Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Hành lang pháp lý vững chắc cho bình đẳng giới

Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp luật tương đối vững chắc nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở mọi lĩnh vực trong xã hội, bao gồm chính trị, kinh tế, gia đình, y tế, giáo dục, thông tin,…

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế về bình đẳng giới, như Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).

Đáng chú ý, Nghị quyết số 28/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, đã đề ra các mục tiêu, giải pháp thu hẹp khoảng cách giới và tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đơn cử, trong lĩnh vực chính trị, đến năm 2025, 60% và đến năm 2030, 75% các cơ quan quản lý nhà nước các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Trong lĩnh vực kinh tế - lao động, tăng tỷ lệ lao động nữ hưởng lương và tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, đồng thời giảm tỷ lệ lao động nữ trong nông nghiệp. Đáng chú ý là trong lĩnh vực gia đình, Chiến lược yêu cầu giảm số giờ làm việc nhà của phụ nữ, hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới.

Đặc biệt, Quyết định số 1898/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” (gọi tắt là Đề án 1898), đã thúc đẩy sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ tại vùng dân tộc thiểu số, góp phần đạt các mục tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Đề án đặt ra các mục tiêu cụ thể như 100% cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương và 50% cán bộ liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, xã được tập huấn, nâng cao năng lực; 80% số hộ gia đình dân tộc thiểu số rất ít người được tiếp cận thông tin về bình đẳng giới; 100% các trường bán trú, nội trú tuyên truyền kỹ năng sống và kiến thức về giới; 30 - 50% xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người xây dựng mô hình bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực. Ví dụ điển hình là tỉnh Đồng Nai, với dân số khoảng 3,2 triệu người, trong đó trên 50 dân tộc anh em cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số có trên 198.784 người, chiếm 6,42% dân số toàn tỉnh. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, tính đến 2024, toàn tỉnh còn 566 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 0,0649%; lãnh đạo nữ ở cơ quan nhà nước chiếm 62,06%; doanh nghiệp có chủ nữ đạt 33,6%; 99,89% trẻ dân tộc thiểu số hoàn thành tiểu học; tỷ lệ nữ học nghề đạt 32,67%.

Đối với cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng và toàn xã hội nói chung, các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã thay đổi nhận thức và hành vi, góp phần xây dựng một xã hội công bằng hơn. Pháp luật không chỉ đặt ra các quy định mà còn định hướng hành vi, xây dựng văn hóa ứng xử trong xã hội. Cụ thể, pháp luật yêu cầu các cơ quan, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục về giới và bình đẳng giới, nâng cao nhận thức cộng đồng. Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật đều phải xem xét tác động giới, bảo đảm không có sự phân biệt đối xử. Pháp luật cũng quy định các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với hành vi vi phạm bình đẳng giới, từ đó răn đe và giáo dục cộng đồng.

Hoàn thiện pháp luật, tiến tới xóa bỏ khoảng cách giới

Trong lĩnh vực chính trị tỷ lệ nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý vẫn còn hạn chế. (Ảnh minh họa: giaoducthoidai.vn)

Trong lĩnh vực chính trị tỷ lệ nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý vẫn còn hạn chế. (Ảnh minh họa: giaoducthoidai.vn)

Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ, song Việt Nam vẫn đối mặt với những thách thức lớn trong việc xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giới. Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2022 của WEF cho thấy Việt Nam xếp hạng 83/146 quốc gia, cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm.

Những định kiến truyền thống, khoảng cách thu nhập, cơ hội thăng tiến hạn chế và tình trạng bạo lực giới là những vấn đề cần giải quyết. Có thể kể đến một thực tế trong lĩnh vực chính trị là tỷ lệ nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý vẫn còn hạn chế và có xu hướng giảm sút. Hiện nay, hệ thống chỉ tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị chưa toàn diện và cụ thể. Việc thiếu các chỉ tiêu định lượng về tỷ lệ nữ giới ở các vị trí lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội gây khó khăn cho việc giám sát và đánh giá hiệu quả thực hiện bình đẳng giới. Hơn nữa, việc thiếu quy định về tỷ lệ nữ giới trong các khâu tuyển dụng, luân chuyển cán bộ cũng làm giảm khả năng bảo đảm tỷ lệ nữ giới ở khâu bổ nhiệm. Trong khi đó, sự khác biệt về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ (nữ 60 tuổi, nam 62 tuổi theo lộ trình) trong khi độ tuổi bắt đầu tham gia lao động là như nhau đã tạo ra sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển nghề nghiệp và tham gia chính trị. Quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến độ tuổi quy hoạch, bổ nhiệm, hạn chế cơ hội thăng tiến của nữ giới, đặc biệt là ở các vị trí lãnh đạo cấp cao.

Thêm vào đó, một số quy định trong các văn bản pháp luật liên quan đến công tác cán bộ còn gây khó khăn cho nữ giới. Ví dụ, trong quy hoạch cán bộ, việc quy định cán bộ đưa vào quy hoạch phải đủ tuổi công tác từ 2 nhiệm kỳ trở lên đã tạo ra rào cản cho cán bộ nữ do tuổi nghỉ hưu thấp hơn nam giới. Mặc dù đã có quy định về tỷ lệ nữ trong quy hoạch, nhưng việc thiếu chế tài đối với các cơ quan, tổ chức không đạt chỉ tiêu, đặc biệt là ở các vị trí lãnh đạo chủ chốt, cũng làm giảm hiệu quả thực hiện. Về đào tạo, bồi dưỡng, việc thiếu hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ nữ cán bộ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi cũng hạn chế cơ hội học tập và thăng tiến của họ. Về bổ nhiệm, mặc dù tiêu chuẩn bổ nhiệm là như nhau cho cả nam và nữ, nhưng cơ hội được bổ nhiệm của nữ giới vẫn thấp hơn do tuổi nghỉ hưu và thiếu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong bổ nhiệm.

Rõ ràng, những vấn đề kể trên cũng là thách thức chung với mọi phụ nữ trong các lĩnh vực khác ngoài chính trị. Việc lồng ghép giới trong xây dựng văn bản pháp luật chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Nhiều văn bản pháp luật vẫn được coi là “trung tính về giới”, không phân biệt đối xử giữa nam và nữ, do đó không giải quyết được các thách thức cụ thể mà nữ giới gặp phải. Việc thiếu quy trình, thủ tục phân tích giới chặt chẽ trong quá trình soạn thảo văn bản đã làm giảm hiệu quả của lồng ghép giới.

Để đạt được bình đẳng giới thực chất, một yếu tố quan trọng là sự thay đổi sâu sắc trong văn hóa ứng xử kết hợp với thực thi pháp luật. Hoàn thiện hệ thống pháp luật cần được ưu tiên thông qua rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định nhằm loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử. Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, bảo đảm các quy định được áp dụng nghiêm minh, tạo nền tảng bền vững cho sự công bằng giới. Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao nhận thức cộng đồng bằng các chương trình tuyên truyền và giáo dục về bình đẳng giới. Những hoạt động này giúp thay đổi định kiến lâu đời, xây dựng tư duy mới về vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Văn hóa ứng xử tôn trọng bình đẳng giới phải được thể hiện rõ nét trong từng hành động hàng ngày, từ gia đình, nơi làm việc đến môi trường công cộng. Phụ nữ cần được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động kinh tế, khởi nghiệp, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Đặc biệt, các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số cần được hỗ trợ để bảo đảm mọi cá nhân đều có cơ hội ngang bằng.

Bình đẳng giới không chỉ là câu chuyện pháp luật mà còn là hành trình thay đổi văn hóa và nhận thức. Kết hợp giữa khung pháp lý vững chắc, chính sách hỗ trợ cụ thể và giáo dục cộng đồng sẽ tạo nên một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, nơi không ai bị bỏ lại phía sau.

Tin cùng chuyên mục

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Đọc thêm

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông

Cả 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe rác lao xuống sông đều đã được tìm thấy.

(PLVN) -  Sáng 23/11, thông tin từ lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, sau một thời gian nỗ lực tìm kiếm, đã tìm thấy cả 2 thi thể nạn nhân mất tích sau khi xe chở rác bất ngờ húc gãy lan can cầu treo Bình Thành, lao xuống sông Hữu Trạch (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà).

Cháy lớn tại công ty sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương

Cháy lớn tại công ty sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương
(PLVN) - Đến 13 giờ ngày 23/11, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (PCCC&CHCN) tỉnh Bình Dương và lực lượng chức năng TP Bến Cát đã cơ bản khống chế được đám cháy tại Công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mori Shige (địa chỉ 225E ĐT 744, khu phố Lồ Ô, phường An Tây, TP Bến Cát , tỉnh Bình Dương).

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan
(PLVN) -  Sáng sớm ngày 23/11, do ảnh hưởng của lưỡi áp thấp lục địa, khu vực đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp, xuất hiện lớp băng mỏng.