Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước ngày càng chuyên nghiệp, trưởng thành

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Hội nghị tổng kết năm 2021 của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Hội nghị tổng kết năm 2021 của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -“Mới đi vào hoạt động được 3 năm, nhưng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, ngày càng chuyên nghiệp, trưởng thành”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ủy ban này.

Doanh thu các doanh nghiệp hơn 800.000 tỷ

Năm qua, Ủy ban đã thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 Tập đoàn, Tổng công ty. Theo đó, Ủy ban đã tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước thuộc quyền, trách nhiệm của Thủ tướng đối với doanh nghiệp giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, Ủy ban đã trực tiếp xây dựng chiến lược, kế hoạch; quản lý, giám sát tài chính và công khai tài chính doanh nghiệp; ban hành, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của 5 Tập đoàn, Tổng công ty; chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư; công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp…

Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, nhiều doanh nghiệp giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận, thậm chí thua lỗ và giảm vốn chủ sở hữu. Nhưng với nỗ lực và quyết tâm cao, các Tập đoàn, Tổng công ty đã thực hiện tốt “mục tiêu kép”.

Cụ thể, năm 2021, tổng doanh thu các doanh nghiệp ước đạt 816.015 tỷ đồng (bằng 107% so với năm 2020); lợi nhuận trước thuế ước đạt 34.119 tỷ đồng; tổng nộp ngân sách ước đạt 62.443 tỷ đồng. Trong đó, có 13/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 14/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 14/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận, năm 2021 Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng công ty đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt để vừa ứng phó với dịch bệnh, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Ủy ban đã tích cực sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, còn tích cực triển khai chủ trương của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.
Lãnh đạo Chính phủ lưu ý, trong năm 2022, Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng công ty cần thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật, bảo đảm thời hạn các công việc thuộc thẩm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 Tập đoàn, Tổng công ty.

Ủy ban cần khẩn trương hoàn thành Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty. Đặc biệt tăng cường kiểm tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, nhất là công tác giám sát tài chính, giám sát đầu tư, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trao phần thưởng cho các cá nhân thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trao phần thưởng cho các cá nhân thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động của Ủy ban

“Tuy mới đi vào hoạt động được 3 năm, nhưng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, ngày càng chuyên nghiệp, trưởng thành”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận nỗ lực của cơ quan này.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý trong thời gian tới, Ủy ban cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp thẩm quyền hoàn thiện, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ủy ban để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh - khẳng định, trong năm 2022, Ủy ban sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn thiện, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ủy ban để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ủy ban sẽ đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về cơ chế, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các Bộ, ngành với Ủy ban trong việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban và các Bộ, ngành để nâng cao vai trò của Ủy ban trong việc thực hiện chức năng phản biện, đóng góp ý kiến với các Bộ, ngành trong hoạch định cơ chế, chính sách pháp luật và và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thật trung và dài hạn.

Nhiều dự án đầu tư thực hiện đúng kế hoạch

Năm 2021 Ủy ban đã chỉ đạo 4 Tập đoàn, Tổng công ty tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoàn thành chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện 2, thoái vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Tổng công ty Phát điện 3, quyết toán cổ phần hóa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam...

Các doanh nghiệp như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông MobiFone… tích cực triển khai các dự án đầu tư, với các dự án như Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Thủy điện Ialy mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I, xây dựng cảng hàng không Long Thành, nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách T2 Cát Bi, mở rộng sân bay Điện Biên...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dấu ấn đặc biệt của phát triển kinh tế 2024

Sản xuất công nghiệp năm 2024 tăng cao nhất từ sau dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: VGP).
(PLVN) - Năm 2024 được coi là năm đặc biệt của kinh tế Việt Nam bởi trong bối cảnh toàn cầu khó khăn nhưng các tổ chức quốc tế, định chế tài chính lớn của thế giới liên tục thay đổi dự báo tăng trưởng của Việt Nam theo xu hướng ngày càng tích cực về cuối năm. Kết quả, kinh tế Việt Nam đã về đích ngoạn mục, vượt cả mục tiêu đề ra lẫn các dự báo của quốc tế.

Nguồn lực mới cho nền kinh tế 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm khảo sát dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná (Ninh Thuận) (Ảnh: Đình Tăng).
(PLVN) - Vượt qua những dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, năm 2024, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.

Bỏ phố về rừng làm giàu thời @

Mô hình sinh kế từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng do HTX Goong thực hiện.
(PLVN) - Đã nghị lực lắm mới thoát khỏi đói nghèo, nên nếu không có công nghệ số, có lẽ Chảo Thị Yến (SN 1990, người dân tộc Dao Tuyển, ngụ thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, Lào Cai) không dám “lội ngược dòng” bỏ phố về rừng.

Mùa vàng ngành Nông nghiệp

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi với Báo PLVN nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
(PLVN) - Ngày đầu Xuân, trò chuyện với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tự tin về những thành tựu của nông nghiệp Việt Nam trong năm 2024, tiếp tục khẳng định vai trò một “trụ đỡ” nền kinh tế.

Trọng trách 'đầu tàu'

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên tặng hoa chúc mừng các thành viên sáng lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP HCM (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi khẳng định, khi đất nước và dân tộc vươn mình bước vào kỷ nguyên mới thì TP HCM phải là đơn vị tiên phong thực hiện. "Nói theo ngôn ngữ bóng đá, chúng tôi xác định TP HCM phải nằm trong đội hình chính và phải đá tiền đạo. Đây là sứ mệnh và trách nhiệm của TP", ông Mãi nhấn mạnh...

Lúa gạo Việt chinh phục kỷ lục thế giới

Nông dân vui mừng với hiệu quả từ mô hình thí điểm.
(PLVN) - Lúa gạo không chỉ là ngành sản xuất truyền thống, nguồn thu của hàng chục triệu hộ gia đình mà còn đóng góp lớn vào xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu của người dân “ăn ngon, ăn sạch”. Những ngày đầu năm, mời bạn đọc du Xuân cùng Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) thăm “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải” đang triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là đề án được đánh giá đang từng ngày nâng tầm hạt gạo, vị thế nông dân Việt Nam.

Đại sứ Iain Frew: “Năm 2024 - Bước tiến vững chắc cho 15 năm quan hệ chiến lược Việt – Anh”

Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam ông Iain Frew. (Ảnh: Hà My).
(PLVN) -  Năm 2024 đánh dấu những tiến triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Nhân dịp năm mới 2025, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam ông Iain Frew đã trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam về triển vọng hợp tác hai nước trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và chuyển đổi năng lượng xanh.

Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines bật mí chiến lược tăng trưởng năm mới

Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines.
(PLVN) -  Gần 113 nghìn tỷ đồng doanh thu, 7,7 nghìn tỷ đồng lợi nhuận – những con số kỷ lục đã khép lại một năm 2024 đầy thành công của Vietnam Airlines. Đây không chỉ là kết quả kinh doanh ấn tượng mà còn là minh chứng cho sự hồi sinh mạnh mẽ và nền tảng vững chắc để hãng hàng không quốc gia vươn tầm thế giới. Trong cuộc trò chuyện đầu xuân với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, đã hé lộ những bước đi chiến lược của hãng, mở ra kỳ vọng về một năm 2025 đầy khởi sắc.

Kỳ tích mạch 3

Dự án mạch 3 được đánh giá triển khai trên tinh thần sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
(PLVN) - Có thể nêu một ví dụ để thấy tiến độ thần tốc của dự án đường dây 500kV mạch 3. Chỉ tính riêng đoạn chạy qua Thanh Hóa, nếu bình thường, với khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB) tương tự, thường mất 2 - 3 năm. Nhưng với đường dây mạch 3, thời gian chỉ còn 7 tháng.

Việt Nam tiếp tục là “ngôi sao sáng” trong hút vốn FDI

Vốn giải ngân FDI năm 2024 cao nhất trong lịch sử gần 30 năm thu hút FDI. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Mặc dù vốn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam năm 2024 giảm nhưng tổng số vốn giải ngân của khu vực này trong năm vừa qua lại cao nhất trong lịch sử, khẳng định niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư quốc tế vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Các phong trào thi đua yêu nước khơi dậy khát vọng cống hiến của mọi tầng lớp Nhân dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc”. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) -  Các phong trào thi đua yêu nước trong năm 2024 đã thực sự trở thành phong trào thi đua rộng khắp với sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp Nhân dân, khơi dậy khát vọng cống hiến, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Năm 2024: Nỗ lực vượt khó, Ngân hàng Chính sách xã hội đạt nhiều thành tựu nổi bật

 Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững. (Ảnh: NHCSXH)
(PLVN) - Năm 2024 là một năm đầy thử thách khi thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trên cả nước. Các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Ngành Hải quan nỗ lực đóng góp vào thành tích chung của đất nước

Ngành Hải quan nỗ lực đóng góp vào thành tích chung của đất nước
(PLVN) - Năm 2024, Tổng cục Hải quan đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thiết thực nhằm tạo thuận lợi thương mại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm công tác quản lý hải quan và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào thành tích chung của đất nước.

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng bứt phá trong năm 2025

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Vietnamnet).
(PLVN) -  Năm 2024, là một năm đáng nhớ với ngành cá ngừ, khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD, bất chấp nhiều biến động trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và khai thác tối đa các cơ hội trong năm 2025, ngành cá ngừ cần giải quyết nhiều thách thức và thúc đẩy sự hợp tác đồng bộ giữa ngư dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đề xuất 4 chương trình hành động thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ một số chương trình hành động thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tới cộng đồng Pháp ngữ. (Ảnh: Kim Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, trong bối cảnh ngành Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường, việc phát triển nông nghiệp bền vững là rất cấp thiết và cần thúc đẩy trên toàn cầu.

Điện thương phẩm của EVNNPC dẫn đầu cả nước

EVNNPC đầu tư nhiều trạm biến áp mới để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện ở miền Bắc. (Ảnh: EVNNPC).
(PLVN) -  Năm 2024, tỷ lệ điện thương phẩm của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đạt 99,14 tỷ kWh - tăng 9,46% so với 2023 và vượt 4,2 tỷ kWh so kế hoạch EVN giao, là Tổng Công ty có sản lượng điện thương phẩm lớn nhất trong 5 Tổng Công ty phân phối.