Kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát: Lời khai người ký các văn bản tạo lập, phát hành trái phiếu An Đông

Trương Huệ Vân tại phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 1 của vụ án. (Ảnh: Lương Hổ)
Trương Huệ Vân tại phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 1 của vụ án. (Ảnh: Lương Hổ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Như PLVN đã phản ánh, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất Kết luận điều tra giai đoạn II (KLĐT) vụ án xảy ra tại Cty Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và nhiều DN liên quan, đề nghị truy tố bị can Trương Mỹ Lan và 33 người khác. Trong số đó có chồng, em dâu và cháu gái Lan là Chu Lập Cơ, Ngô Thanh Nhã, Trương Huệ Vân; bị đề nghị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” vì đồng phạm, giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan.

Vai trò của em dâu Trương Mỹ Lan trong vụ án

Theo KLĐT, Ngô Thanh Nhã là em dâu của Trương Mỹ Lan. Ban đầu, Nhã được Lan sắp xếp tham gia Cty TNHH Vạn Thịnh Phát giúp chị dâu điều hành nhà hàng.

Đến năm 2006, Trương Mỹ Lan thành lập Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, giao cho Nhã làm Chủ tịch kiêm TGĐ Cty. Sau này, Trương Mỹ Lan tiếp tục giao cho Nhã giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Cty An Đông, đồng thời là TGĐ Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Tuy nhiên, Nhã chỉ thực hiện các các công việc liên quan đến hậu cần, lương, thưởng, từ thiện, quản lý nhà hàng, khách sạn của Cty. Mọi hoạt động về nhân sự, tài chính của các Cty này đều do Trương Mỹ Lan chỉ đạo, điều hành.

Qua quá trình làm việc tại Vạn Thịnh Phát, Nhã thấy DN này thành lập rất nhiều Cty. Ngoài các Cty mà Nhã được tham gia để thiết kế, quản lý nhà hàng, khách sạn thì các Cty còn lại thành lập để làm gì Nhã không rõ. Việc thành lập, quản lý và sử dụng các Cty đều do Văn phòng HĐQT Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện theo chủ trương của Trương Mỹ Lan.

Nhã xác nhận, với tư cách Chủ tịch HĐQT Cty An Đông, đã ký biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc hợp tác đầu tư với Cty SPG thực hiện dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và Khu nhà ở đô thị tại Phú Nhuận (TP HCM) do Peninsula làm chủ đầu tư với tổng chi phí khoảng 119.600 tỷ đồng.

Số tiền này bao gồm 22.000 tỷ đồng của Cty SPG, còn lại do Cty An Đông huy động vốn bằng hình thức vay của các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu hoặc hình thức hợp pháp khác.

Sau đó, với tư cách là TGĐ Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Nhã ký Hợp đồng mua sơ cấp trái phiếu để thực hiện 5 giao dịch chuyển tiền trong chuỗi các giao dịch khống tạo lập trái phiếu Cty An Đông năm 2018.

Quá trình làm việc với CQĐT, Nhã đã thừa nhận hành vi ký các biên bản, hợp đồng, chứng từ để tạo lập, phát hành trái phiếu Cty An Đông là vi phạm pháp luật. Nhưng việc này, bị can “thực hiện theo chủ trương, tin tưởng tuyệt đối vào sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan”.

Lời khai chỉ vì tin tưởng mà đưa gì cũng ký

Tương tự, Trương Huệ Vân là cháu của Trương Mỹ Lan, được Lan giao làm cổ đông, thành viên HĐQT Cty WMC, bổ nhiệm TGĐ năm 2015. Vốn góp của Huệ Vân do Trương Mỹ Lan cho nắm giữ, thực chất là tiền của Lan và thành viên HĐQT Cty An Đông. Huệ Vân không trực tiếp điều hành, quyết định các vấn đề về tài chính của 2 Cty mà do Lan điều hành.

Trương Huệ Vân thừa nhận, Cty WMC không có nhu cầu và nguồn lực để đầu tư trái phiếu thực tế và cũng không có 13.000 tỷ đồng để mua sơ cấp trái phiếu. Việc Cty An Đông phát hành trái phiếu là theo chủ trương của Lan. Mặc dù là thành viên HĐQT Cty An Đông nhưng Vân chưa từng họp hay được thông báo về việc phát hành trái phiếu, chỉ được nhân viên đưa đến bộ Hợp đồng mua bán trái phiếu và các chứng từ liên quan đã có đủ chữ ký của người khác. Vân tin tưởng vào chủ trương của Lan và đã được ông Nguyễn Hữu Hiệu (Phó TGĐ tài chính Cty WMC) kiểm tra, kiểm soát nội dung nên đã ký vào toàn bộ hợp đồng, chứng từ liên quan.

Quá trình làm việc với CQĐT, Huệ Vân thừa nhận hành vi sai phạm của mình, cho rằng vì tin tưởng Trương Mỹ Lan mà đã lập, ký các chứng từ khống để tạo lập trái phiếu, không được hưởng lợi, đã tự nguyện nộp tiền khắc phục một phần hậu quả vụ án.

CQĐT cho rằng, xuyên suốt vụ án từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, vai trò của bị can Trương Huệ Vân là người làm công hưởng lương, làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, không được hưởng lợi. Hơn nữa, bị can đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo và hợp tác tích cực với CQĐT; có nhân thân tốt nên CQĐT đề nghị cơ quan tố tụng xem xét khi lượng hình.

Chu Lập Cơ tại phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 1 của vụ án. Ảnh: Lương Hổ

Chu Lập Cơ tại phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 1 của vụ án. Ảnh: Lương Hổ

Đối với Chu Lập Cơ (chồng của Lan), CQĐT xác định là đồng phạm với vợ về hành vi “Rửa tiền”. Theo KLĐT, tại SCB, Chu Lập Cơ mở và sử dụng 3 thẻ thanh toán (Visa, Master) để thanh toán các dịch vụ, mua sắm nữ trang, kim khí, đá quý… cho cá nhân mình và vợ trong quá trình sinh sống, lưu trú, đi lại tại Việt Nam và các nước trên thế giới.

Từ ngày 1/1/2018 đến 10/1/2022, Trương Mỹ Lan chỉ đạo nhân viên nộp tổng số hơn 225 tỷ đồng vào thẻ Visa, Master của Chu Lập Cơ. Bị cáo này sau đó đã sử dụng hơn 33 tỷ đồng có nguồn gốc từ tiền tham ô của SCB, lừa đảo từ việc phát hành, bán trái phiếu Cty An Đông.

CQĐT cho rằng, bị can Chu Lập Cơ thừa nhận biết vợ chỉ đạo nhân viên thực hiện nộp tiền vào tài khoản mang tên mình và sau đó đã sử dụng thanh toán các hoạt động.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hoãn xét xử vụ án nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới TP Huế

Các bị cáo tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 20/3, TAND TP Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới TP Huế). Tuy nhiên, do triệu tập 508 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và 33 người làm chứng nhưng chỉ có mặt 3 người nên phiên tòa bị hoãn.

Chém chú trọng thương chỉ vì 200 nghìn đồng

Trần Sang bị TAND TP Huế xét xử về tội "Giết người".
(PLVN) - Ngày 19/3, TAND thành phố Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án 'Giết người' đối với vị cáo Trần Sang (SN 1969, trú tại thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu, quận Thuận Hóa, thành phố Huế).

Mua bán trái phép chất ma túy, ba bị cáo lĩnh tổng cộng 31 năm tù

3 bị cáo tại phiên toà.
(PLVN) -  Ngày 11/3, TAND tỉnh Quảng Ninh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Đức Hùng (SN 1995, thường trú tại tổ 72, khu 8, phường Cao Thắng); Đặng Tuấn Anh (SN 1991, phường Hà Khánh) và Bùi Quốc Công (SN 1996, thường trú tại tổ 6, khu 2, phường Hà Lầm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.

Chích điện, cưỡng bức nhân viên cấp dưới nhưng chỉ bị kết án 27 tháng tù: Nạn nhân kháng cáo

Chích điện, cưỡng bức nhân viên cấp dưới nhưng chỉ bị kết án 27 tháng tù: Nạn nhân kháng cáo
(PLVN) - Sau phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hưng (ngụ tổ dân phố An Phú, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) về tội “Hiếp dâm”; cho rằng hành vi chích điện, cưỡng bức mình nhưng bị cáo chỉ bị kết án 27 tháng tù là chưa phù hợp quy định pháp luật; phía nạn nhân đã kháng cáo bản án.

Án tù dành cho nhóm người “thổi” giá đất lên 30 tỷ đồng/m2

Phiên xử được tổ chức công khai, lưu động tại hội trường UBND xã Quang Tiến. (Ảnh trong bài: Hồng Mây)
(PLVN) -  Hôm qua (6/3), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa lưu động, tuyên phạt Phạm Ngọc Tuấn 3 năm tù; Ngô Văn Dương 30 tháng tù, Nguyễn Đức Thành 22 tháng tù; ba bị cáo còn lại trong vụ án được hưởng án treo gồm Nguyễn Thị Quỳnh Liên 12 tháng, Nguyễn Thế Trung 18 tháng, Nguyễn Thế Quân 15 tháng; cùng về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản, theo điểm c khoản 2 Điều 218 BLHS. Phiên xử được tổ chức công khai, lưu động tại hội trường UBND xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, nơi có các thửa đất liên quan vụ án.