Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu: Một bước tiến lịch sử

Tại COP29, các quốc gia đã đạt được đồng thuận về Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu mới, đánh dấu bước tiến lớn trong việc hiện thực hóa các cam kết khí hậu. Sau nhiều năm đàm phán căng thẳng, khuôn khổ này thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế và các quy tắc chung cho việc giao dịch tín chỉ carbon, hỗ trợ các quốc gia và doanh nghiệp giảm phát thải hiệu quả với chi phí thấp nhất. Đây là bước chuyển mình mang tính hệ thống, không chỉ tạo điều kiện đạt mục tiêu khí hậu mà còn thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Khuôn khổ mới được xây dựng dựa trên Điều 6 của Thỏa thuận Paris, cho phép các quốc gia hợp tác thông qua cơ chế thị trường để giảm phát thải. Điểm nổi bật của khuôn khổ này là việc bảo đảm các giao dịch tuân thủ nguyên tắc không "đếm kép" lượng phát thải giảm được. Các dự án được cấp tín chỉ carbon phải đáp ứng các tiêu chí bền vững và mang lại lợi ích khí hậu thực sự. Trước COP29, các cơ chế thị trường carbon chủ yếu hoạt động ở cấp độ quốc gia hoặc khu vực, thiếu sự liên kết và đồng bộ. Thị trường carbon toàn cầu sẽ khắc phục những hạn chế này, cho phép chuyển giao tín chỉ carbon giữa các quốc gia một cách minh bạch và hiệu quả.

Về những điểm chính, Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu thiết lập các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về tín chỉ carbon, nhằm bảo đảm tính toàn vẹn môi trường và tránh tình trạng “greenwashing” (tẩy xanh). Tiêu chuẩn cũng bao gồm các yêu cầu về đo lường, báo cáo và xác minh (MRV) lượng phát thải giảm được, đồng thời tích hợp các tiêu chí về tính bền vững và tác động xã hội. Đáng chú ý, mặc dù đạt được sự đồng thuận, COP29 vẫn chứng kiến những tranh luận gay gắt về các quy định liên quan đến Điều 6. Một số tổ chức phi chính phủ cảnh báo rằng các quy tắc hiện tại có thể tạo ra lỗ hổng, cho phép các quốc gia phát triển lợi dụng cơ chế này để né tránh trách nhiệm. Ví dụ, các nước phát triển có thể sử dụng tín chỉ carbon để đạt được mục tiêu khí hậu, nhưng không thực sự giảm phát thải trong nước, gây ra hiện tượng “greenwashing” (tẩy xanh). Tổ chức Carbon Market Watch nhấn mạnh rằng cần có thêm các quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo tính liêm chính của thị trường và ngăn chặn gian lận.

Theo đó, Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu cũng yêu cầu thiết lập một hệ thống giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, bao gồm việc tuân thủ các quy tắc, tiêu chuẩn và sử dụng nguồn thu từ thị trường. Công nghệ đóng vai trò trung tâm trong vận hành thị trường, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả và bảo mật của thị trường carbon, với các ứng dụng nổi bật như blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống Internet vạn vật (IoT) và các nền tảng giao dịch trực tuyến. Trong đó, blockchain được xem là công nghệ cốt lõi, giúp ghi lại và theo dõi các giao dịch tín chỉ carbon một cách minh bạch và an toàn, ngăn chặn gian lận, tình trạng “đếm kép” và tăng cường sự tin cậy của các bên tham gia. Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phân tích dữ liệu khí hậu, dự báo xu hướng phát thải và tối ưu hóa các dự án giảm phát thải, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động thị trường. IoT, với các cảm biến hiện đại, giúp thu thập và giám sát chính xác lượng phát thải từ các nguồn khác nhau, cung cấp thông tin đáng tin cậy và kịp thời. Ngoài ra, các nền tảng giao dịch trực tuyến kết nối người mua và người bán tín chỉ carbon, đơn giản hóa giao dịch, nâng cao hiệu quả và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường. Ông António Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã khẳng định: “Công nghệ sẽ giúp chúng ta chuyển từ các cam kết sang hành động thực tiễn, bảo đảm rằng không một quốc gia nào bị bỏ lại phía sau”.

Mặt khác, khuôn khổ cũng bao gồm các điều khoản đặc biệt hỗ trợ các nước kém phát triển tham gia thị trường carbon. Các quốc gia này sẽ được cung cấp nguồn lực tài chính và kỹ thuật cần thiết, giúp họ tận dụng thị trường carbon để thúc đẩy phát triển bền vững. Đây cũng là một trong những điểm sáng trong COP29 khi mở ra cơ hội cho nhiều quốc gia kém phát triển nhưng có tiềm năng lớn trong việc bán tín chỉ carbon từ các dự án bảo vệ rừng, phát triển năng lượng tái tạo và nông nghiệp bền vững. Trên thực tế, các dự án như REDD+ (Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng) đã trở thành công cụ quan trọng giúp các quốc gia này thu hút đầu tư quốc tế. Tại COP29, đại diện từ các nước châu Phi nhấn mạnh rằng nguồn tài chính từ thị trường carbon sẽ được sử dụng để cải thiện hạ tầng, giáo dục và phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng đối mặt với nhiều thách thức. Đơn cử, một số quốc gia lo ngại rằng họ có thể trở thành “sân chơi” cho các nước phát triển mua tín chỉ carbon mà không thực hiện cắt giảm phát thải thực sự.

Tương lai của hành động khí hậu và cơ hội của Việt Nam

Các quốc gia đang phát triển cần cơ chế hỗ trợ kịp thời để chuyển đổi xanh. (Ảnh: UNCTAD)

Các quốc gia đang phát triển cần cơ chế hỗ trợ kịp thời để chuyển đổi xanh. (Ảnh: UNCTAD)

Quả thực, COP29 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm tiêu chuẩn hóa toàn cầu cho thị trường carbon, khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại để tăng cường minh bạch, hỗ trợ các nước kém phát triển tận dụng thị trường carbon để thúc đẩy kinh tế bền vững. Theo đó, Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu không chỉ là một giải pháp khí hậu, mà còn là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy đầu tư xanh, phát triển bền vững và bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai. Bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) nhận xét: “Đây là nền tảng chung, không chỉ hỗ trợ quốc gia giảm phát thải mà còn góp phần xây dựng lòng tin trong hợp tác quốc tế”.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm. Các nước cần hợp tác chặt chẽ hơn để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, như bảo đảm công bằng giữa các quốc gia và ngăn chặn gian lận trong giao dịch tín chỉ. Bà Patricia Espinosa, cựu Tổng Thư ký UNFCCC (Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu) nhận định: “Thị trường carbon không phải là giải pháp duy nhất, nhưng nếu được thiết kế đúng cách, nó sẽ trở thành công cụ mạnh mẽ giúp chúng ta đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu”. Thị trường carbon toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều “bài toán hóc búa”. Đó là các thách thức về bảo đảm tính toàn vẹn môi trường, bảo đảm công bằng và công lý khí hậu, tránh việc thị trường này gây bất lợi cho các quốc gia kém phát triển hoặc các cộng đồng dễ bị tổn thương. Ngoài ra, sự phức tạp về kỹ thuật và yêu cầu chuyên môn cao cũng đặt ra thách thức lớn trong thiết kế và vận hành thị trường. Cuối cùng, thị trường carbon cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính, chẳng hạn như biến động giá tín chỉ carbon sẽ rất khó kiểm soát nếu không được quản lý chặt chẽ.

Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết mạnh mẽ về mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Ở nước ta, thị trường carbon mang lại nhiều lợi ích tiềm năng, như tạo cơ chế khuyến khích tài chính cho việc giảm phát thải, giúp quốc gia và doanh nghiệp đạt được mục tiêu khí hậu với chi phí thấp nhất. Đồng thời, thị trường này thúc đẩy đầu tư vào các công nghệ sạch và năng lượng tái tạo, góp phần vào quá trình chuyển dịch năng lượng xanh. Ngoài ra, thị trường carbon có thể tạo nguồn thu cho các dự án phát triển bền vững, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi trường.

Để đáp ứng xu thế chung toàn cầu, Việt Nam đang chủ động tích cực học hỏi kinh nghiệm quốc tế, hoàn thiện khung pháp lý và đầu tư vào công nghệ để tham gia thị trường carbon một cách hiệu quả, góp phần đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững. Nhiều ý kiến cho rằng, trước tiên, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường carbon, bao gồm các quy định về tiêu chuẩn tín chỉ carbon, cơ chế giao dịch, cơ chế giám sát và chế tài xử phạt. Đồng thời, các chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghệ để hỗ trợ hoạt động của thị trường carbon, chẳng hạn như công nghệ blockchain và AI cũng rất cần thiết. Trong hành trình này, Việt Nam cần nâng cao năng lực cho các bên liên quan, bao gồm Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, về thị trường carbon; cùng với việc tích cực tham gia thị trường carbon quốc tế để tiếp cận các nguồn lực tài chính và kỹ thuật, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc kết hợp giữa các chính sách giảm phát thải trực tiếp và thị trường carbon đều được xem là “chìa khóa” để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.