'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Chàng trai một tay “vẽ” cờ Tổ quốc

Là một trong 20 gương mặt thanh niên sống đẹp, truyền cảm hứng năm 2024, Nguyễn Phúc Đức (27 tuổi) xuất hiện ở hạng mục “Thanh niên sống đẹp trong công tác tình nguyện, vì cuộc sống cộng đồng” với những thành tích hoạt động nổi bật trong công tác xã hội. Được biết đến đến là chàng thanh niên dù khuyết 1 tay nhưng vẫn vượt mọi khó khăn và làm đẹp cho đời theo cách của riêng mình. Với tinh thần lạc quan và ý chí mạnh mẽ, Phúc Đức đã chọn lan tỏa những điều tốt đẹp qua việc tích cực vận động hiến máu, góp phần truyền cảm hứng cho cộng đồng bằng những hành động thiết thực và ý nghĩa.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở xã Kha Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Năm lên lớp 6, Nguyễn Phúc Đức đã phải đối mặt với biến cố lớn khi mất đi cánh tay phải trong một tai nạn bất ngờ. Khi tỉnh dậy trên giường bệnh, nhận ra cánh tay không còn nguyên vẹn, Đức hoang mang, sợ hãi tột độ. Mất mát này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn để lại vết thương sâu sắc trong tâm hồn. Từ một cậu bé hoạt bát, Đức dần thu mình, mang nỗi tự ti khi phải đối mặt với việc trở thành một người khuyết tật.

Thế nhưng nhờ những lời động viên, khích lệ từ gia đình, thầy cô và bạn bè Nguyễn Phúc Đức đã dần lấy lại được động lực và ý chí muốn được sống. Với quyết tâm vượt qua nghịch cảnh, Đức kiên trì luyện tập để sử dụng thành thạo cánh tay trái, từ việc viết chữ, đi xe đến thực hiện các sinh hoạt cá nhân. Sau nhiều năm nỗ lực, cậu bé tự ti năm nào đã trở thành sinh viên của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.

Quyết định này đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời Nguyễn Phúc Đức. Tại môi trường đại học, Đức tham gia tích cực vào các hoạt động tình nguyện của Đoàn - Hội và địa phương, những hoạt động ấy không chỉ giúp Đức cởi mở hơn mà còn cho thấy được giá trị của việc sẻ chia, giúp đỡ người khác. Khi đó, Đức cảm thấy như mình được sinh ra thêm lần nữa. Có lẽ chỉ khi bản thân trải qua ranh giới sinh - tử người ta mới hiểu được ý nghĩa “Được sống là một đặc ân của mỗi người”, vậy nên phải sống sao cho đáng sống, sống làm người có ích cho xã hội.

Nguyễn Phúc Đức bên lá cờ Tổ quốc đặc biệt, được xếp từ 30 giấy chứng nhận hiến máu. (Ảnh: Phúc Đức)

Nguyễn Phúc Đức bên lá cờ Tổ quốc đặc biệt, được xếp từ 30 giấy chứng nhận hiến máu. (Ảnh: Phúc Đức)

Chính vì suy nghĩ “Được sống là một đặc ân của mỗi người” nên dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng Nguyễn Phúc Đức đã có 30 lần tham gia hiến máu. Mỗi lần hiến máu, Đức coi đó như một món quà nhỏ góp phần cứu sống những người bệnh cần sự giúp đỡ. Nhớ lại lần đầu tiên, Đức từng rụt rè và hồi hộp, nhưng khi nhận ra ý nghĩa lớn lao của việc làm này, cứ bảo đảm thời gian quy định, Đức lại đăng ký tham gia hiến máu. Không dừng lại ở đó, Đức còn trực tiếp tham gia Câu lạc bộ máu và lan tỏa thông điệp “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. Chàng trai 27 tuổi không chỉ truyền cảm hứng cho bạn bè, mà còn khuyến khích gia đình và người thân cùng tham gia, tạo nên một tinh thần tích cực trong phong trào hiến máu tình nguyện.

Không chỉ xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện, Nguyễn Phúc Đức còn là một cán bộ Đoàn, Hội gương mẫu và năng nổ. Anh luôn tiên phong trong các hoạt động ý nghĩa như “Chủ nhật xanh”, “Mùa hè xanh”, hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng VNeID, hay tham gia các cuộc thi do Đoàn - Hội phát động, bao gồm “Ánh sáng soi đường” và thi tìm hiểu về biển đảo. Đức cũng tích cực lan tỏa tinh thần thiện nguyện qua các câu lạc bộ và hiện đảm nhiệm vai trò Chi hội phó Chi hội Thanh niên Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên. Từ câu chuyện cá nhân thành nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, Đức không chỉ là hình mẫu sống đẹp mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần lạc quan, luôn hướng về cộng đồng và tạo nên những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh 2/9 vừa qua, hưởng ứng trào lưu vẽ cờ Tổ quốc, Nguyễn Phúc Đức đã tạo nên một lá cờ độc đáo từ 30 giấy chứng nhận hiến máu của mình. Đây không chỉ là cách anh bày tỏ lòng tự hào dân tộc mà còn khẳng định tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người Việt.

Được biết, để hoàn thiện tác phẩm độc đáo này, Nguyễn Phúc Đức đã dành nhiều giờ lên ý tưởng, phác thảo và sắp xếp sao cho từng tấm giấy chứng nhận khớp lại thành hình cờ đỏ sao vàng thiêng liêng. Sau nhiều lần thử nghiệm, tháo ra, ghép vào, Đức đã hoàn thành lá cờ Tổ quốc với 30 chiếc thẻ hiến máu được lưu giữ sau gần 1 thập kỷ tham gia công tác thiện nguyện hiến máu.

Những bức tranh đầy ý nghĩa

Trong dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh 2/9, không chỉ Nguyễn Phúc Đức mà nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện trên mạng xã hội cũng tham gia “vẽ” hình lá cờ Tổ quốc bằng những tấm giấy chứng nhận hiến máu. Từ vài lá cờ ban đầu, trào lưu nhanh chóng lan rộng với hàng ngàn lá cờ độc đáo, sáng tạo ở nhiều hình thức khác nhau, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc trên không gian mạng. Qua đó, trào lưu ý nghĩa “xếp giấy chứng nhận hiến máu thành hình lá cờ” đã được hình thành và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng người hiến máu trên cả nước.

Là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện ở Quảng Ngãi, anh Nguyễn Cu Em (42 tuổi, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) đang sở hữu một “gia tài” khá đồ sộ với gần 100 giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. Nhìn lại hành trình 12 năm tham gia hiến máu tình nguyện cứu người, anh đã trung bình hiến máu và hiến tiểu cầu từ 8 đến 10 lần mỗi năm.

Không chỉ tích cực tham gia hiến máu, anh Nguyễn Cu Em còn là thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống Facebook Quảng Ngãi. Với quan niệm “máu có thể chờ người bệnh, nhưng người bệnh không thể chờ máu”, anh luôn trong tâm thế sẵn sàng hiến máu khi có yêu cầu. Công việc chính của anh là nhân viên bảo vệ khách sạn, nên thời gian ở nơi làm việc nhiều hơn ở nhà, nhưng mỗi khi biết tin có bệnh nhân cần máu gấp, anh không ngần ngại xin ý kiến của chủ khách sạn và lập tức lên đường ngay để hoàn thành sứ mệnh của mình.

Anh Nguyễn Cu Em sở hữu “gia tài” đồ sộ với gần 100 giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. (Ảnh: Báo Tiền phong)

Anh Nguyễn Cu Em sở hữu “gia tài” đồ sộ với gần 100 giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. (Ảnh: Báo Tiền phong)

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh 2/9, khi thấy trào lưu “vẽ” cờ Tổ quốc từ giấy chứng nhận hiến máu, anh Nguyễn Cu Em cảm thấy vô cùng xúc động và thiêng liêng. Anh cũng tỉ mẩn tham gia vào trào lưu này với hy vọng rằng qua lá cờ của mình, sẽ có thêm nhiều người nhận thức được ý nghĩa của việc hiến máu cứu người và cùng nhau tham gia phong trào nhân văn này.

Có cùng chung ý tưởng, Thiếu tá Phạm Văn Hiếu, Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cũng đã “vẽ” lá cờ Tổ quốc từ 26 giấy chứng nhận hiến máu. Để có thể hoàn thành bức tranh ý nghĩa này, từ năm 2007 đến nay, anh đã 26 lần tình nguyện cho đi những giọt máu của mình với mong muốn chia sẻ khó khăn và giúp các số phận không may mắn, cần truyền máu để duy trì sự sống.

Với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hành động “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, Thiếu tá Phạm Văn Hiếu không chỉ tích cực tham gia phong trào hiến máu tình nguyện mà còn là người tuyên truyền, cổ vũ mọi người xung quanh tham gia. Đặc biệt, anh đã khuyến khích các thành viên trong gia đình tham gia hành động nhân ái này. Đến nay, gia đình anh đã có tổng cộng 51 lần hiến máu, trở thành một tấm gương sáng trong cộng đồng về tinh thần sẻ chia và trách nhiệm xã hội.

Có thể thấy, trào lưu “vẽ” cờ Tổ quốc từ giấy chứng nhận hiến máu không chỉ là một hành động đầy ý nghĩa, mà còn trở thành biểu tượng đẹp về tình yêu thương và tinh thần đoàn kết. Mỗi một lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ những tấm giấy chứng nhận hiến máu vừa là đại diện cho sự cống hiến của cá nhân, vừa là minh chứng cho một tấm lòng nhân ái và cũng là để lan tỏa đi thông điệp “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.

Tin cùng chuyên mục

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đọc thêm

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông

Cả 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe rác lao xuống sông đều đã được tìm thấy.

(PLVN) -  Sáng 23/11, thông tin từ lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, sau một thời gian nỗ lực tìm kiếm, đã tìm thấy cả 2 thi thể nạn nhân mất tích sau khi xe chở rác bất ngờ húc gãy lan can cầu treo Bình Thành, lao xuống sông Hữu Trạch (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà).

Cháy lớn tại công ty sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương

Cháy lớn tại công ty sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương
(PLVN) - Đến 13 giờ ngày 23/11, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (PCCC&CHCN) tỉnh Bình Dương và lực lượng chức năng TP Bến Cát đã cơ bản khống chế được đám cháy tại Công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mori Shige (địa chỉ 225E ĐT 744, khu phố Lồ Ô, phường An Tây, TP Bến Cát , tỉnh Bình Dương).

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan
(PLVN) -  Sáng sớm ngày 23/11, do ảnh hưởng của lưỡi áp thấp lục địa, khu vực đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp, xuất hiện lớp băng mỏng.