'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
Hình minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Khi dao và lửa “nói hộ tình yêu”

Trong mối quan hệ tình cảm nam nữ, các cặp đôi có nhiều mâu thuẫn, xảy ra xích mích, cãi cọ, nhiều trường hợp dẫn đến xô xát. Nhưng điều đáng buồn nhất là nhiều cặp đôi không kiểm soát hành vi bản thân, đã gây tổn hại đến đối phương, dẫn đến thương tích, tính mạng. Ngày 16/8/2024, tại một trung tâm thương mại trên phố Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã xảy ra một vụ sát hại bạn gái rồi tự sát. Theo thông tin từ CQĐT, T.T.A (sinh năm 1993, ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) cùng chị L.T.H. (sinh năm 1994, ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đến trung tâm thương mại rồi tại đây cả hai đã xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc tức giận, T.T.A đã dùng dao sát hại chị L.T.H. rồi tự sát. Tại hiện trường, chị L.T.H đã tử vong tại chỗ, còn T.T.A trong tình trạng nguy kịch. CQĐT xác định nghi phạm và nạn nhân có quan hệ yêu đương.

Tiếp nhận vụ việc ở góc độ giám định, hồ sơ ngày 21/8/2024 tại Trung tâm Pháp y Hà Nội cho thấy, T.T.A có thương tích đứt tĩnh mạch cảnh ngoài hai bên, đang thở qua canuyn mở khí quản, do đó đối tượng giám định dù tỉnh táo, bình tĩnh nhưng không thể nói chuyện được. Theo hồ sơ thì đối tượng và nạn nhân có quan hệ tình cảm với nhau được khoảng 3 tháng. Hôm xảy ra vụ việc, cả hai đến trung tâm thương mại để mua đồ, có đi qua lối tắt vào khu thương mại. Tại đây, cả 2 xảy ra cãi vã, mâu thuẫn với nhau, chị L.T.H rút chiếc dao gấp (là chiếc dao mà T.T.A hay sử dụng trước đây) và nói nếu chết thì chết cùng nhau. Thấy vậy, T.T.A đã dùng tay giằng lấy chiếc dao trong tay chị L.T.H. Trong lúc này, T.T.A quay mũi dao về phía cổ mình đâm một nhát và sau đó quay mũi dao ra phía cổ chị L.T.H, đâm một nhát vào phần giữa. Lúc cả hai ngã xuống nền gạch, T.T.A thấy chiếc dao trong chị L.T.H đã được thả lỏng nên đã cầm con dao tự cứa vào cổ mình. Thấy máu phun ra nhiều, nghĩ mình sắp chết nên T.T.A cầm dao đâm về phía cổ chị L.T.H liên tiếp nhưng không nhớ rõ số lần đâm do mất máu nhiều, choáng váng để chị L.T.H chết cùng, sau đó, T.T.A ngất đi không biết gì nữa.

Ở một vụ việc khác, chị L và anh L có quan hệ yêu đương nhưng khi mâu thuẫn anh L đã dùng xăng đốt phòng ngủ khiến chị L bị bỏng. Cụ thể vụ việc, trong quá trình yêu nhau chị L và anh L xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Anh L nhắn tin chửi mắng chị L nên bị chị L chặn tin nhắn. Anh L bực tức đã mua xăng đến nhà chị L dọa đốt nhà. Anh L có nhắn tin cho chị L với nội dung: “Mày mở cửa ra để tao nói chuyện, nếu không mở cho nhà mày sáng nhất”. Khi thấy chị L không mở cửa, cũng không trả lời tin nhắn, anh L đã chửi bới, đập cửa nhà chị L, rồi mở nắp xăng, đổ vào nhà qua khe cửa chính. Đang đổ thì thấy anh P (là bạn xã hội chị L) ra mở cửa. Do tức giận về việc có người đàn ông lạ ở nhà chị L, anh L đã xông vào, kéo cổ chị L và chửi bới, sau đó dùng can xăng đổ văng ra xung quanh, dính cả vào người chị L. Sau khi cãi vã, anh L ra khỏi chị L khoảng 5 phút thì vào lại thấy chị L đang lấy khăn lau xăng trên sàn nhà. Anh L cầm chiếc bật lửa đe dọa chị L, rồi bật lửa lên châm vào quần áo đang treo khiến lửa bùng lên. Theo chị L, chị và anh L có quan hệ tình cảm nhưng hay mâu thuẫn, cãi nhau vì anh L hay chửi bới, dọa giết… Hôm xảy ra vụ việc, khi lửa bùng lên, chị L có hét to bảo anh L dập lửa nhưng anh L đứng yên, không hành động gì cho đến khi lửa bùng to mới chạy vào nhà vệ sinh, lấy xô nước dội, thì lửa đã bắn bén vào người chị L. Chị L chạy khỏi nhà để cầu cứu và được người dân đưa đi cấp cứu.

Làm việc với cơ quan chức năng, điều chị L mong muốn là hành vi của anh L bị xử lý theo đúng pháp luật.

Tình yêu để lại nỗi đau tâm lý và tổn thương thể xác

Có thể thấy, trong quá trình làm việc, các bác sĩ, giám định viên ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã không ít lần chứng kiến hậu quả đau lòng của các vụ “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhưng với bác sĩ Nguyễn Văn Tú, có một vụ “cuồng yêu, cuồng ghen” khó có thể quên.

Tháng 9/2023, Trung tâm Pháp y Hà Nội nhận được trưng cầu giám định một vụ việc, trong đó đối tượng giám định bị mất đốt thứ nhất và nửa đốt thứ hai của ngón út trái và đứt vùng dái tai phải. Hồ sơ cho thấy, anh M.H.H (sinh năm 1995, ở Hà Nội) và chị L.T.S (sinh năm 1994, ở Thanh Hóa) có quan hệ yêu đương. Hai gia đình đã làm lễ ăn hỏi nhưng chưa tổ chức đám cưới. Sau lễ ăn hỏi, chị L.T.S về sống cùng anh M.H.H và gia đình, nhưng sau đó do mâu thuẫn nên chị L.T.S ra sống ở ngoài.

Ảnh minh họa. (Nguồn: GDTD)

Ảnh minh họa. (Nguồn: GDTD)

Ngày 17/8/2023, khi anh M.H.H đến chơi tại phòng ở của chị L.T.S lúc đang ngủ thì thấy nhói đau ở ngón tay. Tỉnh dậy, anh M.H.H thấy đốt ngón út đã đứt rời, liền nhặt cho vào túi nilon rồi bảo chị L.T.S đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, chị L.T.S bực tức nên đưa anh M.H.H ra về không cần bác sĩ xử lý vết thương. Trên đường về, chị L.T.S đã vứt túi nilon đựng ngón tay của anh M.H.H.

Ngày 2/9/2023, anh M.H.H và chị L.T.S đi du lịch ở Tràng An, Ninh Bình. Buổi tối tại khách sạn, anh M.H.H thấy đau ở tai phải máu chảy nhiều phải đưa vào bệnh viện để băng vết thương. Ngày 3/9/2023 trở về Hà Nội, anh M.H.H vào bệnh viện khâu vết thương. Đến ngày 18/9/2023, khi gia đình nhìn thấy vết thương ở tai phải anh M.H.H, anh đã kể lại toàn bộ sự việc. Gia đình đã đưa anh M.H.H đến cơ quan công an trình báo sự việc. Tại CQĐT, trong biên bản làm việc anh M.H.H đề nghị xử lý hành vi của L.T.S theo quy định của pháp luật vì đã gây thương tích cho anh.

Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Văn Tú cho biết, ở vụ việc này, người nam bị bạn nữ cắt đầu ngón V bàn tay trái trong lúc ngủ, nhưng bạn nam không đi khám, không trình báo công an, vẫn chấp nhận được bạn nữ băng bó, chăm sóc, vẫn duy trì mối quan hệ tình cảm. Người nam không rõ lý do cụ thể vì sao bạn nữ lại làm tổn thương mình, nhưng vì yêu nên tha thứ, khuyên nhủ. Nhưng lần tiếp theo, bị bạn nữ cắn đứt một phần vành tai trái, do không chịu đựng được và được người nhà khuyên bảo đã đến trình báo công an.

“Tôi còn nhớ, anh M.H.H khi đến cơ quan giám định nhận thấy tính cách có vẻ trầm tính, hơi nhút nhát. Tôi chỉ được tiếp xúc với người bị hại, nên không hiểu được hoàn toàn câu chuyện, hiểu được tâm lý, suy nghĩ bạn nữ. Nhưng ở phía bạn nam, tôi nhận thấy nỗi đau tâm lý và tổn thương ở thể xác. Liệu đó có phải là tình yêu hay không là vấn đề rất khiến tôi suy nghĩ”, theo bác sĩ Nguyễn Văn Tú.

“Từ góc độ cơ quan giám định, điều tôi lo ngại hiện nay là tình trạng “cuồng yêu, cuồng ghen” xảy ra khá nhiều. Theo y học, “Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần” của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM-IV) cho thấy, “cuồng yêu” có thể được xếp vào nhóm rối loạn nhân cách (personality disorders). Từ rối loạn này, người “cuồng yêu” dẫn đến cảm xúc ghen tuông, giận dữ, căm thù người yêu, không kiểm soát được cảm xúc. Từ đó dẫn đến việc người “cuồng yêu” dễ bị kích động, gây hấn, lừa dối người khác; sẵn sàng vi phạm pháp luật, thậm chí giết người yêu khi bị từ chối, chia tay; kiểm soát người yêu một cách quá mức thông qua điện thoại, tin nhắn và các mối quan hệ của đối phương trong đời thực; phụ thuộc vào người yêu một cách quá mức...

Theo tôi, với mỗi người nếu chẳng may gặp phải đối tượng “cuồng yêu, cuồng ghen” rất cần sự giúp sức của chuyên gia tham vấn, của người thân và đặc biệt cùng với sự giúp sức của cơ quan chức năng bằng những sự can thiệp mạnh mẽ nếu cần. Cạnh đó, mỗi gia đình cần tạo ra hành lang tâm lý phát triển an toàn cho con cái, tránh những khủng hoảng không đáng có hay sang chấn ảnh hưởng đến đời sống của con cái. Bên cạnh đó, phải thường xuyên giáo dục giới tính, giáo dục tình cảm và giá trị sống, kỹ năng sống, đặc biệt là ứng xử trong tình yêu. Tăng cường giáo dục cho trẻ em về việc tôn trọng giá trị bản thân mình. Không dễ dàng để cho người khác xâm hại đến thân thể hoặc làm tổn thương tinh thần, danh dự, nhân phẩm... kể cả đó là người thân, người yêu của mình. Phát hiện sớm những người có biểu hiện tâm lý bất thường để có biện pháp ngăn chặn tình huống xấu có thể xảy ra.

Về mặt xã hội học, tôi nghĩ cũng cần có những nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề này ở nhiều góc độ để hướng đến sự can thiệp có cơ sở trên bình diện cá nhân và xã hội” - bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, Giám đốc Trung tâm Pháp y Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đa dạng hình thức truyền thông để ngăn chặn bạo lực giới

Ngày 9/1/2025, Trung tâm dịch vụ một cửa - Ngôi nhà Ánh Dương đã chính thức khai trương tại tỉnh Hòa Bình. (Ảnh: Vietnam.vn)
(PLVN) - Những kết quả điều tra quốc gia cho thấy có 62,9% phụ nữ (tức là gần 2/3 phụ nữ) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực giới và từ năm 2010 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã liên tiếp phê duyệt các Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, trong đó khẳng định mục tiêu đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình, giảm dần bạo lực trên cơ sở giới. Để ngăn chặn bạo lực giới một cách hiệu quả, chúng ta cần chú trọng và tăng cường các hoạt động truyền thông.

Nỗ lực bảo vệ trẻ em gái vị thành niên khỏi bạo lực trên cơ sở giới

Hơn 4.000 học sinh đã được hưởng lợi từ các chương trình truyền thông và giáo dục của Dự án. (Ảnh: Plan)
(PLVN) - Đầu tư vào con người, đầu tư vào giáo dục là một hành trình rất dài, kết quả có thể không thấy ngay nhưng đều hướng tới sự bền vững. Mới đây, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang phối hợp với Plan International Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Trẻ em gái vị thành niên được học tập và được bảo vệ khỏi bạo lực trên cơ sở giới trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19”.

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

'Chợ Tết Nhân ái' nơi tiền tiêu Tổ quốc

'Chợ Tết Nhân ái' nơi tiền tiêu Tổ quốc
(PLVN) - Ngày 12/1, UBMTTQ TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) phối hợp với CLB Thiện nguyện Nhân ái TP Móng Cái và các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức “Chợ Tết Nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025.

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Chuyện đón Tết ở ngành dệt may

Trao tặng quà Tết Ất Tỵ năm 2025 cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn tại Tết Sum vầy ở Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP. (Ảnh: Công đoàn dệt may Việt Nam)
(PLVN) - Thưởng Tết là mong muốn chung của rất nhiều người lao động (NLĐ) hiện nay, bởi ngoài có thêm một khoản tiền, đây còn là niềm động viên tinh thần rất lớn, thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với NLĐ. Đặc biệt, trong giai đoạn sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn như những năm qua, điều này càng trở nên trân quý hơn.

Kiểm soát an toàn các hoạt động đón Tết

Nhiều mặt hàng bánh kẹo Tết tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm. (Ảnh minh hoạ: PV)
(PLVN) - Tháng Chạp về, không khí chuẩn bị cho Tết Nguyên đán trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, người người, nhà nhà tất bật lo toan, sắm sửa. Tuy nhiên, ẩn sau các hoạt động đón Tết là không ít hiểm họa rình rập. Để có một mùa Tết an vui, bên cạnh nỗ lực kiểm soát an toàn của cơ quan chức năng, mỗi cá nhân cần chủ động nâng cao ý thức phòng ngừa và bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như cộng đồng.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Hiện thực hóa mục tiêu Net Zero khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt kêu gọi các nhà khoa học tìm kiếm giải pháp thiết thực để thực hiện mục tiêu Net Zero. (Ảnh: TH )
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND TP Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học "Triển khai Chương trình KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)".

Khi chính sách, pháp luật 'chuyên chở' niềm vui an sinh xã hội

Xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát là rất cần thiết. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Tiếp nối các năm trước, năm 2024, chính sách an sinh xã hội tiếp tục khẳng định vai trò là “xương sống” của hệ thống chính sách xã hội trong phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro của người dân trong cuộc sống. Để từ đó người dân có cuộc sống tốt đẹp, xã hội phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của Nhân dân.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...