Về với đồng báo Cor ăn Tết Ngã Rạ

Về với đồng báo Cor ăn Tết Ngã Rạ
(PLVN) - Khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch hàng năm, sau khi cây lúa trên rẫy chín vàng, ngào ngạt hương thơm được các gia đình người Cor thu hoạch xong thì cũng là lúc họ tổ chức Tết Ngã rạ để tạ ơn ông bà tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho họ làm ăn khấm khá, cuộc sống an lành.

 

Độc đáo Tết Ngã rạ

Cứ vào tiết này hàng năm, đồng bào Cor ở tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là các huyện Trà Bồng, Tây Trà… lại tưng bừng vui Tết Ngã rạ mừng mùa rẫy kết thúc. Đây còn là dịp cháu con quây quần bên nhau, truyền cho nhau ngọn lửa để cùng gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

Vào ngày thứ nhất, dân làng tổ chức đi lấy lúa thiêng trên rẫy về làm lễ cúng thần. Đây là nghi lễ đầu tiên của Tết Ngã rạ. Già làng là người đi lấy lúa thiêng đầu tiên, sau đó báo hiệu cho các gia đình khác trong bản tiếp tục tiến hành lên rẫy lấy lúa thiêng.

 

Buổi chiều, các chị, các mẹ quây quần bên nhau làm bánh lá đót (gói bằng lá đót), bánh lá tốp (gói bằng lá tốp) và bánh ống (giống như cơm lam, gạo nếp bỏ vào ống nứa, để lên bếp nướng). Vừa làm, họ cùng nhau hát những điệu dân ca quen thuộc của dân tộc mình.

Cánh đàn ông trong làng thì đan vỉ, để bày lễ vật cúng. Đêm đó, cả làng không ai đi ngủ. Các chị, các mẹ lo chuẩn bị đồ trang sức, áo quần cho cả gia đình để ngày mai tinh tươm đón Tết.

Ngày thứ hai, từ sáng tinh mơ, không ai bảo ai, những người đàn ông trong làng đều thức dậy để chuẩn bị lễ cúng các thần linh. Theo quan niệm của người Cor, trong cuộc sống con người phải trải qua nhiều trắc trở, rủi ro nên cuối mùa rẫy phải khấn trời, thần linh, tổ tiên để được cứu giúp, trừ giải những oan trái, bất hạnh, ban cho nhiều điều may mắn.

Lễ cúng đầu tiên là cúng Nữ thần diễn ra vào 4h sáng. Lễ vật gồm chim, thú rừng mà trong năm người dân săn bắt được treo gác bếp cho khô, chờ đến Tết Ngã rạ. Lễ vật được bày trên lá chuối rừng, chén rượu cúng cũng được làm từ lá chuối, không có bất cứ thứ gì đựng đồ cúng làm bằng vật dụng gia đình hàng ngày, ngoại trừ chai đựng rượu.

Lễ cúng Nam thần diễn ra sau đó, với vật cúng là heo, gà còn sống. Cúng xong, vật cúng được đem đi giết thịt, luộc chín để làm lễ cúng các thần linh, ông bà, tổ tiên. Sau khi cúng xong, chủ gia đình lấy lễ vật đã cúng cho người nhà ăn phép, mời bà con dân làng đến cùng nhau ăn uống, chúc nhau năm mới nhiều may mắn, con cháu chăm ngoan.

Già làng Trụ Văn Hải (bên phải) cúng Tết Ngã rạ.
Già làng Trụ Văn Hải (bên phải) cúng Tết Ngã rạ. 

Đến buổi chiều, chủ các gia đình sẽ tập trung về nhà già làng để làm lễ cúng ma ga ru. Ma ga ru là loại ma tốt, không giống những loại ma phá hoại con người nên lễ thức này người ta gọi là cúng đổi ma. Mỗi chủ gia đình sẽ đem theo các loại bánh của gia đình mình đến góp vào lễ cúng.

Sau khi mọi người tề tựu đông đủ, già làng sẽ cúng xin phép thần linh cho làm vụ mùa sau. Sau lễ cúng, mọi người sẽ cùng nhau uống rượu phép. Các chủ gia đình cũng mang chân gà đã cúng trong các lễ trước đó ở gia đình mình đến để già làng xem giúp điềm báo tốt xấu thế nào trong năm sau.

Kết thúc phần lễ, tại nhà già làng, già trẻ, trai gái trong làng cùng nhau tham dự phần hội của Tết Ngã rạ, với các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, bắn nỏ, thi vật… Vừa tham gia trò chơi, họ vừa học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm. Bởi các trò chơi này luôn gắn liền với đời sống hàng ngày của người Cor. Các chị, các mẹ, các em nhỏ có dịp vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt.

Sau khi các trò chơi dân gian kết thúc, ai về nhà nấy, xúng xính những bộ áo quần đẹp nhất để chuẩn bị cho đêm văn nghệ. Đây là dịp để các chàng trai thể hiện tài nghệ đấu chiêng, các cô gái thì uyển chuyển trong những điệu múa làm say đắm lòng người.

Trong quá trình các chàng trai thi tài, các già làng sẽ theo dõi rất tỉ mỉ từng thao tác, để đóng góp cho con cháu mình, mong Tết Ngã rạ năm sau chúng thi đấu hay hơn. Màn đấu chiêng kết thúc cũng là lúc mọi người chia tay nhau, kết thúc một cái Tết linh thiêng nhưng không kém phần nhộn nhịp, mang đậm màu sắc dân tộc Cor.

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Cũng như đồng bào Cor ở các huyện Trà Bồng, Tây Trà, năm nay, người Cor ở thôn Thọ An (xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cũng tưng bừng tổ chức Tết Ngã rạ. Đây là thôn người Cor sinh sống tập trung duy nhất tại huyện Bình Sơn. Hàng trăm năm trước, sau cuộc di cư từ 2 nhánh phía Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), họ đã định cư tại mảnh đất này và lập làng Thọ An.

Ngay từ sáng sớm ngày 22/11 (nhằm ngày 26/10 âm lịch), hàng trăm người dân thôn Thọ An tề tựu đông đủ bên ngôi nhà sàn mới tinh để chuẩn bị tổ chức Tết Ngã rạ. Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi, ít mưa nhưng nhờ biết cách làm ăn, nhiều nhà có thu nhập cao nhờ cây keo và các loại nông sản khác nên bà con dân làng ai cũng vui. Càng vui hơn khi năm nay bà con được vui Tết Ngã rạ trong ngôi nhà sàn khang trang, rộng hơn 500m2 do huyện Bình Sơn hỗ trợ, vừa được khánh thành.

Vui Tết Ngã Rạ tại xã Bình An
Vui Tết Ngã Rạ tại xã Bình An 

“Tết Ngã rạ là cái Tết được tổ chức với ý nghĩa chính tạ ơn thần linh và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Cor. Thông qua Tết Ngã rạ, cha ông muốn nhắn gửi đến thế hệ trẻ người Cor, những người con của cụ Hồ phải biết hăng say lao động, biết gìn giữ thành quả lao động, biết ơn đấng thần linh đã ủng hộ mùa màng và phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”, già làng Trụ Văn Hải cho biết.

Ông Lý Thọ - Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết, Tết Ngã rạ của đồng bào Cor ở thôn Thọ An là dịp để bà con quây quần bên nhau, truyền cho nhau ngọn lửa để cùng gìn giữ những nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Với chủ trương khôi phục bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Cor, những năm qua, chính quyền huyện Bình Sơn đã triển khai nhiều hoạt động như: mời nghệ nhân dạy cồng chiêng, mua sắm trang phục truyền thống, hỗ trợ tổ chức Tết Ngã Rạ.

Bánh lá dân tộc chuẩn bị cho ngày Tết
 Bánh lá dân tộc chuẩn bị cho ngày Tết 

Cùng với sự đầu tư của chính quyền và nỗ lực của người dân, Thọ An dần thay da đổi thịt. Riêng trong 2 năm 2018 và 2019, khi huyện có chủ trương thực hiện khu du lịch sinh thái tại Thọ An, đời sống người dân nơi đây có nhiều khởi sắc.

Hiện Thọ An chỉ còn 34 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,7% tổng số hộ. Tập tục du canh du cư đã không còn, người dân tự giác tăng gia sản xuất, mở rộng diện tích trồng lúa nước và tập trung sản xuất các cây nông sản có giá trị kinh tế cao.

“Những năm qua, huyện tập trung thực hiện Nghị quyết 04 về phát triển du lịch của Tỉnh ủy Quảng Ngãi, trong đó đã cố gắng trích một phần kinh phí từ ngân sách để đầu tư hạ tầng cho khu vực thôn Thọ An. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đầu tư để tạo điểm nhấn, phát triển du lịch ở nơi đây. Tuy nhiên, để đạt được mục đích đề ra thì cần nhiều thời gian chứ không phải có thể thực hiện trong một sớm một chiều”, ông Thọ cho biết.

Rời bản làng Cor, đâu đó còn văng vẳng mãi bên tai chúng tôi tiếng gió vi vu, tiếng chim hót từ đại ngàn vọng lại xen lẫn điệu hát Cor du dương, trầm bổng: “Anh lên rẫy đuổi thú dữ, tỉa lúa, ngô, để mùa sau có lúa, đón em về sống cùng cha mẹ, sinh con đẻ cái…”.

 

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.