1. Luôn luôn lắng nghe – luôn luôn thấu hiểu
Khi các con còn bé bạn nên dành thời gian ở nhà với các con của mình. Bạn cũng nên lắng nghe tất cả những câu chuyện của con kể cả nó nhàm chán đến đâu nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu con mình hơn. Khi con lớn đã đi học dù công việc của bạn có bận rộn tới mức nào thì bạn nên dành thời gian về sớm với con. Hay bạn có thể dành khoảng thời gian cuối tuần để ăn cơm và bên cạnh vợ con có như vậy bạn mới trở thành được ông bố lý tường.
2. Vợ không phải là ô-sin
Không bao giờ các cánh mày râu để vợ làm tất cả những công việc nhà một mình. Dù không phân chia rõ ràng công việc nhưng đàn ông bạn nên hiểu rằng nếu vợ nấu cơm thì bạn nên nhận phần đi rửa bát. Đàn ông đừng nên nghĩ việc nấu cơm hay rửa bát sẽ làm giảm đi uy lực của một người đàn ông. Nếu hai vợ chồng hiểu ý nhau thì chẳng bao giờ có sự cãi nhau trong gia đình. Đặc biệt là bạn nên làm mọi thứ để được vợ mình hạnh phúc vì vợ đã chăm lo cho cả chồng và con mà không bao giờ kêu mệt mỏi cả. Do vậy cuối tuần bạn nên dành thời gian để cho vợ đi mua sắm, đi công viên...có như vậy bạn mới trở thành một ông chồng hoàn hảo được. Và không lý do gì mà tôi không mãn nguyện khi thấy vợ con mình hạnh phúc cả
3. Dạy con tự đứng lên
Khi con còn bé mới tập đi những bước đầu tiên có những lần con vấp ngã là một người bố bạn nên đỡ con đứng dậy bằng cách khuyến khích con. Ngoài ra còn có thể đưa ra những gợi ý, hướng dẫn để con có thể tự giải quyết những vấn đề của mình.
4. “Chia tay” rượu bia, “kết bạn” với thể thao
Trước khi kết hôn đàn ông có thể thoải mái sống với những thói quen thiếu lành mạnh của mình. Nhưng từ sau khi lấy vợ và có kế hoạch sinh con cánh mày râu nên quyết định hạn chế rượu bia và đặc biệt là nói không với thuốc lá. Ngoài ra nên chăm chỉ ăn uống điều độ và luyện tập thể thao hãy làm một ông bố để con có thể học tập theo. Hoặc bạn có thể sáng sáng cùng con đạp xe, chiều tối rủ con ra cổ vũ bố đá bóng, ăn cơm xong cả nhà lại cùng nhau đi bộ dưới sân chung cư.
5. Cái gì cũng có giá của nó
Khi con còn nhỏ bố mẹ thường giao kèo với các con rằng nếu chúng muốn một món đồ chơi hay một bộ quần áo mới thì phải giúp bố mẹ làm một việc gì đó như quét nhà, đấm lưng, hay rửa rau thì mới được đáp ứng nhu cầu đó. Khi các con lớn hơn, hàng tháng bạn chỉ nên cho con một số tiền nhất định và chúng sẽ chỉ được tiêu trong khoản đó, không chấp nhận cho thêm dù là bất cứ lý do gì. Đương nhiên nếu muốn có thêm thì chúng phải làm việc để được trả công. Đây là cách mà các ông bố dạy con về cách để tiêu tiền.
6. Sẵn sàng nói “Xin lỗi/ Cảm ơn con”
Khi con hoàn thành tốt một việc nào đó, một lời khen ngợi không bao giờ là thừa. Nếu đó là việc con làm cho bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái bạn sẵn sàng nói cảm ơn con. Bạn muốn con nhận thấy giá trị của chính mình và biết rằng khi làm việc tốt con sẽ nhận được sự cảm kích từ người khác. Như thế cũng có nghĩa là bạn cũng gián tiếp khuyến khích con làm việc tốt. Có thưởng thì phải có phạt. Nếu phạm lỗi, con cần phải biết xin lỗi và tìm cách sửa sai. Tuy nhiên phạt con cũng cần phải đúng cách bạn không nên la mắng hay phạt con ở chốn đông người mà đợi khi về đến nhà mới phân tích và phạt con. Ngược lại khi bạn làm sai việc gì ví dụ như khi trách nhầm con, tôi cũng sẵn sàng nói “Ba xin lỗi”. Bạn muốn con biết rằng ai phạm lỗi cũng cần phải xin lỗi và đó là điều đáng khen./.