Tuyệt phẩm trên đồng lúa của nông dân Nhật

Những tuyệt phẩm của nghệ thuật Tanbo ở làng Inakadate.
Những tuyệt phẩm của nghệ thuật Tanbo ở làng Inakadate.
(PLO) -Có lẽ những cánh đồng lúa không phải là điều gì lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng tạo ra một bức tranh sống động ngay trên cánh đồng lúa thì chắc hẳn là một chuyện vô cùng thú vị, độc đáo và có phần kỳ lạ. 
 

Cánh đồng lúa đang được nhắc tới nằm ở Inakadate, một ngôi làng nhỏ ở quận Aomori, phía bắc đảo Honshu, Nhật Bản và người ta gọi nghệ thuật trồng lúa này là Tanbo – trồng lúa để tạo nên tranh vẽ trên cánh đồng. 

Vừa trồng lúa, vừa sáng tạo nghệ thuật

Dưới bàn tay tài hoa của người nông dân Nhật Bản, các ruộng lúa đã biến thành những tác phẩm nghệ thuật khổng lồ có một không hai. Nếu nhìn từ mặt đất thì chưa chắc có thể cảm nhận được vẻ đẹp cũng như định hình ra toàn bộ hình thù của bức tranh như thế nào, nhưng nếu đứng từ trên cao nhìn xuống, nhất là khi máy bay bay qua cánh đồng thì quả là vô cùng tuyệt vời, những tuyệt phẩm nghệ thuật được phô bày khiến cho cả bầu trời phải ngưỡng mộ họ. 

Ngôi làng hẻo lánh này chỉ có hơn 8.000 người sinh sống, trồng lúa là nền tảng của người nông dân ở đây. Được biết, khoảng 20 năm trước đây, làng Inakadate rơi vào thảm cảnh nợ nần chồng chất, mùa màng thất thu, người dân bỏ làng đi ngày một nhiều.

Năm 1981, các nhà khảo cổ phát hiện những cổ vật của những cánh đồng lúa cách đây 2.000 năm, khiến Inakadate trở thành một trong những vùng trồng lúa lâu đời nhất miền bắc Nhật Bản. Dân làng tranh thủ dịp này để phát triển kinh tế bằng cách xây dựng một công viên giải trí theo chủ đề thời kỳ đồ đá mới.

Tuy nhiên, dự án thất bại thảm hại, ngôi làng tiếp tục chìm trong món nợ khổng lồ lên tới 106 triệu USD, con số này cao gấp 3 lần tổng ngân sách hàng năm. Cho đến khi bắt đầu Nghệ thuật Tanbo thì mọi thứ dần thay đổi. 

Nghệ thuật Tanbo này hình thành từ năm 1993. Những người nông dân nơi đây muốn làm một cái gì đó vừa để cải thiện tình hình khó khăn, vừa muốn tạo ra cái gì đó thật đẹp đem lại sức sống cho ngôi làng của mình.

Ban đầu lúc tiến hành thực hiện ý tưởng này, có khoảng 100 nông dân đứng ra làm việc, kết quả là một bức tranh đầu tiên về ngọn núi Iwaki được dựng nên cùng với dòng chữ tiếng Nhật là “Văn hóa trồng lúa của làng Inakadate”.

Tuy nhiên, bức tranh dường như vẫn chưa tạo được ấn tượng gì nhiều, nên dân làng bắt đầu sáng tạo thêm nhiều hình thù khác, và cứ thế mỗi năm dân làng lại tạo thêm những tác phẩm tuyệt vời từ cây lúa. Cứ thế, càng ngày họ càng tạo nên những tác phẩm đẹp hơn. 

Những tuyệt phẩm của nghệ thuật Tanbo ở làng Inakadate.
Những tuyệt phẩm của nghệ thuật Tanbo ở làng Inakadate. 

Kỹ thuật cấy lúa tạo tranh

Ngày nay, dân làng còn ứng dụng kỹ thuật công nghệ, dùng máy thiết kế hình vẽ và trồng lúa với màu sắc khác nhau để bức tranh thêm phần sống động, những màu sắc của lúa được sử dụng nhiều như màu xanh bằng giống lúa thông thường với tên là tsugaru-roman; màu tím và màu vàng là giống lúa kodaimai; ngoài ra còn có màu nâu, màu đỏ...   

Trước đây, chủ đề của các bức tranh lúa thường các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, văn hóa thế giới, như Hoàng đế Napoleon, Marilyn Monroe, Star Wars hay Cuốn theo chiều gió… nhưng thời gian gần đây dân thường thường hướng đến những tranh vẽ, họa tiết theo truyền thống Nhật Bản. Không chỉ giới hạn trong những thửa ruộng riêng biệt, các chủ ruộng còn liên kết với nhau để tạo ra những hình vẽ lớn bao trùm lên nhiều thửa ruộng khác nhau.

Những bức tranh nhiều màu sắc, với những hình thù phức tạp từ nhiều giống lúa được gieo trồng vô cùng cẩn thận, mọi thứ đều phải tính toán tỉ mỉ. Để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo này, ban đầu họ phải thiết kế trên máy tính và tính toán cách gieo hạt.

Sau đó, hàng trăm tình nguyện viên xuống đồng trồng các giống lúa biến đổi gien với nhiều màu sắc đa dạng như đỏ sẫm, vàng và trắng, với nền cảnh màu xanh lá cây để tạo ra những “bức họa đồng quê” tuyệt đẹp.

Nhiều người thắc mắc rằng “Tại sao lại là lúa?”, một hướng dân viên du lịch của làng tên Hiroki Fukushi trả lời rằng, “Ngoài những cánh đồng lúa ra thì ngôi làng chẳng có gì cả. Vì vậy, làng chúng tôi nghĩ rằng, phải dựa vào lúa để làm nên một điều gì đó”. 

Dĩ nhiên, để đến được thành công như ngày hôm nay, ngôi làng cũng đã phải trải qua nhiều khó khăn và cố gắng rất nhiều. Atsushi Yamamoto, một giáo viên nghệ thuật tại trường làng, đồng thời cũng là người phụ trách phần vẽ hình.

“Trong năm 2003, tôi đã lên kế hoạch cho bản vẽ về  Mona Lisa, bức tranh này phức tạp hơn rất nhiều so với bức tranh núi Iwaki mà người dân làng thực hiện trong suốt 10 năm qua”.

Bức tranh sau khi hoàn thiện nhận được nhiều ý kiến, một số công nhận thành công của bức tranh, số khác lại nói rằng Mona Lisa trông có vẻ béo. Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa, cánh đồng lúa Mona Lisa vẫn là một thành tựu lớn. 

 “Lúc đầu khi tôi học về Nghệ thuật Tanbo, cũng đã có những thất bại nhưng không vì thế mà tôi nản lòng, sau một số thử nghiệm và sai lầm, tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và bây giờ nghê thuật Tanbo là cuộc sống của tôi”, ông Yamamoto nói. 

Những tuyệt phẩm của nghệ thuật Tanbo ở làng Inakadate.
Những tuyệt phẩm của nghệ thuật Tanbo ở làng Inakadate. 

Được nhiều người biết đến

Loại hình nghệ thuật này đã đi được một chặng đường dài. Năm này qua năm khác, công nghệ trồng lúa của làng ngày một cao, các tác phẩm ngày một chau chuốt công phu hơn, các mẫu thiết kế trở nên phức tạp và tinh tế hơn. 

Giờ đây, hàng năm ngay sau khi vụ thu hoạch lúa kết thúc, dân làng lại bắt đầu lập kế hoạch để sẵn sàng cho vụ mùa sắp tới. Vụ cấy lúa sẽ bắt đầu vài cuối mùa xuân và những cánh đồng lúa sẽ phát triển suốt từ tháng 5- tháng 10.

“Có 12 giống lúa được sử dụng và bao gồm 7 màu. Ngay sau khi cấy xong bạn có thể phân biệt ngay được màu sắc, nhưng đến khi cây lúa phát triển tươi tốt sẽ thấy được sự khác biệt rõ rệt”, một người dân làng nói.

Bức tranh bắt đầu hình thành rõ rệt vào tháng 6 và càng rõ nét hơn nữa vào tháng 7, tháng 8. Thời điểm tham quan lý tưởng nhất là vào tháng 9, khi đó lúa đã vào mùa chín, màu sắc rực rỡ, việc ngắm nghía sẽ tuyệt hơn bao giờ hết. 

Nghệ thuật Tanbo khiến rất rất nhiều người mắt tròn mắt dẹt đổ xô đến ngôi làng Inakadate để tận mắt chứng kiến những tác phẩm độc đáo này. Nhờ việc phát triển du lịch vào các thửa ruộng và vốn bỏ ra ít, thu lãi về cao mà ngôi làng ngày một sầm uất.

Từ lúc có quá ít người biết đến những cánh đồng tranh độc đáo này những năm 1990, giờ đây có tới 340.000 du khách vào năm 2016 tới đây để chiêm ngưỡng. Năm nào cũng vậy, du khách khiến giao thông của ngôi làng bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

Không chỉ thế, nhờ kiếm được tiền nên làng Inakadate đã tiến hành xây dựng một nhà ga xe lửa, một phòng Nghệ thuật Tanbo, một tháp quan sát đặc biệt vô cùng rộng để phục vụ du khách ngắm nhìn những tuyệt phẩm.

Được biết, những cánh đồng lúa nghệ thuật này tốn 35.000 USD một năm cho các chi phí thuê đất, gieo trồng và chăm sóc, nhưng lại thu về 70.000 USD doanh thu từ hàng vạn khách du lịch mỗi năm, đem lại nguồn thu đáng kể cho địa phương. Nhưng số tiền này do du khách quyên góp, vì dân làng không hề thu phí đến tham quan cánh đồng.

Nhận thấy sự nối tiếng và thành công vang dội của các “bức họa đồng quê”, theo gương làng Inakadate, nhiều ngôi làng khác cũng bắt đầu áp dụng nghệ thuật Tanbo như làng Yonezama, Yamagata…

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.