Xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng cho luật sư

 Sáng 25/11, Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức Hội thảo “Nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho luật sư Việt Nam giai đoạn quý IV năm 2010 và năm 2011” nhằm đưa ra cách thức thích hợp nhất trong việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ luật sư hiện nay.

Sáng 25/11, Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức Hội thảo “Nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho luật sư Việt Nam giai đoạn quý IV năm 2010 và năm 2011” nhằm đưa ra cách thức thích hợp nhất trong việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ luật sư hiện nay.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ sự cần thiết đề ra một chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng luật sư ở nước ta hiện nay; thực trạng chất lượng của đội ngũ luật sư và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lại luật sư; định hướng xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; phương pháp xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng luật sư; kinh nghiệm và các yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; hình thức, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư; phương án mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư.

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Phạm Hồng Hải, các loại hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho luật sư gồm: đào tạo, bồi dưỡng tập trung; đào tạo, bồi dưỡng kết hợp chuyển tài liệu qua mạng Internet; thông qua mục giải đáp trên diễn đàn của Liên đoàn luật sư; tổ chức lớp học tự nguyện theo yêu cầu của học viên.

Các đại biểu cho rằng nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với mục tiêu chung của Chính phủ, Liên đoàn luật sư đề ra, mặt khác phải phù hợp với từng đối tượng và vùng miền. Chất lượng của đội ngũ luật sư hiện này chưa đồng đều và phần đông còn thấp, nên cần đào tạo, bồi dưỡng với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng như luật sư đang hành nghề, người vừa trở thành luật sư, người vừa tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật.

Trong đó, nhóm đối tượng vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật chiếm số lượng khá đông và là một bộ phận tạo nguồn cho đội ngũ luật sư trong tương lai. Với điều kiện vừa tốt nghiệp nên còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thực tiễn nên việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hành nghề luật sư đối với nhóm đối tượng này là cần thiết.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội từng vùng miền; nhu cầu thực tiễn pháp lý ở các vùng khác nhau đồi hỏi việc đào tạo ở những mức độ khác nhau (cơ bản, chuyên sâu)...

Một số chuyên đề được đề xuất để bồi dưỡng cho luật sư gồm có: kỹ năng tư vấn và tham gia tranh tụng vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại; kỹ năng tư vấn, giải quyết khiếu kiện hành chính, giải quyết vụ án hành chính; kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức thương lượng hòa giải/tố tụng trọng tài; kỹ năng tiếp xúc khách hàng...

Quỳnh Hoa

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động giám định tư pháp

 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng, ảnh Thu Nga
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Luật Giám định tư pháp (GĐTP) và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng.

Xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát triển xứng tầm

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
(PLVN) -Sáng 17/5, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam và Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu trọng điểm, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới”.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật

Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật
(PLVN) - Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp với Viện Konard Adenauer Stiftung (KAS), ngày 17/5, Bộ Tư pháp và Viện KAS tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật (THPL) giai đoạn 2025-2030”.

Sẽ bổ sung nhiều loại súng vào nhóm vũ khí quân dụng

Súng bắn đạn ghém được nhiều đối tượng sử dụng trái phép sẽ được quy định là vũ khí quân dụng. (Ảnh: CAQN)
(PLVN) - Ngoài bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý khác như bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng; quy định về việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ…

Khoa học pháp lý phải đồng hành với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) -Trong 45 năm hình thành và phát triển, phát huy tinh thần đoàn kết của các thế hệ thầy và trò, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện quy hoạch tỉnh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/5, Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.