Dấu ấn đặc biệt của phát triển kinh tế 2024

Sản xuất công nghiệp năm 2024 tăng cao nhất từ sau dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: VGP).
Sản xuất công nghiệp năm 2024 tăng cao nhất từ sau dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: VGP).
(PLVN) - Năm 2024 được coi là năm đặc biệt của kinh tế Việt Nam bởi trong bối cảnh toàn cầu khó khăn nhưng các tổ chức quốc tế, định chế tài chính lớn của thế giới liên tục thay đổi dự báo tăng trưởng của Việt Nam theo xu hướng ngày càng tích cực về cuối năm. Kết quả, kinh tế Việt Nam đã về đích ngoạn mục, vượt cả mục tiêu đề ra lẫn các dự báo của quốc tế.

Các dự đoán tăng trưởng liên tục thay đổi

Kinh tế toàn cầu 2024 tiếp tục đối mặt với những thách thức từ tăng trưởng yếu và lạm phát giảm chậm, chính sách tiền tệ thắt chặt từ những năm trước tiếp tục duy trì đến hết quý III/2024 mới được nới lỏng một phần, chuỗi cung ứng toàn cầu, các luồng vận tải trọng yếu luôn đứng trước nguy cơ đứt gãy, gián đoạn.

Đặc biệt, xu hướng phi toàn cầu hoá trỗi dậy, chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau. Nhiều thị trường xuất khẩu (XK) tăng cường áp dụng tiêu chuẩn, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu; Xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số tiếp tục định hình lại dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu... đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế có độ mở lớn của Việt Nam.

Thậm chí, những khó khăn tác động mạnh đến kinh tế thế giới không chỉ nằm ở các cuộc xung đột chính trị mà còn ở ngay những vấn đề kinh tế như: Một số chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy khiến giá cả nhiều loại hàng hóa thiết yếu biến động mạnh, đặc biệt là sự đứt gãy trong chuỗi vận tải - logistics khiến giá cước vận tải tăng cao trong thời gian kéo dài. Nhiều tuyến hàng hải quan trọng như kênh đào Panama, kênh đào Suez và Biển Đỏ bị tắc nghẽn; đình công ở 36 cảng biển dọc bờ Đông và vịnh Mexico của Hoa Kỳ gây đình trệ và tác động lớn tới chuỗi cung ứng nhiều loại hàng hóa của thế giới... Giá cước vận chuyển container từ châu Á sang Mỹ và châu Âu nhiều thời điểm đã tăng gấp 2 - 3 lần so với năm trước, gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp xuất khẩu; cùng với đó, thương mại và đầu tư toàn cầu sụt giảm; kinh tế phục hồi chậm và thiếu vững chắc; tỷ giá, lãi suất biến động phức tạp...

Ở trong nước, Việt Nam cũng phải đối mặt với diễn biến thiên tai bất lợi, đặc biệt, siêu bão số 3 và cơn bão số 4 đã tàn phá, gây thiệt hại nặng nề, trên diện rộng tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, nên kinh tế Việt Nam tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Các tổ chức quốc tế đánh giá cao và liên tục điều chỉnh dự báo tăng trưởng nước ta theo hướng ngày càng tích cực hơn; doanh nghiệp khôi phục niềm tin vào triển vọng kinh tế... Các cân đối lớn được đảm bảo.

Những điểm sáng của kinh tế Việt Nam 2024

Triển vọng kinh tế của Việt Nam 2024 được nhìn nhận khá tích cực, cơ hội và rủi ro ở thế cân bằng bất chấp những tình thế khó khăn của thế giới. Và kết quả tăng trưởng của năm 2024 đã cho thấy những nhận định, những góc nhìn về kinh tế Việt Nam của các tổ chức quốc tế khá chính xác. Theo đó, GDP năm 2024 tăng 7,09% - cao hơn mục tiêu đề ra, cao hơn cả những dự báo (đã điều chỉnh) của các tổ chức quốc tế.

Năm 2024, lượng khách du lịch đến Việt Nam tương đương 97,6% so với năm 2019 - trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. (Ảnh: NIA)

Năm 2024, lượng khách du lịch đến Việt Nam tương đương 97,6% so với năm 2019 - trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. (Ảnh: NIA)

Trong đó, xuất nhập khẩu là điểm nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (gần 800 tỷ USD), tăng 15,4% so với năm trước. Đặc biệt, XK đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3%, hơn 2 lần chỉ tiêu đặt ra; Cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao (gần 25 tỷ USD), giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Cần phải kể thêm, tốc độ tăng trưởng XK của khu vực kinh tế trong nước đạt (tăng 19,8%) cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI; Có 37 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD (tăng 2 mặt so với năm 2023), chiếm 94,3% tổng kim ngạch XK; Kim ngạch XK tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn của nước ta đều có sự phục hồi tích cực và đạt mức tăng trưởng cao.

Đặc biệt, sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng ngoạn mục với chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 8,4%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay. Cùng với đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 đạt mức tăng trưởng tích cực 3,27%, mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết thêm, tăng trưởng năm 2024 còn được đóng góp đáng kể từ ngành du lịch. Theo đó, với chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã thu hút khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao trong năm 2024.

Tính chung năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 17,6 triệu lượt người, tăng 39,5% so với năm trước và bằng 97,6% năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt hơn 14,8 triệu lượt người, chiếm 84,4% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và tăng 35,6% so với năm trước; bằng đường bộ đạt gần 2,5 triệu lượt người, chiếm 14,2% và tăng 63,3%; bằng đường biển đạt gần 248,1 nghìn lượt người, chiếm 1,4% và tăng 96,7%.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 3.692 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2023, cao hơn so với mức tăng 6,6% của năm trước. Con số này đã phản ánh sự phục hồi tích cực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 ước đạt 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Ước tính năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 3.692,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm trước.

Tăng trưởng vượt kỳ vọng

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, mức tăng trưởng 7,09% trong bối cảnh kinh tế và chính trị thế giới năm 2024 được đánh giá là mức tăng trưởng rất tích cực, thể hiện sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước những biến động nhanh, bất thường trong khu vực và trên thế giới, cũng như trước những thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân ở nước ta.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, năm 2024, lần đầu tiên sau nhiều năm (kể từ năm 2016), Việt Nam đã đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội với nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật. Điển hình như tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7%, tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng của khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế đạt khoảng 470 tỷ USD; chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tốc độ tăng năng suất lao động ước đạt 5,7%, vượt mục tiêu đề ra; Kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; Tổng thu ngân sách nhà nước vượt trên 19% dự toán, góp phần bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển; thu hút FDI đạt khoảng 40 tỷ USD, thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới...

Đại diện Ngân hàng Thế giới cũng nhận định, trong bối cảnh bất ổn toàn cầu dẫn đến thay đổi mô hình thương mại và đầu tư, Việt Nam đang hưởng lợi từ việc ký kết các hiệp định thương mại quốc tế trong khu vực và với các quốc gia lớn khác, từ đó có thể giúp tạo ra các chế độ thương mại cởi mở và ổn định hơn. Sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số đã làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực. Năng suất tăng lên từ tự động hóa và quy mô sản xuất cao hơn đã giúp tạo việc làm cho những người lao động có tay nghề cao.

Ngân hàng Phát triển châu Á đánh giá, sự phục hồi mạnh mẽ của sản xuất và thương mại định hướng XK, được hỗ trợ bởi sự phục hồi tích cực của nền kinh tế Hoa Kỳ đã hỗ trợ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư công tăng tốc và các chính sách tài khóa và tiền tệ thích ứng sẽ tiếp tục kích thích nhu cầu trong nước. Bất chấp những tác động nghiêm trọng do bão Yagi gây ra ở nhiều nơi trên cả nước, phản ứng nhanh chóng của Chính phủ và những nỗ lực phục hồi đã hạn chế được tác động tiêu cực đến tăng trưởng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cuộc đua Net Zero: Doanh nghiệp xanh hóa để dẫn đầu hay bỏ lại phía sau?

Nestlé Việt Nam nỗ lực bảo vệ rừng, góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu. (Ảnh: Nestlé Việt Nam )
(PLVN) - Thời gian gần đây, “tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn”… là những từ khóa nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Không nằm ngoài xu hướng toàn cầu, sau cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực xanh hóa thông qua ba bước quan trọng là cắt giảm phát thải khí nhà kính; chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và hấp thụ khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất.

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2
(PLVN) - Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo khắc phục cảnh báo của EU về thực phẩm xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang đối diện nguy cơ bị siết chặt kiểm soát tại EU do hàng loạt cảnh báo về an toàn thực phẩm. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ ngành liên quan triển khai ngay các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu nhằm bảo vệ uy tín và vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Tầm nhìn Quy hoạch điện VIII

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 với nhiều điểm mới so với các quy hoạch trước đây, như “mang tính động và mở”, phát triển tối ưu các loại nguồn điện để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng GDP theo Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. (Ảnh Đình Trung)
(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?