Vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Sử dụng 23 doanh nghiệp để vận chuyển trái phép hơn 106.730 tỷ đồng qua biên giới

Trương Mỹ Lan tại phiên sơ thẩm giai đoạn 1 vụ án. (Ảnh: Hồng Mây)
Trương Mỹ Lan tại phiên sơ thẩm giai đoạn 1 vụ án. (Ảnh: Hồng Mây)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ năm 2012 đến 2022, các Cty thuộc Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 23 Cty, trong đó có 12 Cty thành lập, đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và 11 Cty, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện việc chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam...

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã đưa tin, VKSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Cty Vạn Thịnh Phát - VTP) và 33 bị can khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Trong đó, Trương Mỹ Lan và 8 bị can khác bị truy tố về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” vì đã thực hiện việc vận chuyển trái phép 4,5 tỷ USD.

Vận chuyển trái phép 4,5 tỷ USD qua biên giới trong 10 năm

Theo cáo buộc, từ 27/10/2012 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp; tư vấn giữa các Cty tại Việt Nam và Cty ở nước ngoài. Thông qua các hợp đồng này, nhóm người trên đã thực hiện việc nhận tiền từ nước ngoài chuyển về và từ Việt Nam chuyển ra nước ngoài tổng số tiền là 4,5 tỷ USD.

Theo lời khai của Trương Mỹ Lan, khi cần chuyển tiền ra nước ngoài để trả nợ hoặc nhận tiền vay từ nước ngoài chuyển về Việt Nam, Lan giao cho Trịnh Quang Công phối hợp cùng với Nguyễn Phương Anh, Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư, được giao quản lý các Cty nước ngoài) lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, vay nợ giữa các Cty tại Việt Nam và Cty, tổ chức ở nước ngoài (đều là các Cty “ma” thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc VTP).

Thông qua các hợp đồng khống này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài qua hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Dưới sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, các đối tượng thuộc VTP đã phối hợp với các nhân viên SCB thực hiện việc chuyển tiền, nhận tiền quốc tế. Đa số hồ sơ (các giấy tờ, thủ tục) chuyển tiền ra nước ngoài không đủ điều kiện như thiếu: Văn bản xác nhận của Cty tại Việt Nam về việc Cty nước ngoài sở hữu cổ phần theo hợp đồng chuyển nhượng; Chứng nhận Hợp pháp hóa lãnh sự của người đại diện Cty nước ngoài đứng ra ký hợp đồng chuyển nhượng...

Hoặc các giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam còn thiếu trường thông tin về chuyển tiền nên bị hệ thống tự động khóa... Tuy nhiên, các đối tượng có thẩm quyền tại SCB như Võ Tấn Hoàng Văn (TGĐ), Chen Yi Chung, Trương Khánh Hoàng (quyền TGĐ), Bùi Anh Dũng (Chủ tịch HĐQT) vẫn duyệt cho chuyển tiền trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế.

Kết quả điều tra xác định, từ năm 2012 đến 2022, bằng phương thức thủ đoạn nêu trên, các Cty thuộc VTP đã sử dụng 23 Cty, trong đó có 12 Cty thành lập, đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và 11 Cty, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện việc chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.

Cụ thể, có 21 Cty trong số 23 Cty nêu trên đã thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định tổng số tiền hơn 1,5 tỷ USD và 21 Cty thực hiện 152 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài về trái quy định với tổng số hơn 3 tỷ USD.

Ở hành vi này, Trương Mỹ Lan bị xác định phải chịu trách nhiệm cao nhất. Các bị can Trương Khánh Hoàng, Võ Tấn Hoàng Văn, Bùi Anh Dũng biết rõ hồ sơ, thủ tục chuyển tiền còn thiếu, không bảo đảm quy định tại Pháp lệnh ngoại hối… nhưng vẫn ký lệnh chuyển tiền ra nước ngoài.

Trong đó, bị can Trương Khánh Hoàng ký duyệt 38 lệnh chuyển tiền ra nước ngoài với tổng số tiền 929 triệu USD (tương đương 21.810 tỷ đồng) và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về (106 giao dịch) với tổng số tiền 1,9 tỷ USD (tương đương 47.392 tỷ đồng). Bị can Võ Tấn Hoàng Văn đã ký duyệt 20 lệnh giao dịch ra nước ngoài với tổng số tiền 516 triệu USD (tương đương 11.998 tỷ đồng)…

Một số người bị lợi dụng

Liên quan tới vụ án, có 12 đối tượng thuộc VTP đứng tên mở tài khoản tín dụng tại SCB, ký các chứng từ nộp tiền vào tài khoản, trong đó có bà Chu Duyệt Phấn (con gái bà Trương Mỹ Lan) và nhiều người khác.

Theo cơ quan chức năng, đây là những người này có mối quan hệ thân cận với vợ chồng Trương Mỹ Lan và Chu Lập Cơ (là con, cháu, thư ký, trợ lý), được Lan nhờ đứng tên mở các thẻ tín dụng tại Ngân hàng SCB, ký hồ sơ chứng từ nộp tiền vào tài khoản thẻ.

Các lần đi cùng với vợ chồng bà Trương Mỹ Lan sang Hồng Kông (Trung Quốc), các cá nhân này được Lan chỉ đạo sử dụng thẻ để thanh toán mua trang sức, chi tiêu khác; họ không biết nguồn tiền thanh toán thẻ.

Ngoài ra, có 180 cá nhân đứng tên ký chứng từ tại SCB, đứng tên GĐ các Cty thuê, được thuê ký các hợp đồng khống đều là lao động tự do, không có việc làm ổn định, được các đối tượng tại VTP nhờ đứng tên cổ phần, làm GĐ, kế toán trưởng các Cty “ma” thuộc VTP. Khi cần ký hồ sơ, chứng từ, các cá nhân này được gọi đến các chi nhánh SCB để ký các chứng từ rút, nộp tiền hoặc ủy nhiệm chi. Các chứng từ do nhân viên SCB đã lập sẵn, họ không biết nguồn gốc số tiền rút, nộp, chuyển, không được nhận các khoản tiền này.

Xét thấy họ là những người lệ thuộc, người làm công, ăn lương, thực hiện theo chỉ đạo, vai trò thứ yếu, không được Trương Mỹ Lan và đồng phạm trao đổi, bàn bạc trước khi thực hiện, không biết nguồn gốc tiền, không biết các hợp đồng, chứng từ chuyển tiền, rút tiền, nhận tiền đã được Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã “lập khống”. VKSND tối cao cho rằng Cơ quan CSĐT Bộ Công an không truy cứu trách nhiệm hình sự là phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Danh Chiến tại phiên tòa.

Lãnh 8 năm tù vì đâm người hàng xóm suýt mất mạng

(PLVN) - Ngày 6/9, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội “Giết người” đối với bị cáo Danh Chiến (50 tuổi) và tội Cố ý gây thương tích đối với Danh Căng (45 tuổi), cả 2 bị cáo cùng ngụ xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Bị hại trong vụ án này là Danh Căng, cũng là bị cáo trong vụ án.

Đọc thêm

Án tử hình cho 'giang hồ phố núi' Quân 'Idol'

Nguyễn Quốc Quân (còn gọi là Quân “Idol”) bị tuyên án tử hình.
(PLVN) - Sau 2 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 29/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị tuyên án tử hình với Nguyễn Quốc Quân (còn gọi là Quân “Idol”, sinh năm - SN 1991, trú tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) và 3 đồng phạm.

Tuyên án cựu Chủ tịch UBND xã lạm quyền chỉ đạo bán đất thu tiền

\Các bị cáo tại phiên sơ thẩm. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở phiên xử bị cáo Phan Đình Cương (SN 1965, cựu Bí thư, cựu Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà) cùng các đồng phạm Phạm Công Thành (SN 1958), Trần Văn Hiếu (SN 1979), Bùi Ngọc Ánh (SN 1989, cùng ngụ huyện Lộc Hà) về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.

Con dâu cũ cựu Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam đề nghị phúc thẩm phân chia khối tài sản 118 tỉ đồng

TAND TP Đà Nẵng dự kiến mở phiên phúc thẩm vụ án vào ngày 28/8/2024. (Ảnh: Tám Bảy)
(PLVN) - Dự kiến, ngày 28/8/2024 sẽ diễn ra phiên phúc thẩm vụ ly hôn giữa bà Nguyễn Thị Hồng Thủy (39 tuổi, ngụ quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) với người chồng cũ 39 tuổi (cựu Giám đốc một Sở tỉnh Quảng Nam - con trai một cựu Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam).  Trong đơn xin phúc thẩm vụ án, bà Thủy xác định khối tài sản 118 tỉ đồng là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Cựu thẩm phán nhận hối lộ 500 triệu đồng lĩnh án

Cựu thẩm phán nhận hối lộ 500 triệu đồng lĩnh án
(PLVN) - Ngày 26/8, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt ông Võ Đình Sớm (56 tuổi, trú tại phường Diên Hồng, thành phố Pleiku), cựu thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh này 15 năm tù về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015.

Đường dây cho vay qua app lãi suất hơn 2000%/năm: Cáo trạng vạch rõ 5 phương thức đe dọa, gây áp lực của các bị cáo

Nguyễn Quang Vũ và Zhang Min khi bị bắt giữ. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Đường dây cho vay lãi nặng hơn 2.000%/năm truy thu nợ theo từng món nợ xấu. Sau đó, thành viên trong từng nhóm sẽ đòi nợ khách quá hạn bằng cách chửi bới, ghép ảnh mặt khách hàng với các hình ảnh phản cảm như khỏa thân, quan tài, làm tình, truy nã… rồi gửi cho khách hàng để đe dọa, gây áp lực buộc khách phải trả tiền.

Luật sư đề nghị trả hồ sơ vụ gây rối ở Bỉm Sơn

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Ngày 23/8, phiên tòa xét xử vụ án gây rối trật tự công cộng ở Nhà máy gạch của Cty Long Thành tại TAND thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa tiếp tục diễn ra. 10 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “Cố ý gây rối trật tự công cộng”.