Từ Vân cổ tự - Ngôi chùa thiêng của miền quê lúa Thái Bình

Chùa Từ Vân đã được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Từ Vân đã được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
(PLVN) - Vùng đất Vũ Thư , Thái Bình có một ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng, tương truyền nơi đây các vương gia, tướng lĩnh mỗi khi xuất quân dẹp giặc ngoại xâm đều đến làm lễ cầu quốc thái dân an. Đó là chùa Từ Vân ở thôn Bình Minh, xã Bách Thuận - ngôi chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989.

Theo thần phả của dòng họ Nguyễn Kim và kết luận của phòng bảo tồn, bảo tàng thuộc Sở Văn hoá Thông tin Thái Bình về kiểm kê di tích năm 1976 thì: Chùa Từ Vân tên chính từ trước là chùa Phật Bà - “Từ Vân tự”. Chùa được khởi lập vào nửa cuối thế kỷ 18, dưới thời Lê - Trịnh, do sư nữ trụ trì hiệu là Phúc Lai (tên thật là Nguyễn Thị Uyển Trà, con gái của ông Nguyễn Công người đất Vũ Thư).

Cô Uyển Trà mồ côi mẹ từ còn nhỏ, đẹp người đẹp nết, học giỏi, nổi danh tài ngữ, là chị gái của Nguyễn Kim Nho. Khi Uyển Trà xuất gia tu hành, có hai đệ tử là hai vãi đồng hiệu Diệu Chính và Diệu Khai.

Thuở ấy nhà Lê suy đồi chúa Nguyễn và chúa Trịnh phân tranh Nam, Bắc gây ra cảnh đói khổ lầm than, nông dân nổi dậy khắp nơi chống lại triều đình. Sư Phúc Lai đã nói với cha và kế mẫu bỏ tiền ra phát chẩn 5 lần liền cứu được cả vùng đỡ được một phần đói rét.

Trước đó vùng này nổi lên nhiều cuộc bạo động phù Lê diệt Trịnh. Chúa Trịnh rất phẫn nộ đem quân đi đàn áp khắp nơi, dựa cớ này tàn sát cả vùng. Nhân vụ Nguyễn Lệ (bác ruột của bà Uyển Trà ) trước làm Đông cung giảng dụ dạy Thái tử Lê Huy Vĩ, sau làm trưởng quân cho Thái tử, bỗng Lê Huy Vĩ đột ngột qua đời. Trịnh Sâm cho là “ yếu nhân giam cầm đánh đập” lấy cớ đem quân về "tru di họ hàng Nguyễn Lệ", đồng thời tàn sát dân làng Thuận Vi và các vùng lân cận. Được tin đó từ nhà cho đến trong họ, ngoài làng đều kéo nhau đi lánh nạn, bỏ cả tổng cả nhà mà đi.

Cổng chùa Từ Vân.
Cổng chùa Từ Vân.  

May thay có bà Thái Phi họ Nguyễn là mẹ của chúa Trịnh Sâm, nhân ngày xuân đi lễ đền Gòi về đền Sòng cùng đi với Trịnh Sâm một chuyến thuyền. Khi thuyền quân về đến Thuận Vi, Trịnh Sâm cho một toán quân lên đốt phá nhà của anh em Nguyễn Lệ, Nguyễn Công và dò xét rồi về tâu lại rằng: “Tất cả dân mấy làng đều trốn hết không còn một người nào, duy chỉ có một ngôi chùa đầu làng trong đó có hai vãi sư đang tụng kinh niệm phật, không rõ họ có đạo phật gì mà bình tĩnh như thế ?”

Thái Phi nghe tâu, truyền lệnh cho đại quân phải đóng thuyền ra giữa sông Hồng Hà không được một người nào lên bờ, riêng để Trịnh Sâm dẫn một đạo quân nhỏ đến trực ở cửa Chùa chờ lệnh của Thái Phi tuyệt nhiên không được bạo động.

Khi Trịnh Sâm đem quân đến trước cửa chùa thấy diễn ra một thảm kịch rất ly kỳ: Trên gác Tam quan một vị sư nữ vận cà sa, đeo tràng hạt đứng rất trang nghiêm không cử động, hai mắt sáng quắc. Dưới sân gác có hai nữ sư ni đứng dưới hai gốc cây bồ đề, một người than khóc rất thê thảm, một người cười rất giòn giã, vui vẻ.

Một góc chùa Từ Vân.
Một góc chùa Từ Vân.  

Trịnh Sâm sai hai thị vệ gươm kề vào cổ hai người mà tra hỏi, hai người càng khóc, càng cười khiến Trịnh Sâm thêm phần căm tức chỉ mong được lệnh của Thái Phi để ra oai trị tội. Trông ra đã thấy Thái Phi đến, xuống kiệu và quỳ trước sân chùa, kêu khấn trong giây lát thì tiếng cười, tiếng khóc đều im lặng.

Khi ấy Sư ni trên gác mới xuống sân rỉ tai Thái Phi một hồi lâu, không rõ những gì, rồi khoan thai đi vào chùa. Bà Thái Phi và Trịnh Sâm về thuyền cách một đêm, sáng hôm sau Trịnh Sâm cho thiết triều tại đình làng Thuận Vi để Thái Phi ban nhiều điều lành cho dân làng.... Lạ thay cho quân đội họ Trịnh, đáng lẽ đi tàn sát mà lại hoá ra đi thi ơn, may thay cho dân vùng này đáng lẽ phải chết dần mà nay thành sống sót.... Việc này xảy ra giữa năm Tân Mão (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 17) năm 1771 cách đây 250 năm.

Để tri ân công ơn cứu cả dân làng thoát khỏi án tru di, ghi nhớ công ơn của sư nữ Phúc Lai, nhân dân quanh vùng lập thờ tôn bà là vị Thần. Từ đó “ Từ Vân tự” được gọi là chùa Phật Bà, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng là như vậy.

Chùa Từ Vân là một phần của quần thể di tích lịch sử, văn hoá được xây dựng trên thế đất mang nét “sơn kỳ thuỷ tú” tự nhiên, hài hoà giữa các yếu tố “thiên, địa, nhân”. Từng hoạ tiết trang trí ở chùa đều thể hiện tấm lòng cởi mở, vị tha và sự từ bi hỷ xả của Đức Phật. Đường nét, hoạ tiết của tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng thể hiện vẻ nghiêm trang và mềm mại, uy vũ mà bao dung. 

Trải qua các triều đại sau này, các vương gia, tướng lĩnh mỗi khi xuất quân dẹp giặc ngoại xâm đều đến nơi đây làm lễ tế xuất quân dẹp giặc, cầu bình an cho muôn dân trăm họ, quốc thái dân an.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây đã tiếp tục phát tích lên những điều huyền bí để lại những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam như là nơi treo cờ khởi nghĩa, nơi tiếp tế quân lương, nơi cắm chốt bảo vệ quê hương ngăn bước quân thù xâm lược…

Trải qua gần 200 năm, chùa Từ Vân cổ xưa đã xuống cấp nghiêm trọng nên được trùng tu, tôn tạo lại. Lần trùng tu lớn nhất vào năm 2008, theo Quyết định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình ngày 25/11/2008, đến năm 2011 đã hoàn thành. Chùa Từ Vân hiện nay khang trang với các hạng mục công trình thờ tự như ngôi Đại Hùng bảo điện, nhà thờ Tổ, điện thờ Thánh Mẫu và toàn bộ khuân viên khang trang rộng rãi... trở thành địa chỉ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh của các tín đồ Phật tử và du khách xa gần. 

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.