Từ khóa: #voi

Sắp có Hội thảo quốc tế về Chương trình thử nghiệm bảo tồn voi tại Đồng Nai

Voi tự nhiên được ghi nhận qua bẫy ảnh. (Ảnh: Cục Lâm nghiệp)
(PLVN) - Quần thể voi ở Đồng Nai đã được định dạng và xây dựng hồ sơ chính thức cho từng cá thể dựa trên những bằng chứng khoa học thu thập được từ Chương trình thí điểm bảo tồn voi. Một Hội thảo quốc tế về Chương trình này dự kiến sẽ được tổ chức tại TP Biên Hòa, Đồng Nai vào cuối tháng 8 này.

Bảo vệ biểu tượng văn hóa Tây Nguyên

Voi là loài vật được yêu quý như một thành viên trong gia đình và buôn làng nhưng vẫn mang biểu tượng tôn kính, thiêng liêng.
(PLVN) - Đối với các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên, voi là loài vật được yêu quý như một thành viên trong gia đình và buôn làng nhưng vẫn mang biểu tượng tôn kính, thiêng liêng. Trong lịch sử, voi là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của các vị tù trưởng xưa và là người lính trận trong đấu tranh bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, suốt nhiều năm, voi Tây Nguyên suy giảm nghiêm trọng bởi nạn săn bắt voi trái phép, phá rừng diễn ra trên diện rộng và không ít voi bị ngược đãi, bóc lột khi bị khai thác du lịch. Hiện, Tây Nguyên đang triển khai chăm sóc, bảo tồn quần thể voi.

Độc đáo đại tiệc buffet dành cho voi ở Đắk Lắk

Đại tiệc buffet dành cho voi
(PLVN) -Sáng 12/3, tại Trung tâm xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra "Hội voi Buôn Đôn 2023". Kỳ lễ hội này voi được ăn tiệc buffet, được trang điểm khiến cho du khách vô cùng hào hứng và thích thú.

Bảo tồn voi bằng mô hình "cười với voi"

Bảo tồn voi bằng mô hình "cười với voi"
(PLVN) - Không cưỡi voi, thay vào đó sẽ tạo tương tác thân thiện giữa du khách với voi, cho voi ăn, tắm và chụp hình cùng voi… Mô hình "Tôi cười với voi, tôi ngừng cưỡi voi" là chiến dịch để việc bảo tồn voi đạt hiệu quả triệt để.

Chấm dứt du lịch cưỡi voi tại Buôn Đôn

Những chú voi tại Trung tâm du lịch Cầu treo, Buôn Đôn
(PLVN) - Mới đây, Chi nhánh Du lịch và Khách sạn Biệt Điện (Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk) đã ra thông báo về việc "Chấm dứt hoạt động cưỡi voi tại Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn" (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) kể từ ngày 10/2/2023.

Đi du lịch Đắk Lắk hãy ngắm voi thay vì cưỡi voi

Ảnh minh họa
(PLVN) -Theo số liệu của Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng Đắk Lắk, hiện nay toàn tỉnh còn 37 cá thể voi nhà, trong đó có 22 cá thể ở huyện Buôn Đôn, 14 cá thể ở huyện Lắk và 1 cá thể ở huyện Krông Ana. Con số này đã giảm mạnh so với đầu những năm 1980 với 502 cá thể voi nhà.

Đắk Lắk sẽ "xóa sổ" loại hình du lịch cưỡi voi

Thuần dưỡng voi nhà tại Đắk Lắk.
(PLVN) - Một lãnh đạo ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa cho biết, sẽ bỏ hẳn loại hình du lịch cưỡi voi. Thay vào đó, những hoạt động thân thiện với voi sẽ được tập trung nghiên cứu, khai thác để đem lại cảm giác trải nghiệm mới lạ cho du khách. Đây là động thái tích cực nhằm bảo vệ và phát triển voi nhà Đắk Lắk.

Đất nước “Triệu voi” chỉ còn… 800 cá thể voi

Theo một điều tra, 75% trong số 3.000 con voi tại các điểm du lịch phải sống trong điều kiện không thể chấp nhận được
(PLO) -Số lượng voi ở Lào đã giảm mạnh đến hơn 75% trong 30 năm qua. "Voi có ý nghĩa rất lớn đối với người dân Lào nhưng chúng ngày càng ít đi, có những đứa trẻ thậm chí còn chưa từng được nhìn thấy voi", Michael Vogler, đồng sáng lập trại voi MandaLao vào năm 2016, nói. "Rất nhiều người không nhận ra mức độ tuyệt vọng của tình hình".

Ngôi miếu thiêng trấn yểm vượng khí, trừng trị kẻ mạo phạm

Miếu Ba Xứ ở thôn Phú Hiệp.
(PLO) -Những câu chuyện nhuốm màu tâm linh thường được người dân kể lại xoay quanh ngôi miếu nhỏ nằm ở giữa làng Phú Hiệp (xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Người dân nơi đây cung kính gọi miếu nhỏ này là miếu Ba Xứ. Theo đó, ngôi miếu linh ứng này biết trấn yểm vượng khí, trừng trị kẻ mạo phạm…

Dấu tích rêu phong đang phủ bóng thành cổ Luy Lâu

Một Lầu voi ghi lại trận chiến của Hai Bà Trưng đã được xây dựng xong.
(PLO) - Theo chân những người đang dùng tâm sức của mình để giữ gìn, truyền bá những giá trị lịch sử của thành cổ Luy Lâu cho đời sau, chúng tôi mới nhận ra rằng hình như ngay cả với những người con thành cổ, với chung một tư liệu thông tin nhưng những tranh cãi về thành cổ vẫn còn theo họ, kể từ ngày họ nhận ra mảnh đất mình đang sinh sống đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ như thế nào…

Chuyện huyền bí xung quanh một ngôi đền Hà Nội

Cổng vào đền Voi  Phục.
(PLO) -  Trong tiềm thức dân gian, đền Voi Phục là tối linh từ thờ thần Linh Lang – vị thần được tin là giúp Nhà Vua coi sóc sự an bình cho phía Tây Hoàng thành... Ngày nay còn tồn tại câu chuyện huyền bí về vị thần được thờ trong đền.

longformHà Nội: Vì sao những cây muỗm di sản chết sau khi được vinh danh

Hà Nội: Vì sao những cây muỗm di sản chết sau khi được vinh danh
(PLO) - 8 trong tổng số 9 cây muỗm cổ tại đền Voi Phục - Thụy Khuê Hà Nội hiện nay chỉ còn là những cành củi khô. Năm 2010 9 cây muỗm hơn 700 tuổi tại đây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) và thành phố Hà Nội gắn biển cây di sản Việt Nam. Tuy nhiên 2 năm sau 3 cây muỗm đã héo và chết. Cứ thế cho tới thời điểm hiện tại đền Voi phục chỉ còn lại duy nhất 1 cây muỗm .

"Vén màn" bí mật về kho báu vua Hàm Nghi

Nhà chứa báu vật của Vua Hàm Nghi ở làng Phú Gia
Tại Hóa Sơn, Minh Hóa đến nay vẫn lưu truyền những câu chuyện về kho báu khổng lồ của Vua Hàm Nghi. Theo đó, trong một trận lũ lớn tháng 8/1956, có cô gái tên Quý đi xúc cá đã phát hiện ra nhiều tấm kim loại màu vàng trên bãi đất bồi bên vực Trẩy, khe Dương Cau, xã Hóa Sơn. Nhiều người trong thôn đã đến xem, cho rằng toàn bộ số kim loại đó là vàng của Vua Hàm Nghi...