“Xé lẻ” công trình để “tránh né” việc đấu thầu

(PLO) - Liên quan đến các dự án trên địa bàn huyện, các phòng, ban chuyên môn đã nhanh tay tham mưu cho lãnh đạo huyện thông qua việc chỉ định nhà thầu cho nhiều công trình. Đối với những dự án hơn một tỷ đồng thì được “xé” ra từng hạng mục nhỏ để chỉ định thầu hoặc chia nhỏ gói thầu, mỗi gói từ 300 – 400 triệu đồng… Đó là một trong nhiều sai phạm xảy ra tại huyện Phong Điền (Cần Thơ).

Theo đó, Nghị quyết số 11 của HĐND huyện Phong Điền phê duyệt chỉ tiêu chi ngân sách 2016 cho UBND huyện; trong đó chi mua sắm, sửa chữa trường học là 11 tỷ đồng. Việc quản lý và sử dụng nguồn ngân sách này đã có nhiều dấu hiệu nghi vấn không minh bạch.

Hơn 11 tỷ đồng được rút ra từ ngân sách huyện được đưa vào sự nghiệp giáo dục

Hơn 11 tỷ đồng được rút ra từ ngân sách huyện được đưa vào sự nghiệp giáo dục

Mang hơn chục tỷ đồng đi “họp kín”

Ngân sách của UBND huyện được duyệt trong dự toán chi ngân sách “sự nghiệp giáo dục” như mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị phục vụ công nhận và tái công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; trang bị phòng tin học, phòng lab ngoại ngữ và phục vụ cho năm học 2015-2016, 2016-2017 (Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND huyện).

Theo kết luận của thường trực Huyện ủy ngày 17/11/2015, tại Thông báo số 29/TB-VP ngày 15/12/2015 của Huyện ủy Phong Điền, tập thể thường trực Huyện ủy đã thảo luận và thống nhất giao Chủ tịch UBND huyện Phong Điền chỉ đạo và thực hiện nghiêm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Theo đó, các dự án đầu tư xây dựng thuộc UBND huyện quản lý giao về đầu mối Ban Quản lý dự án (QLDA) và Đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, vị Chủ tịch huyện lại làm ngược lại. Cụ thể, ông N.V.S - Chủ tịch UBND huyện Phong Điền đã không công khai đối với công tác quản lý tài chính và thu, chi ngân sách theo quy định. Nhất là việc thay đổi “mục đích sử dụng” của các khoản, mục chi ngân sách của huyện.

Còn ông Trương Nhật Quang - Trưởng ban QLDA huyện Phong Điền cho biết: “Chúng tôi không hề biết đến số tiền 11 tỷ trên. Tôi cũng không nghe nhắc đến những khoản tiền đó được chi vào những dự án nào vì Chủ tịch không giao cho chúng tôi làm chủ đầu tư”. Trong khi đó, Nghị định 59 Điều 4 Chương I nêu rõ: “Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định Điều 63 Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình”. Như vậy, thay vì phải giao lại các dự án của huyện cho Ban QLDA làm chủ đầu tư đúng theo tinh thần Nghị định 59 thì vị Chủ tịch huyện lại giao cho Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) làm chủ đầu tư.

Sau khi được chỉ định giao chủ đầu tư là Phòng GD-ĐT thì mọi chuyện như lọt vào vòng bí mật. Riêng chỉ có ông Chủ tịch, Phòng Tài chính, Phòng GD-ĐT là biết số tiền 11 tỷ được chi tiêu như thế nào và đi về đâu(?). Còn các đơn vị liên quan như Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Ban QLDA… thì thông tin mờ mịt. Theo cách làm trên của ông Chủ tịch thì chức năng và nhiệm vụ của Ban QLDA xem như bị “vô hiệu hóa”. Vậy, dư luận sẽ nghĩ gì trước chỉ đạo của vị Chủ tịch UBND huyện?!

Hàng loạt quyết định thông qua được Chủ tịch UBND huyện ký nhưng không có chủ trương

Hàng loạt quyết định thông qua được Chủ tịch UBND huyện ký nhưng không có chủ trương

Sai phạm tiếp nối sai phạm

Chưa hết, được sự tham mưu của Phòng Tài chính và Phòng GD-ĐT, Chủ tịch huyện đã ban hành hàng loạt quyết định thông qua mà không cần kiểm chứng. Điều đáng nói là trong các quyết định của vị Chủ tịch này đều không có văn bản đề đạt hay đề nghị thay đổi về chủ trương của Thường vụ Huyện uỷ.

Cụ thể, liên quan đến các dự án, Phòng GD-ĐT đã tham mưu cho lãnh đạo huyện thông qua việc chỉ định nhà thầu cho nhiều công trình. Trong số đó, có những dự án hơn cả tỷ đồng nhưng được “xé” ra từng hạng mục nhỏ để chỉ định thầu. Việc làm này đã vi phạm Điều 89 về các hành vi bị cấm trong Luật Đấu thầu:“Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu”.

Đơn cử là dự án nâng cấp hệ thống thoát nước và 3 phòng trệt của Trường THCS Tân Thới với số tiền đầu tư hơn cả tỷ đồng, được chia nhỏ làm ba gói thầu, mỗi gói từ 300 – 400 triệu đồng. Trong khi, công việc của ba gói thầu đó giống nhau về nội dung nâng cấp, sửa chữa. Điều đáng nói nữa là thời gian ký kết hợp đồng kinh tế (HĐKT) giữa các gói thầu chỉ cách nhau khoảng một tuần.

Cụ thể, HĐKT số 17 ngày 29/2/2016 – lót gạch 8 phòng giá 404.318.000 đồng; HĐKT số 05 ngày 7/3/2016 – nâng cấp hệ thống thoát nước và 3 phòng trệt giá 305.921.00 đồng; HĐKT ngày 21/3/2016 – lắp đặt vách ngăn, cửa sắt xếp các phòng y tế, truyền thống… giá 312.499.000 đồng. Tất cả các HĐKT này đều được Chủ tịch UBND huyện ký thông qua. Một cán bộ Phòng GD-ĐT huyện Phong Điền bộc bạch: “Trường nào thực hiện dự án có tổng giá trị hơn một tỷ đồng thì sẽ được chia ra làm nhiều gói thầu nhằm “xé lẻ” công trình để “tránh né” việc đấu thầu”.

Tiếp đó, Trưởng phòng GD-ĐT - Nguyễn Thanh Cường ủy quyền cho Hiệu trưởng trường làm chủ đầu tư, giám sát và nghiệm thu công trình. “Quy trình” làm việc này một lần nữa lại tiếp tục vi phạm Điều 21 Nghị định 59 của Chính phủ: “Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án; Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận”.

Một cán bộ của Phòng GD-ĐT bức xúc: “Ông Cường được Chủ tịch giao làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, ông Cường ký quyết định chỉ định thầu và quyết định ủy quyền cho Hiệu trưởng trường ký hợp đồng để “né tránh” trách nhiệm…

Như vậy, việc Phòng GD-ĐT ủy quyền cho Hiệu trưởng Trường THCS Tân Thới làm các công tác trên thì có đúng với chuyên môn, trình độ nghiệp vụ hay không!?”. Cũng theo vị cán bộ này, mọi thủ tục về chọn thầu, thực hiện hợp đồng, quyết định chỉ định thầu, biên bản nghiệm thu, giấy chuyển tiền... đều do bà O. (Phó phòng Tài chính) và ông C. (kế toán Phòng GD-ĐT) làm sẵn.

Ông C. mang xuống trường cho Hiệu trưởng ký rồi mang về nộp cho kho bạc chuyển tiền; trường học chỉ cần làm bản đề nghị và sau đó chỉ biết ký tên vào giấy tờ, mọi thủ tục đều do ông C. làm hết. Hồ sơ lưu lại trường chỉ có chứng từ chuyển tiền để quyết toán, các hồ sơ kỹ thuật hầu như không được lưu giữ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...