Từ khóa: #Vạn Thịnh Phát

Bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận mình nắm giữ trên 90% cổ phần Ngân hàng SCB

Bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tại phiên tòa.
(PLVN) - Bước sang tuần thứ hai xử vụ án liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), sáng 11/3, HĐXX tiến hành xét hỏi đối với hai bị cáo còn lại trong vụ án là Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Capella).

Nguyễn Cao Trí đã chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan như thế nào?

Chiều ngày 5 tháng 3 địa diện VKS công bố cáo trạng 160 trang truy tố hành vi của 86 bị cáo
(PLVN) -  Trong phần thẩm tra lý lịch sáng ngày 05/3, bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Capella) cho rằng bản thân bị bệnh về cột sống nên rất khó khăn trong việc đi lại. Bị cáo Trí đề nghị HĐXX cho phép bị cáo được vắng mặt trong quá trình xét xử vì đã ủy quyền cho các luật sư cũng như bị đã đã hợp tác, hối thúc gia đình khắc phục xong hậu quả.

Trương Mỹ Lan và 12 bị cáo bị truy tố khung hình phạt tử hình

Vụ án Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận
(PLVN) -  Theo lịch xét xử, ngày 5/3, TAND TP.HCM đưa “đại án” liên quan tới Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo là lãnh đạo một số cơ quan chức năng, lãnh đạo Ngân hàng SCB cùng một số đại gia ra xét xử với hàng loạt tội danh và số tiền lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Bà Trương Mỹ Lan chuẩn bị hầu tòa

(Ảnh: Báo Công Thương)
(PLVN) - Ngày mai (5/3), Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh sẽ tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bà Trương Mỹ Lan Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các đồng phạm.

Nhóm lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tại TP.HCM đã “ngó lơ” những sai phạm của SCB như thế nào?

Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM (Ảnh Người Lao Động)
(PLVN) -  Trong suốt thời gian giám sát (từ 2016 đến 2022), mặc dù Tổ giám sát đã hơn 70 lần gửi báo cáo tình hình yếu kém của Ngân hàng SCB, đồng thời đề xuất với những người có trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại TP.HCM phải đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt vì có rất nhiều sai phạm. Thế nhưng vì vụ lợi nên các lãnh đạo này đã tìm mọi cách để “ém” thông tin, “ngó lơ” cho Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB tiếp tục vi phạm.

Trương Mỹ Lan thống trị Ngân hàng SCB mà không hề có chức vụ gì

"Bà trùm" Trương Mỹ Lan khi chưa bị khởi tố (Ảnh Internet)
(PLVN) -  Mặc dù không giữ chức vụ trong Ngân hàng SCB, nhưng Trương Mỹ Lan luôn nắm giữ cổ phần chi phối từ 85 đến hơn 91% tổng số cổ phần của Ngân hàng này. Do vậy Lan là người thực tế có quyền lực chi phối chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của Ngân hàng SCB ngay từ khi hợp nhất 3 ngân hàng tư nhân (Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất) thành ngân hàng SCB (2011) cho đến lúc vụ án bị cơ quan chức năng khởi tố (2022).