Từ Liêm trước giờ G : Ngổn ngang sai phạm

Trụ sở UBND huyện Từ Liêm
Trụ sở UBND huyện Từ Liêm
(PLO) - UBND huyện Từ Liêm đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục cơ sở vật chất để ngày 28/3 chính thức đi vào hoạt động thế nhưng thay vì vui mừng, nhiều người dân cho biết họ đang trong tâm trạng vô cùng bức xúc vì  nhiều khiếu nại vẫn chưa được giải quyết. Nhất là việc giải phóng mặt bằng, bồi thường cho người dân mất đất.

Công dân quận mới và nỗi lo trước ngày tách quận
Phản ảnh với PLVN, ông Trần Tất Hoàng (37, phố Nhổn,  Từ Liêm) cho biết: năm  2009 nhà ông bị mất 58m2 diện tích đất nhà ở, để triển khai mở rộng đường 32. Sau đó, gia đình ông được bồi thường 12 480 000 đồng/m2. Thực hiện việc giải phóng mặt bằng( GPMB) và bồi thường của huyện Từ Liêm thì gia đình ông Hoàng mất trên 30% diện tích đất trên tổng diện tích đất ông sở hữu. Vì thế gia đình ông được Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm xét duyện cấp đất dịch vụ.
"Đến năm 2013, gia đình tôi lại nhận được quyết định của UBND huyện Từ Liêm, yêu cầu gia đình chúng tôi trả lại số tiền được đền bù năm 2009 để nhận đất dịch vụ. Nhưng tôi chưa đồng ý, vì tôi yêu cầu phải giải trình cho tôi việc, vì sao lại lấy số tiền đó lại của tôi. Trong lúc đó đất của tôi đã bị Ban GPMB lấy cách đây năm 2009" ông Trần Tất Hoàng bức xúc nói.
Phần đất nhà ông Hoàng mất để mở rộng đường 32.
 Phần đất nhà ông Hoàng mất để mở rộng đường 32.
Ông Hoàng cũng cho biết thêm, gia đình ông và các hộ dân khác cũng đã gửi đơn khiếu nại lên UBND huyện Từ Liêm, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm."Trong đơn kiến nghị chúng tôi đề nghị giải thích rõ vì sao lại thu hồi lại số tiền đền bù của chúng tôi?, trong ban bồi thường có 6 đơn vị, 6 con dấu đóng vào văn quyết định, nhưng năm 2013 quyết định điều chỉnh phương án bồi thường, thu hồi lại số tiền đền bù thì chỉ có chữ ký và dấu của phó chủ tịch UBND huyện Từ Liêm ông Nguyễn Kim Vinh?" ông Hoàng khẳng định.
Cũng chung tình trạng với ông Hoàng, thì gia đình ông Lê Văn Hiệu ở thông Đại Đồng, Thụy Phương, Từ Liêm cũng chung bức xúc.  Tính từ năm 2008 đến 2011, nhà ông Hiệu mất 214m2 đất ở đường Hoàng Quốc Việt và 1483m2 đất trồng ở Nam Thăng Long, 23m2 đất ở để xây dựng trường mầm non. Gia đình ông Hiệu cũng đã nhận được đền bù từ phía Ban bồi thường GPMB huyện Từ Liêm. Vì thế gia đình ông Hiệu cũng bị mất trên 30% diện tích đất và nằm trong diện được giao đất dịch vụ.
Không hiểu vì sao, UBND huyện Từ Liêm lại yêu cầu gia đình ông Hiệu hoàn trả lại số tiền đền bù 23m2 để thực hiện xây trường mầm non, thì mới đưa quyết định cấp đất dịch vụ cho gia đình ông Hiệu. 
Bà Đỗ Thị Hồng (trái) và bà Nguyễn Thị Tuyết (phải) lo lắng về việc đền bù sau tách quận.
 Bà Đỗ Thị Hồng (trái) và bà Nguyễn Thị Tuyết (phải) lo lắng về việc đền bù sau tách quận.
"Tôi có những vấn đề thắc mắc sau: Tôi bị mất 23m2 đất để xây trường mầm non. Giờ bắt tôi hoàn trả lại số tiền đền bù 23m2 đất đó thì mới nhận được đất dịch vụ, hóa ra như thế thì nhà tôi mất trắng 23m2 đó ạ?. Bên cạnh đó, nếu tôi hoàn trả lại số tiền đó, thì tôi có được nhận đất dịch vụ luôn không hay là phải đợi?. Khi tôi hoàn trả lại số tiền đó thì phải đưa quyết định để tôi ra trực tiếp kho bạc nhà nước để đóng", Bà Đỗ Thị Hồng (vợ ông Hiệu) kiến nghị.
Còn bà Nguyễn Thị Tuyết (số 78, thôn Đại Đồng, Thụy Phương, Từ Liêm) thì cho biết dù đã nhận được quyết định sẽ giao đất dịch vụ trong quá trình đền bù của UBND huyện Từ Liêm nhưng vẫn lo lắng và thắc mắc: "Tôi bị mất đất năm 2008, trong giấy tờ hứa sẽ cấp đất dịch vụ sau khi 3 năm, nhưng lúc đó chưa nhận quyết đinh. Đến năm 2014 thì lại có quyết định thì hẹn thêm 3 năm nữa, liệu có chắc chắn là tôi sẽ nhận được đất dịch vụ không?".
Nhiều người dân nằm trong diện được đền bù đất do GPMB đang rất lo lắng, vì họ đều đã gửi đơn khiếu nại lên UBND huyện Từ Liêm nhưng vẫn chưa nhận được kết quả. Bên cạnh đó sắp tới 2 quận mới sẽ đi vào hoạt động thì ai sẽ là người giải quyết những khiếu nại mà họ đưa ra?.
 Hỏi huyện, huyện làm ngơ?
Tháng 4/2013, UBND huyện gửi quyết định thu hồi hơn 20 triệu đồng đến gia đình ông Trần Tất Hoàng, với lý do điều chỉnh lại việc bồi thường GPMB. Nhưng sau đó gia đình ông Trần Tất Hoàng đã không đồng ý và gửi đơn kiến nghị lên UBND huyện nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Cũng theo ông Hoàng thì UBND huyện Từ Liêm đã vi phạm luật khiếu nại của người dân, vì hơn 3 tháng trôi qua gửi đơn khiếu nại nhưng ông và các hộ gia đình khác vẫn chưa nhận được phúc đáp (?!).
Còn đối với gia đình ông Lê Văn Hiệu và bà Nguyễn Thị Tuyết, sau nhiều lần khiếu nại, đề nghị cấp đất dịch vụ. Đến ngày 29/10/2013 gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết đã nhận được quyết định bồi thường đất dịch vụ 80m2 sẽ được giao sau 3 năm kể từ ngày UBND Tp Hà Nội chấp thuận ngày 5/8/2013. Còn đối với gia đình ông Lê Văn Hiệu thì UBND huyện yêu cầu nếu muốn nhận 80m2 đất dịch vụ thì phải cam kết trả lại 18.900 000 đồng cho nhà nước.
UBND huyện Từ Liêm yêu cầu bà Đỗ Thị Hồng cam kết trả lại tiền đền bù để được nhận 80m2 đất dịch vụ.
 UBND huyện Từ Liêm yêu cầu bà Đỗ Thị Hồng cam kết trả lại tiền đền bù để được nhận 80m2 đất dịch vụ.
Phía các hộ dân không đồng ý với các quyết định nhận được. Đối với bà Đỗ Thị Tuyết thì mong muốn nhanh chóng được bồi thường đất dịch vụ kể từ 3 năm từ ngày GPMB. Còn ông Hiệu thì yêu cầu lý giải vì sao lại đòi lại số tiền 23m2, gia đình ông cũng làm đơn khiếu nại lên UBND huyện nhưng sắp đến ngày tách quận vẫn chưa được giải quyết.
Trước đó, thực hiện kế hoạch Thanh tra năm 2012, Thanh tra Tp Hà Nội đã tiến hành thanh tra và đưa ra Kết luận Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư GPMB trên địa bàn huyện Từ Liêm từ năm 2008-2011. Kết quả thanh tra chỉ rõ những sai phạm của huyện Từ Liêm trong công tác GPMB từ chi tiền không đúng đối tượng, vượt định mức, xác nhận không đúng về nguồn gốc đất, bồi thường, hỗ trợ về đất sai số lên đến gần 100 tỉ đồng,.… 
Đồng thời trong bản kết luận thanh tra cũng đề nghị kiểm điểm xử lý hàng loạt cán bộ trong đó có ông Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm. Sai phạm đã được xử lý nhưng sắp đến ngày tách quận, phía UBND huyện Từ Liêm vẫn chưa giải quyết ổn thỏa việc đền bù đất cho nhiều người dân, "làm ngơ" trước những sai phạm mà Thanh tra Tp Hà Nội đưa ra.
PLVN tiếp tục cập nhật thông tin

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.