Quảng Ngãi đề ra phương án quản lý trụ sở dôi dư sau sáp nhập

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi được sáp nhập, xây dựng trụ sở mới, hàng loạt công trình trụ sở Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi dôi dư bị bỏ hoang. Để tránh lãng phí tài sản nhà đất công, địa phương đang tính các phương án quản lý...

Thời gian qua, nhu cầu sử dụng đất đai, nhất là các quỹ “đất vàng” tại tỉnh Quảng Ngãi vẫn rất cao. Tuy nhiên, nhiều khu đất như vậy lại lâm cảnh “bỏ hoang” cùng với các công trình trụ sở Nhà nước đã được xây mới hoặc sáp nhập huyện.

Theo tìm hiểu của PV, tháng 9/2018, dự án Trung tâm Chính trị - Hành chính huyện Sơn Tịnh với tổng mức đầu tư khoảng 367 tỷ đồng tại xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) được khánh thành và đưa vào sử dụng cũng là lúc nhiều trụ sở làm việc cũ bị bỏ hoang.

Công trình trụ sở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Sơn Tịnh bị bỏ hoang nhiều năm nay.

Công trình trụ sở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Sơn Tịnh bị bỏ hoang nhiều năm nay.

Đơn cử như Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện (diện tích khoảng 1.100m2), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nằm trên đường Võ Nguyễn Giáp thuộc phường Trương Quang Trọng ( TP Quảng Ngãi) bị bỏ hoang nhiều năm nay.

Ghi nhận của PV tại những trụ sở này, hệ thống cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều mảng tường bị bong tróc, nứt nẻ. Toàn bộ khuôn viên được bao phủ bởi màu xanh của cỏ dại mọc um tùm, trông rất nhếch nhác. Trong khuôn viên của phòng Giáo dục & Đào tạo, một số người dân tận dụng khuôn viên công trình này để bày bán cây cảnh, trồng bắp.

Theo một người dân địa phương, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Sơn Tịnh và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Tịnh có diện tích lớn và nằm ở vị trí đắc địa nhưng bị bỏ hoang 6 năm nay, gây lãng phí.

Cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, cây cỏ mọc um tùm ở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Sơn Tịnh.

Cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, cây cỏ mọc um tùm ở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Sơn Tịnh.

“Đất mặt tiền mà bỏ hoang mấy năm thế này phí quá, để người dân tận dụng làm mấy việc nhỏ nhỏ như vậy thấy còn hợp tình, hợp lý hơn nhiều, đỡ u ám”, một người dân địa phương cảm thán.

Cạnh Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Sơn Tịnh, sân vận động Sơn Tịnh với diện tích hơn 14.200m2 cũng lâm cảnh tương tự. Được biết, đây từng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao lớn của địa phương nhưng 6 năm qua cửa đóng then cài.

Sân vận động Sơn Tịnh có diện tích hơn 14.200m2 nằm ở vị trí đắc địa ở TP Quảng Ngãi bị bỏ hoang 6 năm nay.

Sân vận động Sơn Tịnh có diện tích hơn 14.200m2 nằm ở vị trí đắc địa ở TP Quảng Ngãi bị bỏ hoang 6 năm nay.

Năm 2014, thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính TP Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc TP Quảng Ngãi, sân vận động của huyện Sơn Tịnh giao cho UBND TP Quảng Ngãi quản lý, sử dụng.

Sau khi chuyển giao, các giải bóng đá truyền thống của huyện Sơn Tịnh chuyển về sân vận động bóng đá xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh để tổ chức. Cũng từ đó, sân vận động Sơn Tịnh rơi vào tình trạng bỏ hoang, cây cỏ dại mọc um tùm, nhếch nhác.

Lãnh đạo phường Trương Quang Trọng thông tin, trước những phản ánh của cử tri cũng như báo chí, TP Quảng Ngãi đã chỉ đạo Trung tâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thao TP Quảng Ngãi xây dựng phương án sử dụng sân vận động này, tránh gây lãng phí công trình.

Tương tự, huyện Tây Trà, người dân địa phương cũng xót xa khi chứng kiến các trụ sở được đầu tư hàng tỷ đồng bị bỏ không gây lãng phí rất lớn.

Cụ thể, vào 2020, sau khi sáp nhập huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng, tất cả tài sản của huyện Tây Trà được bàn giao cho huyện Trà Bồng quản lý, gồm hàng chục khu nhà công vụ, với tổng diện tích đất sử dụng hơn 589.000 m², tổng giá trị hơn 516 tỷ đồng; cùng với 12 ôtô, máy móc, trang thiết bị trị giá hơn 72 tỷ đồng.

Dù địa phương đã rất cố gắng sắp xếp, nhưng do số lượng các trụ sở, nhà cửa dôi dư quá nhiều sau sáp nhập nên chưa sử dụng hết.

Các phòng ở trụ sở Phòng GDĐT huyện Sơn Tịnh đều xuống cấp nghiêm trọng.

Các phòng ở trụ sở Phòng GDĐT huyện Sơn Tịnh đều xuống cấp nghiêm trọng.

Báo cáo của UBND huyện Trà Bồng cho thấy, địa phương đã xây dựng xong phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Nhà nước. Trong đó đã sắp xếp, điều chuyển 9 cơ sở nhà đất của 7 cơ quan, đơn vị thuộc huyện Tây Trà cũ với tổng diện tích đất là 11.555 m2, diện tích xây dựng sàn là 3.359 m2. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu tiếp nhận của xã Trà Phong để phục vụ cho việc làm trụ sở các cơ quan xã là rất ít.

Để khắc phục điều này, huyện Trà Bồng có chủ trương trong thời gian sắp đến sẽ tiến hành mời gọi đầu tư và bán đấu giá.

Cảnh hoang tàn của các công trình Nhà nước ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang gây xót xa, trong khi nhu cầu sử dụng đất đai tại địa phương vẫn rất cao.

Cảnh hoang tàn của các công trình Nhà nước ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang gây xót xa, trong khi nhu cầu sử dụng đất đai tại địa phương vẫn rất cao.

Ông Trần Văn Sương, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng chia sẻ, huyện đã nỗ lực sắp xếp sử dụng nhiều trụ sở dôi dư sau khi sáp nhập. Trước mắt, huyện quản lý những trụ sở dôi dư sau sáp nhập nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xuống cấp.

Đọc thêm

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí
(PLVN) - Năm 2024, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực khi giảm cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Chủ động, sáng tạo, đổi mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các KCN, KKT đạt 4,35 tỷ USD. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Hải Phòng đã chủ động, quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện 18/18 nhiệm vụ kinh tế - xã hội (vượt mức 5/5 chỉ tiêu được giao), tiếp tục đột phá trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP Hải Phòng.

Đường đến đô thị toàn cầu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bản Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được đánh giá là con đường sẽ đưa TP HCM đến mục tiêu đô thị toàn cầu.

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Yên Châu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tại huyện Yên Châu.
(PLVN) - Ngày 6/1, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Châu và Quyết định của UBND tỉnh về công nhận đô thị Yên Châu (thị trấn Yên Châu mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang
(PLVN) - Trong hành trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Kiên Giang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tập trung các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách. Chính nhờ sự đầu tư này, vùng đất cực Tây Nam của Tổ quốc đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội toàn diện.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên
(PLVN) - Để không chỉ dẫn đầu mà còn là cửa ngõ Tây Nguyên, Lâm Đồng sẽ đầu tư các khách sạn cao cấp cùng những khu mua sắm đẳng cấp; ưu tiên xây dựng cảng cạn, trung tâm logistis; phấn đấu khởi công 2 dự án cao tốc đúng dịp chào mừng Giải phóng miền Nam 30/4/2025…

Tín dụng chính sách xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hiện thực hoá ước mơ cho đối tượng chính sách

Ông Trần Gia Công (Bí thư huyện uỷ Phú Vang, đứng đầu bên trái) kiểm tra, thăm hỏi người dân vay vốn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế), là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định
(PLVN) - Tại Đồn Biên phòng Mỹ An, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng cùng các ban, ngành đoàn thể và nhà hảo tâm trên địa bàn mới tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.