Vị giám đốc tâm huyết với dự án 2000 đồng/1 lít chế phẩm sinh học cho nông dân

Chân dung ông Phạm Xuân Đại
Chân dung ông Phạm Xuân Đại
(PLO) -Hướng đến nền nông nghiệp không chỉ sạch mà còn bền vững, giám đốc một doanh nghiệp đã tự nghiên cứu, tìm ra công thức tạo ra chế phẩm dung dịch sinh học giá 2000 đồng 1 lít và chuyển giao miễn phí công nghệ cho người nông dân sử dụng.

Người mà chúng tôi nhắc tới đó là Phạm Xuân Đại, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Minh Dương (có địa chỉ ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Ông Đại còn rất toàn năng khi tham gia HĐND phường, công tác xã hội ở Trung ương hội Việt - Mỹ, tham gia nghiên cứu chương trình phát triển kinh tế…

Trăn trở với nhà nông

Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện - Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng ông Đại lại chọn con đường đi riêng khi trở thành doanh nhân. Doanh nghiệp của ông hoạt động đầu tư xây dựng các cụm khu công nghiệp làng nghề, điển hình là Dự án “Cụm công nghiệp làng nghề Dương Liễu” (Hoài Đức, Hà Nội) và chế biến các sản phẩm nông nghiệp sạch. 

Chính những năm gắn bó với làng nghề đã cho ông Đại có trải nghiệm sinh động về đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp của người nông dân. 

Trước kia, vì đề cao năng suất những chế phẩm bảo vệ thực vật độc hại, phân bón hóa học được sử dụng tràn lan, hậu quả dễ thấy là ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu và hoang hóa, trong khi đó năng suất không tăng, không những thế còn tiềm ẩn nguy cơ kéo tụt nền nông nghiệp. Đặc biệt là những tác động xấu đến sức khỏe con người. 

Hiện thực đó khiến ông Đại rất trăn trở, thôi thúc bản thân phải làm điều gì đó giúp ích người nông dân. “Học làm kinh tế nhưng sống gần người nông dân thúc đẩy tôi cần phải tự nghiên cứu tạo ra sản phẩm nào đó thật đơn giản, làm sao “trần trụi”, đơn giản nhất để người nông dân tiếp cận…”, ông Đại chia sẻ tâm nguyện của mình. 

Tìm thấy lời giải 

Năm 2014, ông Đại tình cờ gặp người bạn từ Mỹ trở về, được nghe giới thiệu một loại dung dịch là chế phẩm sinh học EM (Effective microorganisms), hay còn gọi là tập hợp các loài vi sinh vật có ích… có tác dụng cải tạo đất, làm phân bón… hỗ trợ rất tốt tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp. Mới nghe vậy ông Đại đã hứng thú lắm, nghĩ thầm đây có thể chính là lời giải cho trăn trở bấy lâu nay. 

Ông Đại tìm hiểu thêm thì được biết, ở Việt Nam cũng có một số sản phẩm tương tự nhưng điểm chung là giá thành vẫn rất cao nên người nông dân khó có cơ hội tiếp cận. Nhưng rõ ràng, những tính năng của chế phẩm sinh học sẽ có những lợi ích lâu dài với nông nghiệp khiến ông Đại quyết tâm tìm hướng đi, quyết tâm phải tạo ra được sản phẩm tương tự nhưng giá thành rẻ nhất để người nông dân ai cũng có thể sử dụng được.

Ban đầu, ông Đại tự đi mua một số sản phẩm cùng loại về tìm hiểu, nghiên cứu thì được biết công thức để làm những chế phẩm này rất đơn giản, không quá cao xa, cầu kỳ như một số nhà khoa học “chém gió”, nguyên liệu là những thứ có sẵn từ ngành nông nghiệp, chỉ cần biết kết hợp và lên men với tỷ lệ phù hợp sẽ cho ra sản phẩm tiêu chuẩn. 

Vậy là sau nhiều tháng mày mò, tự nghiên cứu ứng dụng cuối cùng ông Đại đã tìm ra công thức tốt nhất, tính giá thành sản xuất thì chỉ khoảng 2 nghìn đồng/lít, rẻ hơn vài chục lần so với sản phẩm cùng loại trên thị trường, chất lượng thì tương đương.

Loại chế phẩm sinh học này khi được pha chế tỷ lệ thích hợp sẽ được trộn vào thức ăn chăn nuôi, đặc biệt có tác dụng cải tạo đất bạc màu, ủ phân chuồng… Ông Đại tự chế ra rồi phát miễn phí cho những nhà vườn quanh vùng, kể cả ở những tỉnh thành xa xôi để cho ra kết quả thì đều nhận được phản hồi tốt.

Chế phẩm dung dịch sinh học do ông Đại sáng chế (bên phải)
Chế phẩm dung dịch sinh học do ông Đại sáng chế (bên phải)

Chuyển giao miễn phí

Trước mắt, ông Đại đã hoàn tất thủ tục xin cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ, rồi tận dụng nguồn kinh phí tài trợ của một tổ chức nước ngoài để chuyển giao công nghệ miễn phí cho khoảng 200 HTX nông nghiệp, rồi phát triển ra rộng khắp cả nước hoàn toàn miễn phí. 

Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu, ông Đại rất mong muốn có sự hỗ trợ và vào cuộc của các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước để ông có thể thực hiện hóa ước mơ đưa sản phẩm sinh học tới tay từng người nông dân hướng nền nông nghiệp sạch và bền vững. “Mục tiêu của tôi là vì lợi ích dân tộc, lợi ích của người nông dân lên trước lợi ích cá nhân”, ông Đại chia sẻ.

Từ đó, ông Đại hi vọng sẽ thay đổi tư duy của người nông dân về các sản phẩm sinh học, tuy không cho hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài thì bền vững và đem lại cái lợi không nhìn thấy được là hướng đến nền nông nghiệp xanh - sạch, giảm lệ thuộc các chế phẩm hóa học. 

Trong quá trình thực hiện dự án một số đồng nghiệp, người thân còn chưa hiểu mục đích nên cho rằng dự án hão huyền nhưng đã quá tâm huyết nên ông Đại tin tưởng với mục đích tốt đẹp và chất lượng sản phẩm của mình sẽ phát triển ở quy mô rất lớn.

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...