Vì sao có cảnh “rường cột nước nhà” nhảy lên bàn chửi tục?

Các khách mời tham dự buổi tọa đàm (Ảnh: Báo dân trí)
Các khách mời tham dự buổi tọa đàm (Ảnh: Báo dân trí)
(PLO) - Không phải những ngày này, khi hình ảnh một GS.TS được cho là “tự phong” nói tục, chửi bậy, trèo lên bàn quát mắng học viên sỗ sàng được đưa lên mạng xã hội thì những bất cập về đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam mới được mang ra bàn thảo. Mà ngay người trong cuộc, cũng đã phải thốt lên, số lượng tiến sĩ ở Việt Nam đã.... “quá đông”. “Đông” theo nghĩa số lượng đã không song hành cùng chất lượng. Hôm qua (10/11), Bộ GD- ĐT phối hợp cùng một tờ báo tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ”.

Khách mời tham dự tọa đàm gồm: Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Vũ Lan Anh, Phó Hiệu trưởng  ĐH Luật Hà Nội.

Bởi người học... “hư danh”?

Đầu năm 2016, dư luận xôn xao, đưa ra đủ nghi vấn về chất lượng đào tạo tiến sĩ, khi riêng một cơ sở đào tạo như Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã có chỉ tiêu lên đến 350 tiến sĩ/năm. Một số đề tài luận án tiến sĩ được bảo vệ tại đây cũng được đưa ra khiến dư luận giật mình “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”, “Đặc điểm giao tiếp với người dân của chủ tịch xã”…

Theo số liệu của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam hiện có hơn 24.000 tiến sĩ. Trong đó, số tiến sĩ làm việc trong các trường ĐH, CĐ có khoảng 15.000 người (bao gồm cả các giáo sư, phó giáo sư). Thực tế, Bộ GD-ĐT đánh giá, đào tạo tiến sĩ tại một số cơ sở còn có biểu hiện chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng. Thậm chí có cơ sở không kiểm soát được số lượng, dẫn tới tình trạng tỉ lệ nghiên cứu sinh/người hướng dẫn ở mức cao. Có nơi còn không nắm được một người hướng dẫn đang hướng dẫn bao nhiêu nghiên cứu sinh (NCS). Nhiều học phần bổ sung trong đào tạo tiến sĩ tổ chức vào ngày nghỉ, các buổi tối; việc tổ chức thảo luận định kỳ cho NCS để báo cáo kết quả nghiên cứu theo tiến độ không được coi trọng.

Trước câu hỏi: “Có một thực tế rõ ràng là chất lượng luận án tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo không đồng đều và có thể vàng, thau lẫn lộn. Nhiều luận án ít giá trị thực tế, không có tính khoa học, như một báo cáo tổng kết... nhưng nghiên cứu sinh vẫn được cấp bằng tiến sĩ. Liệu có phải do đào tạo tiến sĩ hiện đang chạy theo số lượng và xem nhẹ chất lượng. Quan điểm của Bộ về nhận định này?”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, hiện nay, trong điều kiện cơ sở vật chất, đầu tư còn hạn chế, các cơ sở đào tạo đã cố gắng đào tạo tiến sĩ đây là điều đáng trân trọng. Đa số các cơ sở đào tạo chấp hành tốt quy chế, lấy chất lượng đào tạo làm đầu thì có nơi chạy theo số lượng, quản lý lỏng lẻo, dễ dãi trong thực hiện quy chế khiến chất lượng giảm, dư luận không đồng tình.

“Nguyên nhân chính đầu tiên thuộc về người học. Động cơ và mục tiêu không phù hợp. Đào tạo tiến sĩ là đào tạo nhà nghiên cứu, phát triển, sản sinh tri thức mới chứ không phải đào tạo kỹ năng để hành nghề. Khung trình độ quốc gia vừa được Thủ tướng ban hành nói rõ điều này. Thứ hai là người hướng dẫn. Hướng dẫn nghiên cứu sinh không có công trình khoa học, không có đề tài, hạn chế ngoại ngữ giao tiếp, hạn chế hợp tác quốc tế... Thứ ba, là cơ sở đào tạo không chấp hành nghiêm quy chế đào tạo tiến sĩ, dễ dãi, du di, thành lập hội đồng bảo vệ thiếu khách quan. Thứ tư, là các quy định hiện hành về mở ngành, quy trình đào tạo, quy định về kinh phí đào tạo... không còn phù hợp khiến cho cơ sở đào tạo không huy động được nguồn lực cho đào tạo tiến sĩ”, Thứ trưởng Ga bày tỏ.

Đồng quan điểm, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Năm 1976, Việt Nam lần đầu tiên đào tạo phó tiến sĩ trong nước. 6 năm sau đào tạo tiến sĩ trong nước trong điều kiện khó khăn nhưng chất lượng tiến sĩ rất tốt, không có ai kêu ca. Thời gian qua, đào tạo tiến sĩ Việt Nam đã tiếp cận với đào tạo tiến sĩ chuẩn quốc tế. Mặc dù nguồn lực đầu tư hạn chế nhưng có sự nỗ lực của cơ sở đào tạo, nhiều tiến sĩ đã có nhiều bài báo quốc tế nâng chất lượng đạt chuẩn lên. Tuy nhiên, nhiều tiến sĩ có luận án bảo vệ rồi nhưng kiểm tra lại chất lượng thì không đạt do cơ sở quản lý lỏng lẻo, quy mô hiện nay đào tạo tiến sĩ quá nhiều”. GS Đức đề nghị có quy định cần sàng lọc, chất lượng đầu vào. Bên cạnh đó trách nhiệm của người hướng dẫn rất quan trọng phải có trình độ chuẩn quốc tế”.

Thế nào là tiến sĩ?

Để xốc lại những tồn tại trên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, quy chế đào tạo tiến sĩ sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Xuất phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế, đào tạo tiến sĩ phải lấy chất lượng làm trọng. Vì thế phải nâng cao yêu cầu đầu vào đối với NCS, chỉ tuyển những người đăng ký làm NCS có mục tiêu học tập, động cơ học tập rõ ràng, có trình độ khoa học, ngoại ngữ nhất định. Tập thể hướng dẫn phải có yêu cầu cao về chuyên môn, kinh nghiệm nghiên cứu. Yêu cầu cơ sở đào tạo phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí để đào tạo NCS. Về phía Nhà nước cũng phải điều chỉnh chi phí đào tạo bởi chi phí hiện nay quá thấp, không đủ để đào tạo NCS có chất lượng.

Còn GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước cho rằng, tiến sĩ Việt Nam đào tạo nước ngoài rất nhiều. Bất cứ nước nào thì tiến sĩ là rường cột khoa học của nước đó. Tiến sĩ cao thì trình độ GS, PGS chất lượng theo. Tuy nhiên, trước hết Bộ GD-ĐT cần phải đưa ra được định nghĩa đầy đủ về khái niệm tiến sĩ. Trên thế giới, các nước đều có định nghĩa rất rõ ràng về tiến sĩ. GS Nhung đề nghị tiêu chuẩn tiến sĩ cần đỏi hỏi những tiêu chuẩn cụ thể. Ví dụ với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, phải có phát minh, yêu cầu không dưới 2 bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI. Riêng khoa học xã hội và nhân văn không bắt buộc có các công bố quốc tế ngay, nhưng cũng cần có những tiêu chuẩn định lượng rành mạch và phải có 1 bài báo quốc tế. GS Nhung cho rằng, nên bám chặt vào tiêu chí đào tạo tiến sĩ ở khu vực và thế giới. Ít tiến sĩ cũng được nhưng phải chất lượng, không nên chạy theo số lượng. Các tiến sĩ khi bảo vệ luận án phải có nghiên cứu và bằng phát minh mới.

Về phần mình, PGS.TS Vũ Lan Anh cho rằng, đào tạo tiến sĩ chất lượng nhiều yếu tố, điều đầu tiên là chất lượng đầu vào và quá trình đào tạo, đánh giá kết quả đầu ra. Mục tiêu đào tạo tiến sĩ quan trọng nhất là học tiến sĩ làm gì? Tiến sĩ phải nghiên cứu, phát minh khoa học đóng góp cho đất nước. PGS.TS Vũ Lan Anh mong muốn trong tương lai Bộ nên bổ sung điều kiện đầu vào của NCS là phải có nghiên cứu là bài báo hay hội thảo khoa học thì mới nhận vào NCS.

Và muốn NCS có chất lượng thì người hướng dẫn phải có chất lượng. Vì người hướng dẫn phải đi trước mới có thể thẩm định được đề tài, hỗ trợ NCS có định hướng nghiên cứu, hỗ trợ NCS tham gia các công trình nghiên cứu, các hội thảo quốc tế... Tuy nhiên trên thực tế, trong sự đòi hỏi phát triển nhanh chóng của các trường đại học, viện nghiên cứu đáp ứng yêu cầu xã hội đang phát triển thì những cuộc chạy đua giành lấy học hàm giáo sư trong nước đang diễn ra. Từ năm 2013, khi có Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học (Nghị định 141/2013/NĐ-CP) thì “luật đua” trở nên dễ dàng, thông thoáng  hơn. Một đại học muốn mở phân khoa: cho người đi xét phong hàm giáo sư, phó giáo sư. Một đại học muốn mở lò đào tạo tiến sĩ: đưa danh sách xét phong hàm giáo sư để có điều kiện cơ bản. Khi vị trí giáo sư  - những người cầm trịch trong các lò đào tạo tiến sĩ, giảng dạy ở đại học kém phẩm chất thì chuyện đào tạo tiến sĩ, cử nhân trong nước không đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội là đương nhiên.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.