Vì sao Mạc Thái Tổ ban hiệu cho một người theo tên một cửa thành Thăng Long?

 Ai đi đến cửa Đại Hưng chẳng luồn (Hình minh họa)
Ai đi đến cửa Đại Hưng chẳng luồn (Hình minh họa)
(PLO) -Kinh thành Thăng Long xưa có bốn cửa chính theo bốn hướng Đông, Tây, Nam,   Bắc với tên gọi mang ý nghĩa khác nhau. Ít ai hay một trong những tên gọi ấy lại trở thành tước hiệu của một người theo lệnh đặc ban của Mạc Thái Tổ - vị hoàng đế đầu tiên nhà Mạc.

Nhà Hậu Lê kể từ khi Lê Uy Mục lên ngôi, triều chính bắt đầu suy đồi, mâu thuẫn nội bộ diễn ra ngày càng gay gắt, cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc triều Lê, những xung khắc dẫn đến giao tranh giữa các thế lực trong triều ngoài trấn đã khiến cho vương triều này lâm vào cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng kéo dài từ khi Lê Uy Mục bị Lê Tương Dực lật đổ, trải qua các đời vua Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng.

Lấy tên cửa thành để phong tước

Trong bối cảnh ấy, một đại thần là Mạc Đăng Dung đã khôn khéo gây ảnh hưởng, tạo uy tín, xây dựng thế lực riêng của mình. Từ một vị trí thấp, dần dần con đường sự nghiệp của ông thăng tiến nhanh, rồi nắm quyền khuynh loát cả triều đình, phế lập vua, tự phong tước cho mình đến chức Thái sư, tước An Hưng Vương. 

Năm Đinh Hợi (1527) thấy thời cơ đến, Mạc Đăng Dung dẫn quân vào kinh ép vua Lê Cung Hoàng phải nhường ngôi cho mình, lập ra nhà Mạc, đặt niên hiệu là Minh Đức. Bấy giờ quân dân phần nhiều ủng hộ ông, chính sử nhà Lê sau này cũng phải thừa nhận:

“Lúc này, thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón y về kinh đô” (Đại Việt thông sử). Trong một cuốn sách diễn ca có tên là Việt sử diễn âm cũng có đoạn viết: 

Thời vận đã tận nhà Lê,

Có mây ngũ sắc chầu về Đồ Sơn.

Thuận điềm xuất chấn thừa quyền,

Trời cho họ Mạc thiên nhan xem chầu.

Sau khi lên ngôi, để hạn chế sự bất bình trong dư luận xã hội về hành động cướp ngôi của mình, Mạc Đăng Dung (tức Mạc Thái Tổ) đã thi hành nhiều chính sách mềm dẻo, linh hoạt trong đối ngoại với nhà Minh và lấy lòng dân chúng trong đối ngoại.

Bên cạnh đó ông ra sức chiêu mộ nhân tài để có lực lượng phụng sự cho vương triều mới bằng nhiều hình thức như qua thi cử, qua tuyển chọn, bổ dụng thậm chí mời những người có tiếng tăm ra phục vụ triều đình.

Giai thoại về ban tước hiệu cho một người bạn cũ theo tên một cửa thành Thăng Long chính là một câu chuyện tiêu biểu cho chính sách chiêu mộ nhân tài của Mạc Thái Tổ, mặc dù ở khía cạnh nào đó, trong một số trường hợp nhất định ông gặp phải sự bất hợp tác.

Về xuất xứ tên gọi các cửa thành Thăng Long, theo chính sử vào năm Canh Tuất (1010) vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Đại La, nhận thấy có điềm rồng vàng hiện ra nên mới đặt tên là Thăng Long.

Để gây dựng cơ sở vật chất và kiến trúc cho xứng tầm với vai trò là kinh đô mới, Lý Thái Tổ đã cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài tại Thăng Long và xây thành với bốn cửa lớn, “phía đông gọi là cửa Tường Phù, phía tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía nam gọi là cửa Đại Hưng, phía bắc gọi là cửa Diệu Đức” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Cửa hướng Đông có tên là Tường Phù nghĩa là điềm tốt lành, với ý luôn đón  nhận sức sống, ánh sáng mặt trời từ phương Đông đến; cửa hướng Tây có tên là Quảng Phúc, nghĩa là phúc lớn trải rộng, đem lại phồn thịnh, đồng thời cũng là đón “phúc đẳng hà sa” của Phật từ phương Tây về.

Mạc Thái Tổ (1527-1529) (Hình minh họa )
 Mạc Thái Tổ (1527-1529) (Hình minh họa )

Cửa hướng Nam có tên là Đại Hưng, nghĩa là hưng thịnh lớn, tốt đẹp, bền vững dài lâu; cửa hướng Bắc có tên là Diệu Đức, nghĩa là đức sáng ngời, xua đi sự giá lạnh của phương Bắc, nó cũng có hàm ý làm tiêu tan mưu đồ đen tối của thế lực ngoại xâm đất bắc.

Trong số các cửa thành Thăng Long, cửa Đại Hưng (nay thuộc khu vực phố Cửa Nam, Hà Nội) đã trở thành tên hiệu của một nhân vật nổi tiếng thời Mạc, đó là Nguyễn Thế Nghi. 

Chân dung một nhân vật ngang tàng, kỳ lạ

Theo sách Công dư tiệp ký, Nguyễn Thế Nghi người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, xứ Hải Dương (nay thuộc huyện  huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), từ nhỏ đã nổi tiếng về tài thơ văn mà đặc biệt là thơ văn quốc âm, lại cũng nổi tiếng ngang tàng khắp thiên hạ.

Thuở thiếu thời Nguyễn Thế Nghi chơi thân với Mạc Đăng Dung, năm Đinh Hợi (1527) Mạc Đăng Dung cướp ngôi của nhà Lê lập ra nhà Mạc, lúc này Nguyễn Thế Nghi đang ở trong thành Thăng Long nhưng ẩn mình tại chùa Trường An (có sách chép là Trường Lạc) chứ không thèm ra cầu cạnh.

Mạc Đăng Dung biết được mới gọi vào cung, định phong cho chức quan nhưng ông từ chối không nhận, chỉ xin một tước, vua Mạc mới ban cho tước hầu, còn hiệu thì để Nguyễn Thế Nghi tự chọn, ông liền nói rằng: “- Nếu được, tôi xin hai chữ Đại Hưng để làm hiệu thôi!” 

Sau đó ông ra cửa Đại Hưng đề hai câu thơ Nôm ngay bên trái cửa:

Anh hùng ai nấy nhung nhăng,

Nào ai đến cửa Đại Hưng chẳng luồn.

Ý thơ có hai nghĩa, nghĩa đen là ai muốn vào thành Thăng Long đều phải chui qua cửa Đại Hưng nhưng cái “ngông” của Nguyễn Thế Nghi lại ở nghĩa bóng, ý là ai muốn vào thành thì phải luồn qua háng Đại Hưng hầu này! Câu thơ vừa tả thực, vừa khinh mạn những kẻ cơ hội đương thời nhưng vì biết mối quan hệ của ông với vị vua sáng lập triều Mạc nên không ai dám xóa những dòng chữ đó đi.

Tương truyền rằng một năm nọ, đoàn sứ phương Bắc sang nước ta, sắp đi qua cửa Đại Hưng thì nhìn thấy câu thơ xách mé kia, lòng tự ái nổi lên, họ dứt khoát không chịu “luồn” qua và họ yêu cầu triều đình phải bắc thang cho mình trèo qua.

Nguyễn Thế Nghi liền sai lính đi lấy thang, nhưng lại ngầm thả một con voi ra, lấy dùi nhọn đâm vào khiến voi chạy lồng về phía cửa Đại Hưng. Đoàn sứ “thiên triều” thấy thế cuống cuồng sợ hãi, không còn hồn vía nào nghĩ đến leo thang nữa, tất cả vội chạy tọt vào trong cửa Đại Hưng để trốn. Khi đó Nguyễn Thế Nghi mới cười mà chỉ vào 2 câu thơ và nói: “- Có đúng là “nào ai qua cửa Đại Hưng chẳng luồn” không thưa các ngài?” 

Đoàn sứ nước Minh biết mình bị một vố lừa đau, vừa thẹn vừa giận vì bị xếp xuống hàng những kẻ "nhung nhăng" nhưng sự đã rồi, đành im lặng mà thôi. 

Sách Công dư tiệp ký khi chép sự việc này thì cho biết đó là mưu kế của một vị quan khác: “Thời Minh Đức, sứ thần Trung Quốc sang nước ta, khi đến cửa Đại Hưng, biết đấy là hiệu của một thần tử nước Nam, bèn bắt dừng xe lại, không chịu đi tiếp nữa.

Hắn đòi bắc cầu qua phía trên cổng mới chịu vào. Quan tiếp sứ của ta là Thượng thư Võ Duy Đoán thấy thế liền giả vờ tuân theo. Ông ngầm bảo quản tượng xua voi đi qua, lúc đến sát chỗ sứ giả đứng thì lấy mũi nhọn chích vào mình voi khiến cho voi bị đau, gầm lên và chạy loạn xạ, ai cũng hoảng vía đi tìm chỗ nấp, xô nhau vào phía trong cửa Đại Hưng, sứ giả và đoàn tùy

tùng cũng vậy. Nhưng, khi vào rồi, họ mới biết là mình bị mắc mưu, đành nuốt hận làm lành. Chuyện này còn truyền tụng mãi cho đến nay”.

Về hậu vận của Đại Hưng hầu Nguyễn Thế Nghi, không rõ sau này ra sao nhưng trong sách Tục biên Công dư tiệp ký có cho biết thêm một số thông tin về ông như sau: “Sau Thế Nghi xuống tóc, xuất gia, tu ở chùa Trường Lạc tại kinh đô; rồi lấy vợ, để tóc, uống rượu, ăn thịt chẳng khác gì người ở kinh đô, đến cuối thời Mạc vẫn còn sống.” Bấy giờ họ Mạc hoang dâm, bê trễ chính sự, Thế Nghi bèn viết Lạc Xương phân kính quốc ngữ truyện để phúng thích, trong đó có câu:

Được Trần, Tùy lấy làm nga,

Đam mê sắc dục cưỡng gia nữ Trần.

Lời lẽ rất thiết thực, tiếc rằng vua không tỉnh ngộ. Truyền rằng, Thế Nghi từng diễn nghĩa Truyền kỳ, lời văn đẹp đẽ và làm bài phú Huyền Quang tống cung nữ, nay vẫn lưu hành trên đời”.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.