Kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD: Đóng góp của ngành Hải quan trong tạo thuận lợi thương mại

Ngành Hải quan đóng vai trò quan trọng trong kỷ lục xuất nhập khẩu 2024. (Ảnh minh hoạ: HP )
Ngành Hải quan đóng vai trò quan trọng trong kỷ lục xuất nhập khẩu 2024. (Ảnh minh hoạ: HP )
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2024 đạt kỷ lục mới 786,3 tỷ USD. Trong thành tích đó, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng về tạo thuận lợi thương mại của ngành Hải quan.

Xuất nhập khẩu tăng hơn 105 tỷ USD

Số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan công bố cuối tuần qua cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2024 tăng hơn 105 tỷ USD so với năm 2023. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 50,81 tỷ USD); nhập khẩu đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 54,41 tỷ USD) so với năm trước. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 thặng dư 24,77 tỷ USD.

Năm 2024, xuất khẩu ghi nhận nhiều gam màu tươi sáng với 8 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Cả 8 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực này đều có tăng trưởng dương, trong đó có nhóm tăng trưởng cao hai con số. Cụ thể: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 15,26 tỷ USD; máy móc, thiết bị và phụ tùng tăng 9,06 tỷ USD; hàng dệt may tăng 3,72 tỷ USD; giày dép các loại tăng 2,64 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,52 tỷ USD; hàng thủy sản tăng 1,07 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 20,9% (đạt 16,3 tỷ USD); phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 6,4% (đạt 15,1 tỷ USD).

Đáng chú ý, thủy sản và nhiều nhóm hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp lập được kỷ lục trong năm 2024. Tiêu biểu là thủy sản khi lần đầu cán mốc 10 tỷ USD với kim ngạch đạt 10,04 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2023. Các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng tích cực như xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD, tăng 16,7%; cá ngừ gần 1 tỷ USD, tăng 17%; cá tra 2 tỷ USD, tăng 9,6%.

Năm 2024 cũng là năm thắng lớn của ngành hàng rau quả với kim ngạch đạt mốc mới 7,15 tỷ USD, tăng mạnh 27,6% so với năm 2023. Thực tế, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam không ngừng tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 trở về trước lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và năm nay đạt hơn 7 tỷ USD. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2030.

Kết quả đáng chú ý khác của năm 2024 là nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam có tăng trưởng hết sức khả quan. Trước tiên, không thể không nhắc đến nền kinh tế lớn nhất thế giới - Hoa Kỳ khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2024 đạt 119,46 tỷ USD, tăng 23,2% (tương ứng tăng tới 22,48 tỷ USD) so với năm trước và chiếm 29,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch đạt 60,89 tỷ USD, tăng nhẹ 0,3% so với năm trước. Liên minh châu Âu (EU) là khối thị trường xuất khẩu quan trọng thứ ba của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 51,66 tỷ USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng 8,08 tỷ USD) so với năm trước.

Sự đóng góp quan trọng của Hải quan

Góp phần vào thành tích nêu trên của xuất nhập khẩu không thể không nhắc đến vai trò quan trọng về tạo thuận lợi thương mại của ngành Hải quan.

Nhiều năm qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đơn giản hóa, tự động hóa quy trình thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại là nhiệm vụ ưu tiên, xuyên suốt của ngành Hải quan. Năm 2024, công tác cải cách hành chính của Tổng cục Hải quan tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.

Về thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), Tổng cục Hải quan tích cực cung cấp DVCTT để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tính đến ngày 30/12/2024, trong số 214 TTHC do cơ quan Hải quan thực hiện, Tổng cục Hải quan đã cung cấp DVCTT toàn trình cho 132 TTHC và DVCTT một phần cho 61 thủ tục, 21 thủ tục được cung cấp thông tin trực tuyến. Đáng chú ý, tổng số hồ sơ trực tuyến toàn ngành thực hiện trong năm qua lên đến 48,54 triệu hồ sơ.

Kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) cũng là điểm sáng về cải cách của ngành Hải quan. Được thực hiện từ tháng 11/2014, việc triển khai NSW tại Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực được Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế ghi nhận…

Hiện NSW phục vụ triển khai TTHC cho 13 Bộ, ngành; thường xuyên có khoảng 60.000 doanh nghiệp thực hiện TTHC với khoảng trên 4 triệu giao dịch/năm, thủ tục cho tàu thuyền xuất nhập cảnh tại các cảng biển trên toàn quốc cũng như tàu bay xuất nhập cảnh tại các sân bay quốc tế đều được thực hiện thông qua NSW. Về phương diện quốc tế, mỗi năm có trung bình trên 400.000 chứng nhận xuất xứ (C/O) điện tử được trao đổi thông qua NSW, tiết kiệm hàng triệu USD cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đang xúc tiến mở rộng việc trao đổi các chứng từ hành chính thương mại khác như chứng nhận kiểm dịch động vật, tờ khai xuất khẩu... Đồng thời, Hải quan Việt Nam đang duy trì kết nối chính thức để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước thành viên ASEAN. Tổng cục Hải quan cũng đang phối hợp kiểm thử trong môi trường thử nghiệm với Lào. Bên cạnh đó, ASEAN đang mở rộng trao đổi thông tin với các đối tác thương mại như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán: Bài 1 - Kênh huy động vốn nhiều tỷ USD

Việt Nam sẽ nhận được dòng tiền lớn nếu thị trường chứng khoán nâng hạng thành công. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu tỷ đồng được “bơm” ra trong năm 2025. Ngân hàng Nhà nước từng cho biết, cần thêm kênh để huy động dòng tiền, ngoài ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong bối cảnh này, việc thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm nay sẽ được xem là một kênh bổ sung dòng tiền hữu ích cho nền kinh tế.