Nguồn lực mới cho nền kinh tế 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm khảo sát dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná (Ninh Thuận) (Ảnh: Đình Tăng).
Tổng Bí thư Tô Lâm khảo sát dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná (Ninh Thuận) (Ảnh: Đình Tăng).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vượt qua những dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, năm 2024, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.

Chỉ dấu quan trọng về sức mạnh nội sinh

Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 7,09%; quy mô kinh tế đạt hơn 470 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng khu vực nông nghiệp còn khoảng 11%. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; tăng năng suất lao động ước đạt 5,88%; chỉ số tự do kinh tế tăng 13 bậc (lên vị trí 59/176 quốc gia, vùng lãnh thổ).

Việt Nam được đánh giá cao về kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh thế giới biến động mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2024 tăng khoảng 3,6%.

Phân tích các số liệu kinh tế Việt Nam năm 2024, chuyên gia kinh tế Đinh Ngọc Thịnh nhận xét một điểm nổi bật là cùng với việc vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đóng vai trò quan trọng, thì sức mạnh nội sinh của kinh tế Việt Nam cũng đã có những tăng trưởng, có những đóng góp lớn hơn rất đáng khích lệ.

Trước tiên là yếu tố phát triển của du lịch, khi lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam tăng 43%, góp phần đưa tỷ lệ xuất nhập khẩu dịch vụ gần về ngưỡng cân bằng.

Tiếp đó là yếu tố xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực trong nước đang trên đà tăng, với tốc độ tăng trường cao hơn tốc độ khu vực đầu tư nước ngoài. “Tỷ trọng này được nâng lên hàng năm là một điểm sáng trong quá trình chúng ta đang xây dựng, tăng cường nội lực cho nền kinh tế”, chuyên gia Đinh Ngọc Thịnh khẳng định.

Đặc biệt trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam có một chỉ số tăng rất quan trọng, là tăng năng suất lao động khoảng 5,88%, vượt mức Quốc hội đề ra 5,3%. “Sau nhiều năm Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng này, chưa bao giờ chúng ta đạt được. Năm 2024 đã đạt và vượt, dù mức vượt chỉ là 0,4%, nhưng đó là một điểm sáng nổi bật về nội lực”, ông Thịnh đánh giá.

Mức tăng này đã đưa tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2024 lên khoảng 4%, là mức tương đối cao so với các quốc gia trong khu vực, chỉ sau Singapore (5,8%).

Những yếu tố trên đã góp phần ổn định phát triển nền kinh tế Việt Nam, mà một chỉ dấu ai cũng có thể thấy là việc giá trị tiền VNĐ giảm thấp hơn nhiều nước trên thế giới. Thực tế thời gian qua, đồng tiền của nhiều quốc gia giảm giá rất mạnh so với USD, thì Việt Nam đang giữ ở mức chỉ trên dưới 3%.

Nguồn lực từ việc tinh gọn bộ máy

Một nguồn lực quan trọng khác, tới đây sẽ được giải phóng, phát huy hiệu quả hơn nữa, là hiệu quả từ “cuộc cách mạng về thể chế”, tinh gọn bộ máy, mà Đảng và Nhà nước đang tiến hành.

Phối cảnh dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Phối cảnh dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm đánh giá, thể chế cũng chính là nguồn lực, nội lực để mỗi quốc gia tận dụng, khai thác. Nền kinh tế sẽ vận hành trơn tru thuận lợi hơn từ việc cải cách thể chế. Những điểm nghẽn, chậm trễ trong xây dựng, triển khai chính sách sẽ được tháo gỡ. Nói một ví dụ cụ thể, với lĩnh vực đầu tư công, tới đây có thể sớm chấm dứt nghịch lý “có tiền mà không tiêu được do quy định trói buộc”.

“Tôi cho rằng một số giai đoạn trước đây, chính sách của chúng ta đưa ra rất tốt nhưng một số nơi thực thi chưa hiệu quả. Do đó, với những quyết liệt trong cải cách thể chế, chúng ta sẽ thêm nguồn lực, và nội lực sẽ mạnh mẽ hơn; các chính sách, giải pháp đưa ra kịp thời hơn, chính xác hơn, triển khai thực hiện tốt hơn”, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm phân tích.

Cùng với việc tinh gọn bộ máy, đất nước sẽ có nguồn lực dồi dào hơn. Khi cắt giảm được khoản chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy, sẽ dành chi cho đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, các nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cùng quan điểm, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cũng nhận định công cuộc tinh gọn bộ máy, cải cách thể chế là một trong những bước đột phá, tăng nguồn lực cho nền kinh tế: “Cải cách thể chế chính là thúc đẩy tăng năng suất lao động ở khu vực nhà nước, từ đó có thêm nguồn lực phát triển đất nước”.

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm chỉ ra thêm một yếu tố quan trọng khác: “Với bất kỳ quốc gia nào, sự ổn định chính trị là một trong những nguồn lực quan trọng của đất nước. Khi môi trường đầu tư ổn định, kinh tế tăng trưởng cao, sẽ tạo niềm tin, cơ sở vững chắc cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư, tiến hành sản xuất kinh doanh dài lâu”.

Với những phân tích, số liệu như trên, các chuyên gia đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ bước vào năm mới 2025 với nhiều thành công mới.

Nhìn lại 2024 và những năm qua, một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những chủ trương, chỉ đạo, động thái đúng đắn, quyết liệt, kịp thời, thực tế. Và khi các nhà lãnh đạo gương mẫu, trực tiếp, sâu sát vấn đề, thì không có lý do gì tất cả không cùng gắng sức. Tại các dự án trọng điểm quốc gia, các nhà lãnh đạo thường xuyên có mặt, thăm hỏi, đốc thúc, động viên, chỉ đạo gỡ vướng các vấn đề ngay tại công trường. Đặc biệt là hình ảnh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với chiếc áo màu xám quen thuộc thường ướt đẫm mồ hôi, có mặt tại các công trường từ Bắc tới Nam. Riêng tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (Đồng Nai), ông đã 5 lần tới kiểm tra hiện trường dự án, trong đó riêng năm 2024 là ba lần vào dịp Tết 2024, tháng 9 và tháng 12/2024.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cuộc đua Net Zero: Doanh nghiệp xanh hóa để dẫn đầu hay bỏ lại phía sau?

Nestlé Việt Nam nỗ lực bảo vệ rừng, góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu. (Ảnh: Nestlé Việt Nam )
(PLVN) - Thời gian gần đây, “tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn”… là những từ khóa nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Không nằm ngoài xu hướng toàn cầu, sau cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực xanh hóa thông qua ba bước quan trọng là cắt giảm phát thải khí nhà kính; chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và hấp thụ khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất.

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2
(PLVN) - Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo khắc phục cảnh báo của EU về thực phẩm xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang đối diện nguy cơ bị siết chặt kiểm soát tại EU do hàng loạt cảnh báo về an toàn thực phẩm. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ ngành liên quan triển khai ngay các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu nhằm bảo vệ uy tín và vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Tầm nhìn Quy hoạch điện VIII

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 với nhiều điểm mới so với các quy hoạch trước đây, như “mang tính động và mở”, phát triển tối ưu các loại nguồn điện để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng GDP theo Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. (Ảnh Đình Trung)
(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?