Kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát: Hơn 30.081 tỷ đồng bị chiếm đoạt thế nào?

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm giai đoạn I.
Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm giai đoạn I.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngoài các hành vi đã bị truy tố, xét xử ở giai đoạn I của vụ án, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan còn tiếp tục bị đề nghị truy tố về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư.

Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an (C03) mới hoàn tất Kết luận điều tra giai đoạn II Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và nhiều doanh nghiệp có liên quan. Theo đó, C03 đề nghị truy tố bị can Trương Mỹ Lan và 33 người khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Theo Kết luận điều tra (KLĐT), tháng 8/2018, Trương Mỹ Lan họp với các lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng SCB và Cty chứng khoán TVSI để ra chủ trương sử dụng Cty An Đông và các Cty khác phát hành trái phiếu riêng lẻ, huy động tiền từ người dân để xử lý khó khăn tài chính cho Ngân hàng SCB. Thực hiện chủ trương của bà Lan, từ năm 2018 đến năm 2020, các đối tượng có liên quan tại TVSI, SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 4 Cty phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, không có tài sản đảm bảo với hơn 308.691 trái phiếu, để lừa bán cho các nhà đầu tư, thu về hơn 30.869 tỷ đồng.

Tiền thu được từ hoạt động bán trái phiếu không được sử dụng đúng mục đích, dẫn đến không có đủ nguồn tiền đảm bảo chi trả gốc và lãi đến hạn cho các trái chủ. Tính đến thời điểm khởi tố vụ án, 4 Cty nêu trên còn dư nợ hơn 30.081 tỷ đồng của hơn 35.000 trái chủ không có khả năng thanh toán.

Theo Công an, thủ đoạn phạm tội của các bị can là thành lập Cty “ma” (không có bộ máy nhân sự, hoạt động thực tế), thuê người đứng tên thành lập Cty, sở hữu cổ phần, tài sản, khoản vay, ký khống tài liệu… phục vụ cho các hoạt động tài chính của Tập đoàn; Ra chủ trương phát hành trái phiếu, lựa chọn Tổ chức phát hành, trái chủ sơ cấp, chạy dòng tiền “khống” để tạo lập 25 gói trái phiếu “khống” bán cho các nhà đầu tư để chiếm đoạt, sử dụng.

Kết quả điều tra xác định, toàn bộ các giao dịch nộp/rút tiền mặt/chuyển tiền tại Ngân hàng SCB liên quan đến dòng tiền hơn 30.869 tỷ đồng nêu trên đều là khống, không có tiền mặt nộp/rút thực tế mà chỉ đi lệnh dòng tiền để cân đối sổ quỹ tiền mặt hàng ngày tại Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn, Bến Thành…

Ngoài ra, theo KLĐT, sau khi Cty chứng khoán TVSI chuyển tiền về, các bị can đã thực hiện giao dịch rút tiền để sử dụng tại Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn, Bến Thành bằng 2 hình thức. Cụ thể, rút tiền mặt trực tiếp, đưa xuống hầm giao cho Bùi Văn Dũng (lái xe của Trương Mỹ Lan) chở về nhà riêng hoặc điểm đến chỉ định…; Cho các cá nhân được thuê đứng tên ký chứng từ rút tiền mặt, nộp tiền mặt vào các tài khoản chỉ định, sau đó tiếp tục đi lệnh chuyển tiền vào các tài khoản để trả nợ khoản vay, thanh toán thẻ tín dụng, chuyển tiền cho các Cty, cá nhân cụ thể…

Bằng phương thức thủ đoạn trên, các đối tượng đã che giấu được dòng tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu cũng như những tổ chức/cá nhân hoặc tài khoản được thụ hưởng tiền bán trái phiếu.

Tại Cơ quan điều tra, Trương Mỹ Lan thừa nhận việc ra chủ trương phát hành trái phiếu của các Cty thuộc Tập đoàn là trái quy định pháp luật. Bà Lan xin chịu trách nhiệm về sai phạm của mình và việc trả nợ trái phiếu cho các trái chủ bằng hình thức “sử dụng toàn bộ tiền, tài sản của Lan đã bị kê biên, phong tỏa, ngăn chặn, thu giữ và toàn bộ các khoản tiền, tài sản mà TAND TP HCM đã tuyên các cá nhân/tổ chức phải trả lại hoặc bồi thường cho Lan để ưu tiên thanh toán nợ và lãi trái phiếu cho các trái chủ.

Đọc thêm

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam
(PLVN) -Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú khu phố 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố thêm 2 cán bộ trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại Lào Cai

Vũ Xuân Nghiêm thời điểm bị bắt giữ.
(PLVN) -  Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc  của 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang, sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh An Giang cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…