“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua…”
Nổi lên trong thi đua đó là việc phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2015, với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2015, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 – 28/8/2015) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV”, “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”.
Tập trung thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm như: Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thi hành Hiến; rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); tham gia tích cực vào việc đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ các cấp, đặc biệt là Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp…
Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Tư pháp cả 3 cấp, nhất là đối với cấp tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản QPPL, chú trọng tới tính dự báo của các chính sách, đảm bảo tính khả thi trong việc ban hành văn bản, để các quy định pháp luật thực sự đi vào cuộc sống; đẩy mạnh việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), kết hợp có hiệu quả giữa công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) với công tác PBGDPL, bám sát nhu cầu xã hội và nhiệm vụ của địa phương.
Triển khai kịp thời, hiệu quả các luật mới Quốc hội ban hành, đặc biệt là các luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân và liên quan đến hoạt động của ngành Tư pháp. Tăng cường công tác cải cách hành chính triển khai kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trong các lĩnh vực: thuế, hải quan, đầu tư, đất đai, xây dựng, an sinh xã hội...
Ông Lê Viết Hồng, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh cho biết: “Bác Hồ từng nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Vì vậy, mỗi người cán bộ tư pháp phải biết thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tự nhủ bản thân rằng thi đua nhưng không phải là để lấy “thành tích” mà thi đua là để phục vụ có hiệu quả công tác tư pháp. Làm sao để công tác tư pháp được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Phải đẩy mạnh cải cách TTHC trong các lĩnh vực của ngành Tư pháp. Bảo đảm sự phát triển bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế, phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp…”.
Ông Lê Viết Hồng, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh trao đổi với PLVN |
Vượt lên nhiều khó khăn, 7 tháng đầu năm 2015, ngành Tư pháp Hà Tĩnh đã đạt nhiều hiệu quả cao, toàn diện. Công tác xây dựng văn bản QPPL được triển khai theo đúng quy định, mang tính dự báo chiến lược và bảo đảm ưu tiên giải quyết những vấn đề bức thiết.
Ngay từ cuối năm 2014, đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2015, gồm 51 văn bản, với 46 Quyết định và 5 Chỉ thị. Công tác thẩm định, góp ý văn bản QPPL tiếp tục được chú trọng, nâng cao về chất lượng, đảm bảo đúng tiến độ. Bảy tháng đầu năm, đã thẩm định 57 dự thảo Nghị quyết, Quyết định QPPL và góp ý 52 dự thảo văn bản QPPL của Trung ương và của tỉnh.
Đối với công tác GDPBPL, nổi bật đó là đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tổ chức triển khai Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam” tại đơn vị, địa phương thành công, đạt hiệu quả cao. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của đông đảo cán bộ và nhân dân với 242.716 bài dự thi (chiếm 1/5 dân số của tỉnh), bằng hình thức viết tay, với chất lượng cao.
7 tháng đầu năm, đã tổ chức 75 đợt TGPL lưu động và thực hiện tư vấn, hướng dẫn 796 vụ việc. Thực hiện thủ tục các trường hợp có yếu tố nước ngoài đạt được gồm: đăng ký kết hôn cho 39 đôi, ghi chú kết hôn 6 trường hợp, ghi chú ly hôn 3 trường hợp, đăng ký khai sinh 16 trường hợp, đăng ký khai tử 6 trường hợp, nuôi con nuôi 3 trường hợp, cấp 5.239 phiếu lý lịch tư pháp.
Nhằm kiểm soát chặt chẽ quy định TTHC ngay từ khâu dự thảo văn bản cho đến tổ chức thực hiện theo đúng quy định, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã đánh giá tác động độc lập, thẩm định 6 dự thảo văn bản QPPL có quy định TTHC. Theo đó, có 65 thủ tục hành chính được đơn giản hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của 9 ngành.
Sở đã kiểm soát chất lượng và cho ý kiến 36 dự thảo QĐ công bố TTHC; Cập nhật TTHC được Chủ tịch UBND tỉnh công bố vào phần mềm máy xén và đề nghị Cục Kiểm soát TTHC tiến hành công khai 197 TTHC, không công khai 196 TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Các hoạt động trên đã góp phần tạo dựng niềm tin, giảm thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính.