Việt Nam mong muốn tiếp cận vaccine Covid-19 nhiều hơn

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Việt Nam đề nghị CDC Hoa Kỳ tại Đông Nam Á hỗ trợ khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam tiếp cận nguồn vaccine của Hoa Kỳ, đáp ứng nhu cầu của người dân.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế vừa có buổi làm việc với ông Jonh MacArthur, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ và ông Mathew Moore - Quyền Giám đốc quốc gia của CDC Hoa Kỳ  tại Việt Nam. 

GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Bộ Y tế Việt Nam ủng hộ các vấn đề mà CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á đưa ra, nhất là vấn đề an ninh y tế, một trong những ưu tiên trong chương trình hành động của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, Bộ trưởng cảm ơn những hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ và CDC Hoa Kỳ cho ngành Y tế Việt Nam thời gian qua.

“Chúng tôi xác định an ninh y tế không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định về an ninh, an toàn trật tự xã hội. Đại dịch Covid-19 thể hiện rất rõ vấn đề an ninh y tế có liên quan chặt chẽ với an ninh toàn cầu” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ. 

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam đã hợp tác với các nước, trong đó có Hoa Kỳ về an ninh y tế, nhằm tăng cường an ninh y tế chung trong khu vực, do mức nguy hiểm của dịch bệnh ngày càng cao hơn, tần suất hiện ngắn hơn, đòi hỏi đáp ứng phòng chống dịch nhanh hơn.

GS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định, mạng lưới CDC các địa phương của Việt Nam đã và đang phát huy hiệu quả cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vừa qua. Theo ông, Việt Nam đang hoàn thiện hơn nữa hệ thống CDC để đáp ứng tốt và nhanh hơn nữa các dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.

Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ thành lập CDC Trung ương đặt tại 2 khu vực miền Bắc và miền Nam.Vì vậy, Bộ trưởng mong muốn CDC Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam cả về vấn đề tài chính và kỹ thuật.

Liên quan đến vấn đề vaccine phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, Bộ Y tế đã và đang nỗ lực tiếp cận vaccine Covid-19 bằng nhiều cách khác nhau, từ tăng cường đàm phán, tìm kiếm nguồn cung bên ngoài đến đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển trong nước. Tuy nhiên, việc tiếp cận vaccine của các nước ASEAN rất khó khăn, trong khi tình hình dịch trong khu vực phức tạp, nguy cơ xâm nhập dịch bên ngoài là rất lớn. 

Trước tình hình này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Văn phòng CDC Hoa Kỳ tại Đông Nam Á hỗ trợ khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vaccine của Hoa Kỳ, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng vaccine. Bộ Y tế đang giao cho các đơn vị chức năng hoàn thiện những nội dung liên quan đến vấn đề “hộ chiếu vaccine” để sớm trình cấp có thẩm quyền thông qua, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất nhưng phải đảm bảo an toàn.

Cả Giám đốc CDC khu vực Đông Nam Á của CDC Hoa Kỳ và Quyền Giám đốc quốc gia của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam đều bày tỏ niềm tin tưởng vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam cũng như đánh giá cao năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 và điều trị bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam.

Nhấn mạnh việc thành lập CDC khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh y tế, ông Jonh MacArthur cho hay, nhiệm vụ của CDC khu vực Đông Nam Á không phải là thay thế cho CDC quốc gia mà là để kết nối các hoạt động của CDC khu vực với Bộ Y tế Việt Nam.

Thông tin tại buổi làm việc, Chính phủ Hoa Kỳ đưa ra cam kết tài trợ 4 tỷ USD trong cơ chế vaccine COVAX Facility để giúp người dân thế giới có thể tiếp cận vaccine nhiều hơn. Ngoài ra, Hoa Kỳ đang thúc đẩy sản xuất 1 tỷ liều vaccine phòng Covid-19 (tại Ấn Độ) để cung cấp trên toàn thế giới với mong muốn đáp ứng được miễn dịch toàn cầu với Covid-19.

CDC Hoa Kỳ cũng đã bố trí nguồn vốn trong năm tài chính 2021 là 2,3 triệu USD cho các hoạt động hợp tác với Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh và 4 Viện đầu ngành của Việt Nam…

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.