường Mỹ

Nguyên Hảo (áo đen) cùng với Phước Tuần (áo trắng) giới thiệu món bánh canh cá lóc Huế đóng gói với ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế)
(PLVN) - Phạm Lê Nguyên Hảo (37 tuổi) và Ngô Phước Tuần (35 tuổi) đã xây dựng thương hiệu Huế Thương, chuyên sản xuất các dòng sản phẩm đặc sản Huế đóng gói, cấp đông. Trong năm 2024, Huế Thương đã xuất khẩu khoảng 50.000 sản phẩm sang thị trường Mỹ, trong đó bánh canh cá lóc Huế là sản phẩm chủ lực.

Ngày mai, giá xăng trong nước ra sao?

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo biến động trái chiều trong kỳ điều hành ngày mai. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 100-200 đồng/lít.

Bánh truyền thống hút khách, bánh "vỉa hè" ế ẩm dịp Tết Trung thu

Bánh trung thu có thương hiệu bày bán vỉa hè thì "ế ẩm", còn bánh trung thu cổ truyền thì vẫn có hàng dài người dân xếp hàng.
(PLVN) -  Mặc dù dịp Tết Trung thu là thời điểm sôi động của thị trường bánh trung thu, nhưng năm nay, xu hướng tiêu thụ có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi bánh trung thu truyền thống vẫn thu hút lượng khách hàng ổn định, các loại bánh "vỉa hè" lại gặp nhiều khó khăn và ế ẩm.

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market
(PLVN) -  Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, siêu thị Tops Market Hà Nội ghi nhận tình trạng gia tăng đột biến về lượng khách hàng đổ xô mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, rau củ, mì tôm, ...

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại các 'điểm nóng' của bão số 3 cơ bản đảm bảo

Hệ thống cung ứng hàng hóa thiết yếu tại nhiều địa phương ảnh hưởng nặng do bão số 3 vẫn được duy trì, giá biến động nhẹ.
(PLVN) - Theo thông tin từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc cung ứng hàng hóa tại các khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3 vẫn cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, một số địa phương ghi nhận sự tăng giá nhẹ đối với các mặt hàng rau, củ, quả và sự gián đoạn trong công tác vận chuyển do tình trạng ngập úng.

Nỗi lòng tiểu thương khi Trung thu chưa tới mà bão đã về

Sạp hàng nhỏ của chị Luyến trên tuyến phố Hàng Mã, Hà Nội sau cơn bão.
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến Tết Trung thu, thế nhưng thay vì không khí náo nhiệt thường thấy, những tiểu thương trên phố Hàng Mã (Hà Nội) đang đứng trước tình cảnh ế ẩm. Bão Yagi bất ngờ đổ bộ đã phá tan mọi kỳ vọng về một mùa buôn bán khởi sắc, khiến nhiều người bán lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Người Hà Nội lại ‘đổ xô’ tích trữ thực phẩm sau bão

Người dân đi mua thực phẩm tích trữ tối ngày 10/9.
(PLVN) - Ngày hôm nay (10/9) người dân ở Hà Nội lại “đổ xô” đi mua thực phẩm tích trữ. Nguyên nhân do sau bão số 3, tình hình mưa lớn vẫn tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội, nhiều khu vực ngập úng, nước lũ trên các sông dâng cao. Nhiều quầy hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh gần như trống trơn…