Mở cửa lúc 8h30 sáng 30/5, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết ở mức: 36,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,38 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 20 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với so với chiều qua.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,22 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,44 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 40 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ chiều ngày 30/5.
Vàng thế giới
Chốt phiên tại Mỹ vào rạng sáng 31/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đứng ở mức 1.261 USD/oz, giảm 6 USD/oz so với chốt phiên trước đó. Trong giao dịch có lúc giá vàng tăng lên mức 1.270 USD/oz.
Mở cửa phiên châu Á sáng nay, lúc 8 giờ (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao dịch ở mức 1.260 USD/oz, giảm thêm 1 USD/oz so với chốt phiên Mỹ trước đó vài giờ và cũng giảm 7 USD/oz so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Theo các chuyên gia thế giới, giá vàng không thể giảm mạnh vì Anh đang sắp diễn ra bầu cử Tổng thống, quả “bom” nợ của Hy Lạp vẫn treo lơ lửng chưa có lời giải và cũng không biết khi nào nổ ra thực sự. Những bất ổn này chính là nguyên nhân kìm hãm giá vàng ở mức cao.
Còn tại Anh, khảo sát cho thấy Đảng Bảo thủ của bà May không còn áp đảo Đảng Lao động của ứng cử viên đối lập. Cuộc bầu cử vào 8/6 tới sẽ tác động đến quá trình rút khỏi EU của nước Anh.
Giới đầu tư đang chờ đợi các số liệu kinh tế của Mỹ, trong đó có chỉ số việc làm để phán đoán hướng đi của Fed trong cuộc họp sắp tới.
Xu hướng hồi phục của đồng USD gây áp lực giảm giá lên vàng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn đứng khá vững ở quanh mức cao nhất 4 tuần do bất ổn địa chính trị gia tăng tại khu vực bán đảo Triều Tiên. Những diễn biến ở Anh, Ý và Hy Lạp cũng cho thấy châu Âu còn nhiều khó khăn.
Phân tích kỹ thuật cho thấy, xu hướng tăng ngắn hạn là chủ đạo. Ngưỡng kháng cự gần nhất là đỉnh cao tuần trước: 1.273,4 USD/ounce và sau đó là 1.280 USD/ounce. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất là thấp điểm thứ Sáu tuần trước: 1.256,2 USD/ounce và sau đó là: 1.250 USD/ounce.