Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines bật mí chiến lược tăng trưởng năm mới

Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines.
Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Gần 113 nghìn tỷ đồng doanh thu, 7,7 nghìn tỷ đồng lợi nhuận – những con số kỷ lục đã khép lại một năm 2024 đầy thành công của Vietnam Airlines. Đây không chỉ là kết quả kinh doanh ấn tượng mà còn là minh chứng cho sự hồi sinh mạnh mẽ và nền tảng vững chắc để hãng hàng không quốc gia vươn tầm thế giới. Trong cuộc trò chuyện đầu xuân với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, đã hé lộ những bước đi chiến lược của hãng, mở ra kỳ vọng về một năm 2025 đầy khởi sắc.

Trong thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ông có thể chia sẻ về những kết quả nổi bật mà Vietnam Airlines đã đạt được trong năm qua và ý nghĩa của những thành tựu này đối với sự phát triển của hãng không, thưa ông?

Ông Đặng Anh Tuấn: Năm 2024 đã khép lại, đánh dấu một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mang lại nhiều thành tựu đáng tự hào cho Vietnam Airlines.

Trong năm vừa qua, Vietnam Airlines đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong lịch sử. Cụ thể, doanh thu gần 113 nghìn tỷ đồng, còn lợi nhuận đạt trên 7,7 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi đã vận chuyển hơn 22,7 triệu lượt hành khách, vượt kế hoạch 0,5%, trong khi sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt 315 nghìn tấn, tăng 15% so với mục tiêu. Tính đến cuối năm 2024, mạng lưới của Vietnam Airlines đã mở rộng với gần 100 đường bay nội địa và quốc tế, kết nối với hơn 1.150 điểm đến trên toàn cầu. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định vị thế của hãng không chỉ trong khu vực mà còn trên bản đồ hàng không thế giới.

Vietnam Airlines đã tái lập hoàn toàn mạng lưới bay nội địa, đồng thời khôi phục mạnh mẽ các đường bay quốc tế, kết nối hành khách đến những điểm đến trọng yếu. Hãng cũng mạnh dạn mở mới, mở lại đường bay đến những thị trường tiềm năng như Munich (Đức), Manila (Philippines), Phnom Penh (Campuchia), cùng các tuyến nội địa kết nối các trung tâm du lịch như Đà Nẵng – Đà Lạt, Đà Nẵng – Buôn Ma Thuột và Đà Nẵng – Cần Thơ. Đặc biệt, việc triển khai khai thác máy bay thân rộng trên các tuyến bay đến Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc đã khẳng định vị thế ngày càng vững chắc của Vietnam Airlines trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các hội nghị xúc tiến đầu tư, du lịch, các hoạt động quảng cáo chiến lược toàn cầu cũng như các hoạt động hỗ trợ cộng đồng khác được tổ chức trong suốt năm 2024. Các chương trình phát triển bền vững tiêu biểu như “Bay nhẹ tới Côn Đảo”, “Góp lá vá rừng” hay chiến dịch HeForShe hợp tác cùng UN Women đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao.

Năm 2024 cũng là năm mà Hãng nhận được nhiều giải thưởng danh giá như Thương hiệu Quốc gia; Hãng hàng không 5 sao xuất sắc của APEX; Top 25 Hãng hàng không an toàn nhất thế giới 2025; Top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do Cirium công bố.

Đặc biệt, ngày 30/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua các giải pháp cuối cùng trong Đề án tái cơ cấu tổng thể Vietnam Airlines. Điều này đã tạo nền tảng vững chắc để hãng tái cơ cấu và phát triển bền vững giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045.

Những thành tựu này không chỉ là niềm tự hào mà còn là động lực để Vietnam Airlines bước vào năm 2025 với quyết tâm cao hơn. Hãng sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tái cơ cấu, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng suất lao động, đồng thời thực hiện tối ưu hóa chi phí, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và dẫn đầu trong ngành hàng không khu vực và vươn tầm thế giới.

Năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục là một năm đầy cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho ngành hàng không. Ông đánh giá như thế nào về bối cảnh này và những yếu tố quan trọng mà Vietnam Airlines sẽ tập trung để duy trì lợi thế cạnh tranh?

Ông Đặng Anh Tuấn: Chúng tôi cho rằng năm 2025 sẽ là một năm đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội lớn. Cơ hội quan trọng nhất đến từ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch toàn cầu và các hoạt động xúc tiến đầu tư quốc tế. Sau giai đoạn khủng hoảng do đại dịch, nhu cầu đi lại quốc tế đang tăng cao trở lại, tạo điều kiện thuận lợi để Vietnam Airlines mở rộng mạng lưới các tuyến bay quốc tế và khôi phục các đường bay bị gián đoạn. Điều này không chỉ gia tăng lượng hành khách mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế thông qua việc kết nối du lịch và thương mại.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong các hoạt động vận hành sẽ tiếp tục là yếu tố chiến lược để Vietnam Airlines duy trì lợi thế cạnh tranh. Từ quản lý, chăm sóc đội máy bay bay, phục vụ khách hàng đến tối ưu hóa chi phí... công nghệ không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Tuy nhiên, những thách thức đối với doanh nghiệp cũng không nhỏ. Biến động giá nhiên liệu, tỷ giá các đồng tiền bản tệ với đồng Đô la Mỹ vẫn là hai vấn đề lớn nhất, trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vận hành của ngành hàng không. Nếu giá dầu, giá Đô la Mỹ tiếp tục tăng trong năm tới, áp lực chi phí sẽ càng lớn. Ngoài ra, sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng hàng không trong và ngoài nước, đòi hỏi chúng tôi phải liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát huy năng lực cạnh tranh cốt lõi.

Để gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững, Vietnam Airlines có kế hoạch hoặc triển khai những xu hướng mới nào trong năm 2025, thưa ông?

Ông Đặng Anh Tuấn: Năm 2025, Vietnam Airlines sẽ tập trung mạnh mẽ vào việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và triển khai các xu hướng mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trọng tâm hàng đầu của chúng tôi là đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi hoạt động, từ quản lý vận hành, bảo dưỡng kỹ thuật đến dịch vụ khách hàng. Hiện tại, hãng đang triển khai các hệ thống quản lý dữ liệu hiện đại và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa lịch trình bay, giảm thiểu thời gian trễ chuyến, đồng thời mang đến trải nghiệm cá nhân hóa tốt hơn cho hành khách.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ chương trình Dịch vụ nâng tầm giai đoạn 3, tập trung vào yếu tố con người với mục tiêu đem trải nghiệm tuyệt vời nhất đến khách hàng trên từng dặm bay với Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines cũng đặc biệt chú trọng phát triển các công nghệ bền vững, trong đó có việc sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trên một số tuyến bay quốc tế. Đây là chiến lược dài hạn nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững mà cộng đồng quốc tế đang đặt ra. Việc sử dụng SAF không chỉ là một hành động bảo vệ môi trường mà còn là một bước chuẩn bị cho tương lai của ngành hàng không

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về tính tiện lợi và tốc độ, hãng sẽ tiếp tục mở rộng các kênh đặt vé và thanh toán trực tuyến. Chúng tôi sẽ tích hợp các công nghệ tiên tiến như ví điện tử và blockchain để đảm bảo tính minh bạch và bảo mật tối đa. Đồng thời, các ứng dụng di động của hãng cũng sẽ được nâng cấp để trở thành nền tảng toàn diện cho hành khách, cung cấp mọi thông tin cần thiết từ đặt vé, quản lý hành trình đến cập nhật thông tin thời tiết và thủ tục sân bay.

Đặc biệt, Vietnam Airlines đặt mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng từ các xu hướng mới trong ngành hàng không thông qua việc mở rộng mạng lưới hợp tác, không chỉ với các Hãng hàng không mà còn với tối đa các loại hình vận tải khác. Điều này sẽ tối ưu hóa khả năng tiếp cận của hành khách và hàng hóa, tạo nên một hệ sinh thái dịch vụ hàng không toàn diện. Những kế hoạch này không chỉ giúp chúng tôi duy trì sức cạnh tranh mà còn khẳng định mạnh mẽ vị thế của Vietnam Airlines trên bản đồ hàng không quốc tế.

Nhìn rộng hơn, ông đánh giá ra sao về tiềm năng phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2025? Theo ông, các doanh nghiệp cần tập trung vào những yếu tố nào để thích nghi và vươn xa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thưa ông?

Ông Đặng Anh Tuấn: Trong năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đứng trước cả cơ hội và thách thức khi kinh tế toàn cầu dần phục hồi sau đại dịch, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều biến động khó lường. Tuy vậy, cá nhân tôi cho rằng cơ hội vẫn là chủ đạo với sự chuyển động, vươn mình của đất nước, với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư cải thiện cùng sự hỗ trợ từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, doanh nghiệp Việt Nam có thể kỳ vọng vào việc mở rộng thị trường và tăng cường năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần tập trung vào một số yếu tố cốt lõi.

Trước hết, trong bối cảnh toàn cầu hóa, đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố tiên quyết. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý và tiếp cận khách hàng. Đây không chỉ là yếu tố giúp tăng hiệu quả hoạt động mà còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi không ngừng của thị trường.

Thứ hai, việc xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng bền vững là một ưu tiên không thể bỏ qua. Trước những bất ổn về chính trị, kinh tế và môi trường ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần tìm kiếm các giải pháp hợp tác mới, tăng cường nội lực và đảm bảo sự linh hoạt trong hệ thống chuỗi cung ứng của mình.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng phát triển bền vững và thực hiện trách nhiệm xã hội. Các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đang trở thành yếu tố quan trọng trong việc đánh giá năng lực và tiềm năng hợp tác của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng.

Cuối cùng, yếu tố con người chính là chìa khóa thành công. Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ đáp ứng yêu cầu thị trường nội địa mà còn sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Với tinh thần kiên định, đổi mới và hợp tác, tôi tin rằng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có đầy đủ nền tảng để vươn xa hơn trong năm tới, tiếp tục khẳng định vị thế kinh tế mạnh mẽ và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.

Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán: Bài 1 - Kênh huy động vốn nhiều tỷ USD

Việt Nam sẽ nhận được dòng tiền lớn nếu thị trường chứng khoán nâng hạng thành công. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu tỷ đồng được “bơm” ra trong năm 2025. Ngân hàng Nhà nước từng cho biết, cần thêm kênh để huy động dòng tiền, ngoài ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong bối cảnh này, việc thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm nay sẽ được xem là một kênh bổ sung dòng tiền hữu ích cho nền kinh tế.

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Việt Nam đang thu hút sự chú ý và đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. (Ảnh: Báo cáo Đổi mới & Công nghệ Việt Nam 2024)
(PLVN) - Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bứt phá cùng Nghị quyết 57

Lễ khai mạc TechFest Việt Nam 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bức tranh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 2 kỳ lân, 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD, hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 202 khu làm việc chung; 208 quỹ đầu tư; 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh… Hà Nội và TP HCM lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu...

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Giải thưởng của Frost & Sullivan đã giúp VinCSS một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu Châu Á - Thái Bình Dương về xác thực mạnh không mật khẩu. (Ảnh: TTTT)
(PLVN) - Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.