Xã hội hóa sách giáo khoa - có là thách thức cho học sinh nghèo?

Xã hội hóa sách giáo khoa - có là thách thức cho học sinh nghèo?
(PLO) - Theo dự kiến, vào buổi họp cuối của kỳ họp thứ 8, QH Khóa XIII, Các ĐB sẽ biểu quyết thông qua đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa. Cho đến thời điểm này, hầu hết các ĐBQH đều cho rằng cần đổi mới  chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên, làm thế nào để thành công, câu chuyện xã hộ hóa có là thách thức của người nghèo?....
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy - TP Đà Nẵng – Chỉ đổi mới sách giáo khoa, khó nói đến thành công
Có nhà giáo dục đã nói "học sinh không phải là một chiếc bình cần phải đổ đầy, mà là một bó đuốc cần phải thắp sáng", chỉ thiên về trang bị kiến thức là đổ đầy, thậm chí nói nặng lời hơn là nhồi nhét vào đầu học sinh chứ không phải thắp sáng. Phải làm sao để chương trình giáo dục phổ thông không cướp đi tuổi thơ tươi vui, hồn nhiên và trong sáng, là nền tảng không thể thiếu cho sự phát triển cân đối, toàn diện và lành mạnh của thế hệ trẻ. 
 
Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là chương trình hiện hành cũng đưa ra mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh nhưng vì sao không đạt được yêu cầu. Câu hỏi đó chưa được giải đáp thì khó có thể đưa ra giải pháp bằng việc thay bằng một chương trình mới. 
Tôi cho rằng để chương trình, sách giáo khoa mới thực hiện được mục tiêu đúng đắn này, Chính phủ mà trực tiếp, cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần trả lời câu hỏi trên để làm rõ nguyên nhân, có làm rõ được nguyên nhân thì mới tìm ra được giải pháp phù hợp. Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực rất cần đến các quyết định nhìn xa, trông rộng, nếu không đủ các cơ sở để bàn bạc kỹ thì sẽ rơi vào tình trạng duy ý chí, thiếu tính khả thi và 5-10 năm sau lại trở lại từ đầu.
Về các điều kiện bảo đảm thực hiện đề án, cần có 3 điều kiện sau đây:
Trước hết, phải đổi mới phương pháp dạy và học. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy và học, cần đổi mới phương pháp đào tạo bồi dưỡng giáo viên, đồng thời trao quyền tự quyết cao cho giáo viên và họ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn sách giáo khoa để dạy. Đáng tiếc là đề án chỉ mới dừng lại ở những lời hứa hẹn, chưa có giải pháp gì cụ thể để cho thấy có triển vọng đổi mới trong lĩnh vực này. 
Điều kiện thứ hai là phải đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện đề án. Nếu không cải thiện được tình trạng 50, 60 em ngồi một lớp ở thành phố, cũng như tình trạng trường, lớp xuống cấp, xập xệ ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa thì khó có thể nói đến thành công của chương trình sách giáo khoa mới.
Một lo ngại nữa là nếu các trường không có kinh phí để mua nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, mỗi trường chỉ dùng một bộ sách giáo khoa thì kết quả vẫn là một chương trình, một sách giáo khoa, không phát huy được ưu thế của một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Tôi e có khả năng lặp lại tình trạng như trước năm 2000 dù có 3 bộ sách toán, 2 bộ sách văn, nhưng mỗi miền chỉ dùng một bộ.
ĐB Phạm Xuân Thăng - Hải Dương: Thương mại hóa sách giáo khoa, thách thức không nhỏ với học sinh nghèo
Tôi nhất trí với chủ trương cần xã hội hóa mạnh mẽ từ biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa. Tuy nhiên, có ba vấn đề đặt ra khi xã hội hóa biên soạn và xuất bản sách giáo khoa:
 
Thứ nhất, làm thế nào để giải quyết được những vấn đề đặt ra khi có sự tham gia cạnh tranh của nhiều nhà xuất bản. Nhiều chủ thể trong việc biên soạn sách giáo khoa, sẽ đẩy mạnh tính thương mại hóa của sách giáo khoa. Sách giáo khoa là một loại hàng hóa khá đặc biệt, được sử dụng một cách rộng rãi với số lượng rất lớn cho hàng chục triệu học sinh phổ thông. Vì vậy, sẽ thành một thị trường sôi động thu hút nhiều chủ thể tham gia, với sự hấp dẫn từ lợi nhuận in và bán sách. 
Từ đó, có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới môi trường giáo dục. Sự thương mại hóa sách giáo khoa còn dẫn tới việc học sinh nghèo, học sinh ở những vùng khó khăn, miền núi khó có điều kiện tiếp cận được những bộ sách giáo khoa có chất lượng tốt và phù hợp nếu như thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ hai, làm thế nào để thẩm định một cách khách quan, chuẩn xác, kịp thời các bộ sách giáo khoa do nhiều chủ thể tham gia biên soạn để có những bộ sách có chất lượng tốt nhất. Đây là một thách thức gây áp lực lớn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo cũng như gây bối rối cho nhà trường, học sinh và phụ huynh.
Thứ ba, làm thế nào để giúp cho nhà trường quyết định một cách chuẩn xác trong việc lựa chọn sách giáo khoa cho công tác giảng dạy. Đây là thách thức không nhỏ đối với lãnh đạo nhà trường và từng giáo viên trong nhà trường. 
Lê Thị Hương - Thanh Hoá : Có nảy sinh cơ chế xin – cho?
“Một chương trình nhiều sách giáo khoa, theo tôi không ít những hệ lụy kèm theo, có rất nhiều câu hỏi đặt ra, chúng ta cần phải trả lời một cách thấu đáo. Ví dụ, vấn đề thi cử, kiểm tra đánh giá như thế nào khi có nhiều sách giáo khoa cùng song hành một lúc, tất cả những bộ sách giáo khoa được Bộ Giáo dục thẩm định liệu có nảy sinh cơ chế xin - cho hay không? 
 
Việc triển khai nhiều sách giáo khoa không được gắn liền với những thay đổi như chất lượng giáo viên, trình độ, cách quản lý, cơ sở vật chất, giáo vụ trực quan và cách ra đề thi kiểm tra đánh giá thì sách giáo khoa sẽ không thể hiện tốt được vai trò của nó trong quá trình dạy và học. Ngoài ra cần phải chú ý đến việc triển khai thực hiện hết sức phức tạp, cần phải có những giải pháp hết sức mạnh mẽ và phù hợp, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội mới có thể thực hiện tốt chủ trương này.”/.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của giải ngân vốn đầu tư công. (Ảnh: VGP).

Giải ngân vốn đầu tư công của 5 tỉnh Đông Nam Bộ: Bám sát các giải pháp để triển khai tốt hơn

(PLVN) -  Hôm qua (17/10), tại TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 của Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đã làm việc với các tỉnh, TP vùng Đông Nam Bộ là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
14h ngày 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đầu giờ chiều nay, 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

'Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (diễn ra sáng 17/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

MTTQ Việt Nam các cấp hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội. Ảnh: PV
(PLVN) - 5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân
(PLVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X khai mạc trọng thể sáng nay, 17/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào DTTS&MN. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hôm qua (16/10), phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Lào: Đưa quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tháng 9/2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Từ ngày 17 - 19/10, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).

Nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, một số dự án quan trọng quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động thiết thực của lực lượng quân y hai nước Việt Nam - Lào

Thượng tướng Vongkham Phommakone (thứ 2 từ phải sang), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào kiểm tra, động viên lực lượng thầy thuốc quân y hai nước.
(PLVN) - Hoạt động khám, chữa bệnh chung, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Việt - Lào của lực lượng quân y hai nước đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân khu vực biên giới; đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên quân y hai nước giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ y học, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân, Quân đội và ngành quân y hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/10, tại Thủ đô Hà Nội, trước khi diễn ra khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (Đại hội), các vị trong Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam khóa IX, Trưởng các đoàn đại biểu và người Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc
(PLVN) - "Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và tập trung thực hiện quan điểm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với tinh thần quyết tâm cao, “vượt nắng, thắng mưa” để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL... Quyết tâm đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác lập pháp

Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024) của Quốc hội khóa XV, công việc lập pháp rất nặng nề. Dự kiến lập “kỷ lục” mới, Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Gắn phong trào thi đua 'Dân vận khéo' với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Lộc)
(PLVN) - Hôm qua (15/10), tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (Đảng ủy Khối) đã tổ chức Tọa đàm: Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo” trong Đảng bộ Khối. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2024).