Về với “vùng trũng” pháp luật

Bà con nghèo luôn trông chờ những chuyến trợ giúp của Báo Pháp luật Việt Nam.
Bà con nghèo luôn trông chờ những chuyến trợ giúp của Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLO) - Khi gia nhập “ngôi nhà” Pháp luật Việt Nam thân thương, mỗi thành viên không chỉ ý thức rằng mình là một người cầm bút viết báo mà phải ý thức được rằng việc đem kiến thức pháp luật đến với người dân, đặc biệt bà con vùng sâu, vùng xa là một trách nhiệm nặng nề. Những người làm báo Pháp luật Việt Nam ở phía Nam không là ngoại lệ…

Trên những hành trình trợ giúp pháp luật miễn phí, những cuộc tặng nhà tình nghĩa cho cán bộ tư pháp hay hoạt động thiện nguyện, mỗi một thành viên tham gia càng ý thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, về sứ mệnh của nghề...

Với rất nhiều người, kiến thức pháp luật vẫn còn là một điều gì đó mông lung, mơ hồ. Nhưng với những người dân vùng sâu, vùng xa, miền núi thì chỉ có thể dùng đến từ “đói” kiến thức pháp luật, bên cạnh cái nghèo về vật chất, miếng cơm manh áo. Đó chính là lý do của những chuyến trợ giúp pháp lý thường xuyên mà cơ quan đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức trong nhiều năm qua đến với những vùng đất còn nghèo, lạc hậu từ Tây Nguyên như sóc Bombo (Bình Phước), buôn Đắk Hà (Đắk Nông) đến miền Tây như Mũi Cà Mau, thị trấn Ngã Năm ở Sóc Trăng hay miền Đông gian lao mà anh dũng như 2 xã biên giới nghèo nhất tỉnh Tây Ninh, một huyện nghèo ở Bình Dương... 
Mỗi một chuyến đi là một lần những cán bộ, phóng viên của Báo góp phần lấp đầy “vùng trũng” về pháp luật, cái nghèo đói về miếng ăn, cái buồn tẻ về tinh thần...
Những việc làm hay không bao giờ đơn độc. Đồng hành cùng đoàn trợ giúp pháp lý của Báo Pháp luật Việt Nam có rất nhiều người ở nhiều cương vị khác nhau. Trong chuyến đi trợ giúp pháp lý hai ngày ở Đắk Nông, chúng tôi còn nhớ mãi những người tình nguyện trong đoàn thuộc Công ty Massaco. Họ đã cùng đoàn băng qua quãng đường dài, có lúc xe bị sa lầy giữa đường để vào một buôn làng hẻo lánh, phát quà cho dân, rồi ngủ ngay trong những căn lớp học xập xệ, mặc gió sương. 
Cũng trong chuyến đi ấy, nghệ sĩ quá cố Y Moan và người em Y Zac đã “cháy” hết mình trong đêm diễn miễn phí cho đồng bào, mà sân khấu chỉ được dựng tạm bợ và ánh sáng biểu diễn duy nhất là ngọn lửa bập bùng từ củi khô, nhưng cũng đủ soi tỏ những gương mặt nghèo túng sáng rỡ lên trong những phút hạnh phúc hiếm hoi.

Rồi chuyến về Tây Ninh với những luật sư tình nguyện do Báo mời, vừa trợ giúp pháp lý một cách rất tận tình, vừa cùng với đoàn thồ hàng, khuân vác 200 phần quà gồm sách vở, gạo, bánh kẹo và quần áo đến với người nghèo.

Chúng tôi cũng chưa quên lần đi tư vấn pháp luật ở Cà Mau. Đã quá giờ trưa vẫn còn một anh thanh niên hối hả bơi xuồng đến. Anh kể, khi biết được thông tin từ Đài phát thanh có đoàn tư vấn pháp luật xuống địa phương, anh đã chèo xuồng cả tiếng đồng hồ mới tới nơi. 
Câu hỏi của anh thật đơn giản: thủ tục làm khai sinh cho em của mình đến trường. Khoảnh khắc ấy, ai cũng xúc động và càng thấu hiểu hơn sự khó khăn, thiếu thốn và bất tiện của người dân khi thiếu kiến thức pháp luật và sự cần thiết của những chuyến đi như thế.
Để bà con khỏi thất vọng, để chuyến đi đong đấy ý nghĩa, mỗi một chuyến đi đều được đoàn chuẩn bị rất kĩ càng từ việc lên kế hoạch để mỗi vùng sẽ có nội dung và cách thức tư vấn pháp luật thích hợp: Ở Đắk Nông thì mời Trường Cao đẳng Sân khấu TP.HCM viết kịch bản về tảo hôn, bảo vệ rừng để diễn cho bà con xem; ở Cà Mau thì Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật đất đai... Ngoài ra, quan trọng không kém là đi vận động người tài trợ quà cho dân, là kêu gọi tình nguyện viên là các luật gia, luật sư giúp sức...
Luật sư Thiệu Ánh Dương tư vấn pháp lý cho người dân.
Luật sư Thiệu Ánh Dương tư vấn pháp lý cho người dân. 
Đi trợ giúp pháp lý không phải là những chuyến đi công tác thông thường. Điểm đến là những vùng biên giới, miền heo hút mà để đến được, có khi phải qua những vũng lầy, sông suối, hay lênh đênh trên ghe thuyền của dân địa phương. Chốn nghỉ ngơi cũng không phải là những nhà nghỉ tươm tất mà đôi khi tạm bợ, gió sương. Nhưng mỗi chuyến đi đều để lại những kỉ niệm rất sâu sắc, những nụ cười, những lời cảm ơn của người dân nghèo đọng mãi trong lòng những người tham gia. 
Mỗi chuyến đi còn là dịp đi “thực tế” xuống cơ sở, kết hợp với các Sở Tư pháp tìm những xã nghèo, vùng sâu, vùng xa để thống nhất chọn điểm tư vấn. Và cũng qua đó để người làm báo Pháp luật Việt Nam tìm hiểu nhu cầu kiến thức của người dân mỗi vùng miền, cách xử lý những tình huống pháp luật trên thực tế. 
Tính đến nay, Cơ quan đại diện báo Pháp luật Việt Nam tại TP.HCM đã mời được các doanh nghiệp như Masasco, Intresco cùng đồng hành, xây được 5 căn nhà tình nghĩa, mời được Bệnh viện Đại học Y dược thành phố khám chữa bệnh và phát thuốc niễn phí cho dân.

Mỗi chuyến đi là một hành trình truyền lửa. Đó không chỉ là ngọn lửa ấm trao cho mỗi người dân vùng sâu, vùng xa mà từ trong tâm hồn mỗi người làm báo, mỗi tình nguyện viên đã được thắp lên một ngọn lửa nhiệt huyết để thêm yêu nghề, và nhận thức sâu sắc hơn về sứ mệnh xoá đói nghèo lạc hậu, xoá mù pháp luật cho dân.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đọc thêm

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Ngày 25/4, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, thành phố đang nghiên cứu một đề án chiến lược nhằm xây dựng khu đô thị nổi trên vịnh Đà Nẵng, với trọng tâm là hình thành tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại – dịch vụ quy mô quốc tế.

Những nhà sư “giữ lửa” trong Văn hóa Khmer tại Bạc Liêu

Hòa thượng Dương Quân giới thiệu với du khách thập phương về dàn nhạc ngũ âm tại chùa Xiêm Cán.

(PLVN) - Nói đến những nhà sư luôn gìn giữ bản sắc dân tộc Khmer ở Bạc Liêu thì không thể không nhắc đến Hòa thượng Hữu Hinh - vị sư 40 năm “cõng chữ” lên phum sóc; Hòa thượng Tăng Sa Vong,Trụ trì chùa Cái Giá Chót, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về tư tưởng của Bác Hồ đối với công tác tôn giáo và dân tộc hay Hòa thượng Dương Quân,Trụ trì chùa Xiêm Cán, người dành nhiều công sức bảo tồn các điệu múa Khmer. 

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
(PLVN) -  Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn khẩn về việc đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn phối hợp thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục triển khai rà soát, xử lý dữ liệu sai lệch đảm bảo hoàn thành đúng chỉ tiêu, tiến độ, đáp ứng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới
(PLVN) -  Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (ĐKGDBĐ & BTNN), Bộ Tư pháp vừa tổ chức chuỗi hội nghị quan trọng nhằm công bố quyết định thành lập các chi bộ trực thuộc, bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng và tri ân các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tới thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân và Chi Đội kiểm ngư số 4

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và đoàn công tác tới thăm Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
(PLVN) - Chiều nay (24/4) Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn cùng 50 thành viên là đại diện các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự đã tới thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân và Chi Đội kiểm ngư số 4.

Chi cục THADS Đức Hoà (Long An): Chấp hành viên "nghìn án" và vụ cưỡng chế giao tài sản 105 người

Chi cục THADS Đức Hoà nhiều năm liền luôn thụ lý án cao nhất tỉnh Long An
(PLVN) - Năm 2024, Chi cục THADS huyện Đức Hoà thụ lý án đứng đầu tỉnh Long An với 3.531 việc thi hành xong, đạt tỷ lệ 88,85%. Tổng giá trị tiền giải quyết xong hơn 615,4 tỷ đồng, cao hơn năm 2023 trên 311,8 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 67,42% trên số việc có điều kiện thi hành. Nhiều vụ việc thi hành án có giá trị lớn, khó thi hành được giải quyết dứt điểm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân theo quy định, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.