Ứng dụng xe công nghệ 'thu phí nền tảng' móc túi khách hàng?

Việc thu phí nền tảng của Grap và Be đang gây nhiều tranh cãi.
Việc thu phí nền tảng của Grap và Be đang gây nhiều tranh cãi.
(PLVN) - Nhiều chuyên gia vận tải lên tiếng khẳng định Grab, Be là đơn vị kinh doanh vận tải nhưng thu phí này của khách hàng là không có cơ sở.

Từ đầu năm đến nay, ngoài giá cước tính theo số km di chuyển, khách hàng dùng các ứng dụng gọi xe công nghệ Grap và Be phải trả thêm phí sử dụng nền tảng ít nhất từ 2.000 đồng cho mỗi chuyến đi.

Phụ phí được thu như nào?

Grab là ứng dụng đầu tiên thu phí nền tảng từ ngày 19/2/2020. Mức phí nền tảng đối với xe hai bánh là 1.000 đồng và xe 4 bánh là 2.000 đồng trên mỗi chuyến xe. Riêng dịch vụ giao hàng GrabExpress là 3.000 đồng.

Chẳng hạn, khi khách hàng đặt dịch vụ gọi xe GrabCar với cước phí là 60.000 đồng, kết thúc hành trình khách sẽ phải trả thêm 2.000 đồng phí nền tảng nên sẽ thanh toán cho tài xế tổng cộng 62.000 đồng. Số tiền này được tính vào cước phí di chuyển của hành khách, sau đó khấu trừ qua ví tài khoản của đối tác tài xế. Điều đáng nói là số tiền này không được hiển thị khi khách đặt xe mà chỉ có tài xế biết được việc hành khách bị thu loại phí này qua tài khoản của họ.

Không riêng Grab, Be cũng triển khai thu phí nền tảng từ đầu tháng 4/2020 với tất cả các dịch vụ beBike, beCar, beDelivery, be đi chợ, thuê xe theo giờ… Mức phí này được tính là trên 6% trên tổng số tiền khách phải trả cho mỗi cuốc xe.

Là một khách hàng thân quen của Grab khi sử dụng tới khoảng 30 chuyến xe GrabBike mỗi tháng cho việc đi lại, tuy nhiên, khi nghe PV đề cập việc thu phí nền tảng, chị Giáp Quỳnh Anh, sinh viên của một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội tỏ ra khá bất ngờ và cũng không hề biết mình bị thu khoản phí trên.

Chị Thu Hiền, nhân viên của một công ty có trụ sở tại phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội) cho biết, hàng ngày, Grab là phương tiện đi làm chính của chị. Trung bình một tháng cả đi và về chị sẽ đi khoảng 40 - 50 chuyến. Tuy nhiên, trong các chuyến đi, chị thường không để ý đến cơ cấu giá thành mà chỉ quan tâm đến mức giá trong các khung giờ cao điểm, thấp điểm và ngày mưa.

Theo chị Hiền, chị đã từng tra cơ cấu giá cước chuyến đi trên ứng dụng Grab. Tuy nhiên, thông tin Grab đưa tới cho người dùng chỉ là một số yếu tố chung chung như: Giá cước 2km đầu, sau 2km đầu tiên, phụ thu khi thay đổi lộ trình, phụ phí theo khung giờ tại Hà Nội và các tỉnh thành... chứ không hề có khoản phí nền tảng.

Chị Hiền cho biết: “Nhà tôi từ khu cầu Thăng Long lên Nguyễn Thái Học, mỗi chuyến đi phụ phí 2.000 đồng có thể không đáng là bao so với giá cước tính theo km. Nhưng việc Grab thu thêm khoản phí này thì hàng tháng tôi mất thêm hơn trăm nghìn đồng cho hơn 50 chuyến đi. Như vậy thì thiệt thòi cho tôi”.

Theo tìm hiểu của PV, trước khi triển khai thu phí nền tảng, Công ty TNHH Grab Việt Nam đã thông tin trên trang web của mình không thông qua tin nhắn trên ứng dụng để hành khách được biết.

Mức thu không có cơ sở?

Theo các chuyên gia, việc các hãng xe công nghệ như Grab, Be thu thêm khoản phí ngoài giá dịch vụ là trái phép.

Theo ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương cho biết, việc đưa ra mức phí bao nhiêu thuộc thẩm quyền nghiên cứu của Bộ Tài chính khi đánh giá việc hoạt động kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp, trong đó có Grab. “Còn mức phí khi đã đưa ra thì chắc chắn phải có thông báo đến đối tượng bị áp dụng. Tuy nhiên, để đánh giá có hợp lý hay không thì cần có thời gian nghiên cứu, trải nghiệm và có sự phản hồi từ phía khách hàng”, ông Tuấn nói.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho rằng, khoản thu của Grab không thuộc vào khoản thu của ngân sách nhà nước. Theo mục đích thu để sử dụng vào việc nâng cấp ứng dụng, gia tăng trải nghiệm, mức bảo vệ cho khách hàng và tăng phúc lợi cho đối tác tài xế thì “đây đang thể hiện là một loại dịch vụ”.

“Đã là dịch vụ thì đó là thỏa thuận giữa khách hàng và hãng xe bằng hành động có quyết định đi hay không với mức phí đó. Còn tiền thuế sẽ tính vào doanh thu của Grab chứ không nhìn vào khoản phí nền tảng để đánh giá có thu đúng hay không”, ông Tuấn cho hay.

Trả lời báo chí, ông Trương Quốc Hùng - Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển thương mại và Du lịch quốc tế Ngôi Sao - Vic Taxi cho rằng: Chi phí cho nền tảng kết nối đã nằm trong chi phí hàng hóa dịch vụ, người bán hàng hóa dịch vụ tính toán chi phí này nằm trong giá bán sản phẩm.

Grab đang bán dịch vụ vận tải, trong dịch vụ này thì những chi phí để Grab dùng nền tảng kết nối với hành khách phải do bên vận tải chi trả. Khi Grab muốn hoàn vốn thu lại chi phí kết nối phải cơ cấu vào chi phí vận tải chứ không thể thu khoản riêng là phí nền tảng. Như vậy, trong cả hai trường hợp nêu trên việc Grab tách ra để thu phí nền tảng của hành khách là không có cơ sở”.

Ông Hùng cho biết thêm: “Taxi truyền thống hay taxi công nghệ chỉ khác nhau phương thức kết nối với hành khách. Taxi truyền thống điều hành bằng tổng đài, bộ đàm cũng là nền tảng công nghệ. Đây có thể coi là “bài” để lách thuế, bởi phí nền tảng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin nên đang được miễn 10% thuế VAT”.

Còn theo ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội: “Grab đã thu của tài xế 28,3% rồi lại thu tiếp của khách hàng 2.000 đồng phí nền tảng trên mỗi chuyến xe là điều vô lý. Nếu như taxi mà thu thêm phí khấu hao xe 2.000 đồng/cuốc hay phí tiền đàm sẽ ngay lập tức gặp phản ứng của khách hàng.

Bản thân Grab hay các hãng ứng dụng gọi xe không đầu tư phương tiện mà chỉ đầu tư nền tảng công nghệ để kết nối thì lấy cơ sở nào, tính toán giá thành ra sao để thu 28,3% của tài xế? Trong khi đó, chủ phương tiện ngoài chịu 28,3% còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT. Việc thu thêm loại phí này là không được phép và không công bằng với khách hàng. Đối với taxi kể cả tính tiền bằng phần mềm vẫn phải đăng ký kê khai giá cước”.

Theo Luật sư Phạm Kỳ Dương - Văn phòng luật sư Giang Thanh thì sản phẩm của Grab, Be là ứng dụng, khách hàng sử dụng dịch vụ đã trả tiền cước cho bên vận tải và bên vận tải gửi lại phần chiết khấu cho Grab, Be. Grab, Be đang kinh doanh vận tải nên việc đầu tư ứng dụng hay đào tạo, hỗ trợ tài xế là trách nhiệm của doanh nghiệp, không thể thu thêm phí từ khách hàng để bù đắp cho các chi phí này. Việc thu thêm phí với khách hàng là bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. 

Thu phí nền tảng phải xin ý kiến người dân

Nếu như tại Việt Nam, phí nền tảng (platform fee) trong lĩnh vực gọi xe trực tuyến còn mới thì trên thế giới, đây là khái niệm đã có từ lâu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, các hãng đều có thông báo rộng rãi, thậm chí phải xin ý kiến người dân.

Điểm qua một số hoạt động thu phí nền tảng trong các hoạt động gọi xe trực tuyến, có thể thấy, các hãng gọi xe công nghệ mới có trụ sở tại Mỹ là Uber, Lyft có mức thu khá cao, tới 2 USD.

Cụ thể, Uber phụ thu loại phí này dưới tên “phí đặt vé” (booking fee) tại những quốc gia mà họ vận hành như Mỹ, Australia, Brazil và đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc, trong đó mức thu tại Mỹ là 2 USD.

Trên trang web chính thức, công ty này cho biết: “Phí đặt vé giúp Uber trang trải các chi phí về điều tiết, an toàn và vận hành bao gồm bảo hiểm bảo vệ cho chính hành khách và tài xế trên mỗi chuyến đi”.

Một hãng xe công nghệ khác có trụ ở tại Mỹ cũng tính phí dịch vụ lên tới 2 USD tại nước sở tại và Canada ở mức 2 USD với mục đích tương tự.

Gần nhất, tại Đông Nam Á, GoJek, công ty gọi xe của Indonesia cũng thu phí nền tảng 0,7 đô la Singapore (tương đương 0,5 USD) từ ngày 9/3 tại đảo quốc sư tử, tiền thu này để hãng dùng vào các hoạt động “cải thiện dịch vụ đặt xe trực tuyến”.

Tại Việt Nam, đại diện truyền thông của Grab tại Việt Nam xác nhận từ ngày 19/02/2020, Grab chính thức áp dụng phí nền tảng (mức phí đồng giá 2.000 đồng) đối với toàn bộ dịch vụ vận chuyển 4 bánh (trừ dịch vụ CònGrabTaxi).

Để thực hiện khấu trừ khoản phí nền tảng này Grab sẽ điều chỉnh một khoản phụ phí 2.000 đồng trên mỗi chuyến xe GrabCar, JustGrab, GrabRent, Grab tỉnh, GrabCar Plus, GrabCar doanh nghiệp sau khi thống nhất với các đối tác hợp tác xã vận tải.

Grab Việt Nam lý giải phí nền tảng được tính vào cước phí di chuyển của hành khách, sau đó sẽ được khấu trừ qua ví tài khoản của đối tác tài xế. Sự thay đổi này nhằm mục đích mang đến thêm nhiều lợi ích mới, cũng như tăng cường những lợi ích cho hành khách và đối tác tài xế, bao gồm việc mở rộng phạm vi bảo hiểm tai nạn cá nhân, hoàn thiện tổng đài hỗ trợ các trường hợp liên quan đến tai nạn cũng như mang đến nhiều tính năng an toàn mới và các chương trình đào tạo kĩ năng tốt hơn dành cho đối tác tài xế.

Mỗi chuyến xe được thiết lập thông qua ứng dụng được coi như một hợp đồng dân sự, chịu sự quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giá. Nếu thu thêm khoản phí nào khác thì cần thông báo, nếu không sẽ bị coi là một loại lạm thu trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, Grab và Be cần phải công khai niêm yết giá dịch vụ cho khách hàng và cơ quan quản lý, thậm chí phải xin ý kiến của người dân về việc thu thêm phụ phí trước khi thực hiện.

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.