Lúa gạo Việt chinh phục kỷ lục thế giới

Nông dân vui mừng với hiệu quả từ mô hình thí điểm.
Nông dân vui mừng với hiệu quả từ mô hình thí điểm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lúa gạo không chỉ là ngành sản xuất truyền thống, nguồn thu của hàng chục triệu hộ gia đình mà còn đóng góp lớn vào xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu của người dân “ăn ngon, ăn sạch”. Những ngày đầu năm, mời bạn đọc du Xuân cùng Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) thăm “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải” đang triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là đề án được đánh giá đang từng ngày nâng tầm hạt gạo, vị thế nông dân Việt Nam.

Quy mô lớn nhất thế giới

Trao đổi với Báo PLVN, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh mục tiêu đề án chuyển từ tư duy sản xuất lúa gạo sang tư duy kinh tế lúa gạo, gắn với yêu cầu về chất lượng, giảm phát thải, tăng trưởng xanh; góp phần định vị hình ảnh ngành hàng lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu, biến động thị trường và xu thế tiêu dùng xanh trên thế giới.

Theo kế hoạch, đến năm nay, 2025, 13 tỉnh thành trong vùng ĐBSCL trồng 180.000 ha lúa phát thải thấp và thí điểm cấp tín chỉ carbon cho vùng đạt chuẩn. Đến 2030, mở rộng thêm 820.000 ha lúa phát thải carbon thấp, mục tiêu bán tín chỉ carbon của ngành lúa gạo 2.500 tỷ đồng/năm…

Theo ước tính, đề án sẽ giúp giá trị ngành lúa gạo Việt Nam tăng thêm khoảng 21.000 tỷ đồng/năm so với trước đây, gồm: Giảm chi phí sản xuất lúa gạo (9.500 tỷ đồng/năm); tăng giá bán sản phẩm (7.000 tỷ đồng/năm); bán tín chỉ carbon; tận dụng phế phụ phẩm (2.000 tỷ đồng/năm).

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Đây là chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay”.

Theo ghi nhận của Báo PLVN, đề án hiện đang được thí điểm tại 5 tỉnh, thành Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Đánh giá sơ bộ, các mô hình mang lại kết quả tích cực: Giảm chi phí giống, phân, thuốc 20 - 30%; tăng năng suất 10%; tăng thu nhập nông dân 20 - 25%; giảm trung bình 5 - 6 tấn CO2 tương đương/ha. Tất cả sản lượng lúa đều được doanh nghiệp đăng ký bao tiêu, giá mua cao hơn 200 - 300 đồng/kg.

Tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi (xã Láng Biển, huyện Tháp Mười), HTX đầu tiên của Đồng Tháp tham gia mô hình thí điểm, ông Nguyễn Hữu Nghĩa (thành viên HTX) cho biết, kết thúc vụ thu đông 2024, tính trên mỗi ha, năng suất lúa đạt 6,13 tấn, tương đương sản lượng lúa không thuộc mô hình; nhưng chi phí giảm, nên lợi nhuận cao hơn khoảng 4,3 triệu đồng. Mỗi ha lúa giảm 80kg giống, 50kg phân bón, 5 lần phun thuốc bảo vệ thực vật.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Đồng Tháp thăm một mô hình thí điểm của đề án.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Đồng Tháp thăm một mô hình thí điểm của đề án.

Giám đốc HTX Thắng Lợi, ông Nguyễn Văn Hùng, cho biết, ban đầu việc thuyết phục nông dân tham gia gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến hiệu quả, nhiều hộ chủ động liên hệ HTX để được hướng dẫn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện đánh giá việc thực hiện mô hình là chủ trương đúng đắn, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. “Đề án là bước đột phá trong ngành nông nghiệp, mang lại nhiều cơ hội cho nông dân nói riêng và địa phương nói chung, khi Đồng Tháp đang đặt mục tiêu trở thành một trung tâm sản xuất lúa gạo chất lượng cao”, ông Thiện nói.

Những tín hiệu tốt sau 1 năm thí điểm

Tại Sóc Trăng, đề án cũng đạt được nhiều kết quả đáng vui mừng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Nam cho biết, ngoài mô hình thí điểm 50ha tại HTX nông nghiệp Hưng Lợi (xã Long Đức, huyện Long Phú) do Bộ NN&PTNT xây dựng, vụ đông xuân 2024 - 2025, tỉnh phát triển thêm 7 mô hình. Tám mô hình thí điểm tại Sóc Trăng hiện trải đều các huyện, thị xã, diện tích khoảng 340ha. “Việc mở rộng các mô hình sẽ giúp nông dân có điều kiện “tai nghe, mắt thấy”, từ đó nhân rộng hơn nữa”, ông Nam tin tưởng.

Thu hoạch lúa tại một mô hình thí điểm.

Thu hoạch lúa tại một mô hình thí điểm.

Tại Cần Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Hè thông tin, mô hình thí điểm được thực hiện với diện tích 50ha tại HTX Tiến Thuận (xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh), vụ hè thu 2024 đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề án. Ngoài tiết kiệm chi phí về giống, phân bón, nước tưới; còn giảm rủi ro dịch bệnh, hạn chế lúa bị đổ ngã, giảm tổn thất sau thu hoạch. Kết quả của mô hình là nền tảng, cơ sở để Cần Thơ nhân rộng mô hình.

Đặc biệt, tại An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng cho hay năm 2024, tỉnh đã triển khai diện tích đến 21 nghìn ha sản xuất theo quy trình đề án. Kết quả mỗi ha giảm 67 kg giống, năng suất cao hơn 0,1 tấn, chi phí sản xuất giảm 4 - 5 triệu đồng, trong khi lợi nhuận cao hơn 3,6 - 5,3 triệu đồng.

Đánh giá về đề án sau 1 năm triển khai tại 5 tỉnh, thành, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Lê Thanh Tùng nhận định, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, sự tham gia tích cực của nông dân, cùng sự chung tay của doanh nghiệp, cho thấy nhiều tín hiệu tốt, khả quan, niềm tin mạnh mẽ vào sự thành công của đề án.

Chất lượng lúa gạo Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới. Tuy nhiên trong quá khứ, giá trị lúa gạo Việt Nam chưa được nâng cao, mức phát thải cao hơn. Cũng trong quá khứ, sản xuất lúa gạo tại Việt Nam thiếu đồng bộ, thiếu tính hỗ trợ, mang tính manh mún nhỏ lẻ tự phát. Đề án 1 triệu ha ra đời tăng cường tính liên kết, sẽ đưa hạt gạo Việt Nam đạt các tiêu chí tiêu chuẩn thế giới; nâng tầm giá trị, thương hiệu lúa gạo và người nông dân Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện giảm phát thải trên lúa với quy mô lớn, nhưng quá trình triển khai được đánh giá đã vượt lên mọi khó khăn. Tại Hội nghị thúc đẩy triển khai đề án giữa tháng 10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh đề án hết sức ý nghĩa với nông dân, ngành hàng lúa gạo, nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải. “Trong thời đại ngày nay, với xu thế “ăn ngon, ăn sạch”, cạnh tranh lại rất lớn, chúng ta phải thổi hồn, thổi sức sống mới vào ngành nông nghiệp, ngành lúa gạo tại ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của đất nước”, Thủ tướng khẳng định.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán: Bài 1 - Kênh huy động vốn nhiều tỷ USD

Việt Nam sẽ nhận được dòng tiền lớn nếu thị trường chứng khoán nâng hạng thành công. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu tỷ đồng được “bơm” ra trong năm 2025. Ngân hàng Nhà nước từng cho biết, cần thêm kênh để huy động dòng tiền, ngoài ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong bối cảnh này, việc thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm nay sẽ được xem là một kênh bổ sung dòng tiền hữu ích cho nền kinh tế.