Trọng trách 'đầu tàu'

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên tặng hoa chúc mừng các thành viên sáng lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP HCM (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên tặng hoa chúc mừng các thành viên sáng lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP HCM (Ảnh: VGP)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi khẳng định, khi đất nước và dân tộc vươn mình bước vào kỷ nguyên mới thì TP HCM phải là đơn vị tiên phong thực hiện. "Nói theo ngôn ngữ bóng đá, chúng tôi xác định TP HCM phải nằm trong đội hình chính và phải đá tiền đạo. Đây là sứ mệnh và trách nhiệm của TP", ông Mãi nhấn mạnh...

Vượt qua những dự báo, tính đến năm 2024, TP HCM vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký hơn 58,45 tỷ USD. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP cả năm 2024 ước tăng 7,17% so với năm 2023; thu ngân sách hơn 508.000 tỷ đồng (tăng 13,3%, vượt 5,3% dự toán), duy trì đóng góp khoảng gần 20% GDP và khoảng gần 27% tổng thu ngân sách cả nước...

Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, những kết quả này càng củng cố niềm tin vào một trong những “đầu tàu” kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước; củng cố kỳ vọng TP HCM sẽ sớm nâng tầm trở thành một Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế. Nhân dịp năm mới, Báo PLVN có cuộc phỏng vấn ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM.

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 10% và kinh tế số đóng góp trên 25% GRDP. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 87,2%. Tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 3,5%. Phấn đấu đến cuối năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo cả nước; còn dưới 0,5% hộ nghèo theo chuẩn nghèo TP.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, “bí quyết” nào giúp TP HCM vẫn thu hút được số vốn FDI lớn?

- Trong năm 2024, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của DN trong nước, TP HCM thu hút ước đạt 4,85 tỷ USD.

TP đã tập trung giúp DN phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch, hỗ trợ DN thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... Điều đó đã giúp DN, nhà đầu tư an tâm đầu tư sản xuất kinh doanh ổn định và lâu dài, đóng góp vào sự tăng trưởng tích cực của TP.

TP cũng đã tích cực đối thoại trực tiếp để tháo gỡ khó khăn, giải đáp thắc mắc cho DN và đã ban hành Kế hoạch cải thiện, khắc phục, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) TP HCM năm 2024…

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM

Trong kỷ nguyên mới, xây dựng một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững là điều tất yếu. Những bước đi cụ thể của TP HCM trong vấn đề này là gì, thưa ông?

- TP HCM định hướng chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; trong đó đẩy mạnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.

TP từng bước chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Theo định hướng này, TP đang tập trung triển khai Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2024 - 2030; đề án “Định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP HCM giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn 2045”, trong đó lập đề án thí điểm chuyển đổi 5 khu chế xuất, khu công nghiệp Tân Thuận, Hiệp Phước, Tân Bình, Cát Lái, Bình Chiểu theo hướng phát triển công nghệ cao, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, để từ đó rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, lộ trình, giải pháp chuyển đổi.

TP sẽ phát triển mạnh mẽ và đồng bộ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Hướng đến mục tiêu TP nhân lực chất lượng cao, dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh và số. Tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn các lĩnh vực nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thủy sản; năng lượng; chế biến, chế tạo; hóa chất; xây dựng và giao thông vận tải; quản lý chất thải; lĩnh vực trung gian, cộng sinh; lĩnh vực hỗ trợ thực hiện kinh tế tuần hoàn...

TP cũng xây dựng và triển khai chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” nhằm xây dựng huyện Cần Giờ là địa phương kiểu mẫu của một đô thị xanh và Net-zero vào năm 2030.

Về dài hạn, đích đến của TP HCM sẽ là TTTC quốc tế. Mục tiêu này được TP cụ thể hóa ra sao, thưa ông?

- Theo Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị, TP HCM được định hướng phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á.

TP HCM sở hữu lợi thế tự nhiên sẵn có, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các tuyến đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. TP HCM là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế, với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước.

Đặc biệt, TP HCM ở múi giờ khác biệt với 21 TTTC lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế “riêng có và đặc biệt” trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này.

TP HCM cũng là nơi tập trung mạng lưới các trường đại học về khoa học công nghệ, là thị trường dẫn đầu về tỷ lệ áp dụng các công nghệ tài chính cùng với hệ sinh thái tài chính tập trung hơn 50% Cty khởi nghiệp fintech. Cùng với lực lượng lao động, lập trình viên có trình độ, tay nghề cao với mức chi phí rất cạnh tranh so với các nước, TP HCM có thể tạo được lợi thế và hình thành các sản phẩm đặc thù cho TTTC quốc tế Việt Nam tại TP HCM.

Tại một sự kiện diễn ra vào cuối năm 2024, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi khẳng định, khi đất nước và dân tộc vươn mình bước vào kỷ nguyên mới thì TP HCM phải là đơn vị tiên phong thực hiện. "Nói theo ngôn ngữ bóng đá, chúng tôi xác định TP HCM phải nằm trong đội hình chính và phải đá tiền đạo. Đây là sứ mệnh và trách nhiệm của TP", ông Mãi nhấn mạnh. TP luôn mong muốn hợp tác với các địa phương, lực lượng; là cầu nối trong hợp tác quốc tế để cùng huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu này.

Đến thời điểm hiện nay, TP HCM vẫn là địa phương duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng và được đánh giá là một trong số các TTTC có sự cải thiện nổi bật về thứ hạng khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

TP HCM có đầy đủ điều kiện để phát triển TTTC quốc tế, đặc biệt là về mức độ tập trung của thị trường, các định chế tài chính, tiềm năng phát triển. Riêng về lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), so sánh với các TTTC trong khu vực, TP HCM được xếp hạng trên Manila (Philippines), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) trong một số báo cáo xếp hạng.

Tôi cho rằng TP HCM là điểm sáng về phát triển và tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư; đang dần hội tụ các yếu tố cần thiết để phát triển thị trường tài chính hiện đại, hướng đến khả năng liên kết với các TTTC trong khu vực và trên thế giới.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2

(PLVN) - Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu.

Đọc thêm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. (Ảnh Đình Trung)
(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?

Sầu riêng Việt Nam bị Đài Loan kéo dài thời gian kiểm tra xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam đến ngày 30/4/2025. Cũng theo Cơ quan này, năm 2024 có tổng cộng 08 lô hàng sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan không đạt.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ này sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.