Truyền thông Chính sách

Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động giám định tư pháp

 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng, ảnh Thu Nga
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng, ảnh Thu Nga
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Luật Giám định tư pháp (GĐTP) và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng.

Cần bảo đảm kinh phí cho hoạt động GĐTP

Báo cáo tổng kết do Cục trưởng Lê Xuân Hồng trình bày đã nêu rõ những kết quả đạt được sau thời gian thi hành Luật Giám định tư pháp năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021) và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ trên các lĩnh vực: từ công tác xây dựng ban hành văn bản chi tiết; củng cố kiện toàn tổ chức giám định tưu pháp, đội ngũ giám định viên đến tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giám định và kinh phí hoạt động đến thực hiện hoạt động giám định.

Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng báo cáo tổng kết thi hành Luật GĐTP và Đề án 250

Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng báo cáo tổng kết thi hành Luật GĐTP và Đề án 250

Theo ông Xuân Hồng, kết quả của hoạt động giám định tư pháp trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết đúng đắn các vụ án (nhất là các vụ án phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng). Tuy nhiên, hoạt động giám định tư pháp cũng còn có những tồn hạn chế, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp một cách tổng thể, đồng bộ hơn.

Chỉ rõ các nguyên nhân của những hạn chế, Bộ Tư pháp đề nghị Quốc hội, UBTVQH chỉ đạo việc thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương yêu cầu về hoàn thiện pháp luật về GĐTP, nhất là về cơ chế tài chính, ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của tổ chức GĐTP chuyên trách, các cơ quan nhà nước thực hiện giám định, chi phí giám định; chính sách thu hút, ưu đãi người, tổ chức làm GĐTP.

Đề xuất Chính phủ giao Bộ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan lập đề nghị xây dựng dự án Luật Giám định Tư pháp sửa đổi, báo cáo Chính phủ trình UBTVQH, Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, đề nghị Chính phủ sửa Quyết định 01/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng GĐTP.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác GĐTP

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác GĐTP

Khẳng định tầm quan trọng của công tác giám định tư pháp; kết luận giám định, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó, tăng cường trách nhiệm, phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với công tác GĐTP nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật GĐTP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các Bộ, ngành liên quan cần quan tâm, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài cho đội ngũ làm công tác chuyên môn. Bên cạnh đó, những tồn tại, hạn chế ở địa phương cần được tháo gỡ trực tiếp tại địa phương; còn những khó khăn vướng mắc ở trung ương thì Bộ Tư pháp sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan, Bộ, ngành nhằm tiếp tục nghiên cứu khắc phục.

Đề xuất mở rộng phạm vi xã hội hóa hoạt động GĐTP

Chỉ rõ những kết quả cũng như khó khăn vướng mắc trong triển khai hoạt động GĐTP trong Công an nhân dân, đại diện Bộ Công an cho rằng, cần nâng cao nhận thức của các ngành các cấp các tổ chức cá nhân liên quan về vai trò của hoạt động GĐTP; thực hiện tốt chính sách đãi ngộ cho đội ngũ GĐTP; quan tâm đầu tư nguồn lực, đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị, đội ngũ giám định viên, và xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động GĐTP để giải quyết những khó khăn vướng mắc hiện nay.

Trong khi đó, đại diện VKSNDTC thì đề xuất tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo đối với công tác GĐTP; tăng cường thanh tra kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm trong hoạt động này. Cùng với việc rà soát hoàn thiện, sửa đổi cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động GĐTP thì cũng cần tăng cường các biện pháp khuyến khích xã hội hóa; mở rộng phạm vi xã hội hóa hoạt động GĐTP theo hướng cho phép thành lập Văn phòng GĐTP ở một số lĩnh vực, chuyên ngành GĐTP thực sự có nhu cầu lớn, thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đánh giá cao những hiến kế của các đại biểu tham dự

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đánh giá cao những hiến kế của các đại biểu tham dự

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đánh giá cao những tham luận, ý kiến đóng góp của các đại biểu. Các ý kiến đóng góp đã làm rõ hơn những kết quả đạt được, nhận diện tồn tại hạn chế khó khăn trong tổ chức thực hiện, đặc biệt là về thể chế, về việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, chậm thay đổi, sửa đổi về chế độ chính sách.

Các đại biểu cũng đã hiến kế nhiều giải pháp trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, hoàn thiện báo cáo tổng kết và sẽ kiến nghị các cấp có thẩm quyền các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám định thời gian tới. Thứ trưởng cũng đề nghị Bộ ngành địa phương quan tâm phối hợp với Bộ Tư pháp trong đề xuất xây dựng Luật GĐTP.

Đọc thêm

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nền tảng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
(PLVN) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan trọng, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.