Máy bay MH370 còn bay nhiều giờ sau khi mất tích?

Đồ họa mở rộng khu vực tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích sang eo biển Malacca (Nguồn: NBC)
Đồ họa mở rộng khu vực tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích sang eo biển Malacca (Nguồn: NBC)
(PLO) - Các nhân viên điều tra Mỹ ngờ rằng chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines Flight 370 còn bay trong khoảng 4 giờ kể từ khi nó tới địa điểm được xác định cuối cùng và biến mất.
Thông tin này vừa được đăng tải trên Wall Street Journal ngày 13/3, làm dấy lên khả năng chiếc máy bay có thể đã bay thêm hàng trăm km trong điều kiện mà cho đến giờ chưa được sáng tỏ.
Các thanh tra viên hàng không và quan chức an ninh quốc gia tin rằng chiếc máy bay đã bay tổng cộng khoảng 5 giờ dựa vào những số liệu tự động được tải về và gửi cho mặt đất từ các động cơ của chiếc Boeing 777 như một phần trong chương trình bảo dưỡng và giám sát định kỳ.
Điều này làm nảy sinh một loạt câu hỏi mới và khả năng mới về chuyện gì đã thực sự xảy ra với chiếc máy bay thân rộng chở 239 người, biến mất khỏi màn hình radar của cơ quan kiểm soát không lưu dân sự, sau khi rời Kuala Lumpur khoảng 1 giờ và trên đường đến Bắc Kinh.
6 ngày sau vụ mất tích bí ẩn dẫn đến một chiến dịch tìm kiếm cả trên không và đường biển với sự tham dự của nhiều quốc gia, dường như việc điều tra đang được mở rộng về quy mô.
Các quan chức chống khủng bố của Mỹ đang theo đuổi khả năng viên phi công hoặc một ai đó trên máy bay có thể đã chuyển hướng đến một địa điểm chưa xác định sau khi cố tình quay đầu máy bay để tránh bị radar phát hiện.
Cuộc điều tra vẫn chưa mang lại kết quả nào, và chưa rõ liệu các nhân viên điều tra đã thu thập được chứng cứ về khả năng máy bay bị khủng bố hoặc hoạt động gián điệp nào chưa. Tới nay, các quan chức an ninh quốc gia của Mỹ đều nói chưa có gì cho thấy là một vụ khủng bố, song họ không loại trừ khả năng này.
Nhưng việc "hoàn toàn mù tịt" thông tin máy bay hướng về đâu và tại sao nó lại tiếp tục bay lâu như thế mà không cần hệ thống tiếp sóng khiến các nhân viên điều tra nêu lên giả thuyết rằng có thể máy bay đã được điều khiển vì một lý do mà nhà chức trách Mỹ chưa xác định được. Một số giả thuyết đã được nêu ra với các quan chức an ninh quốc gia cùng các quan chức cấp cao thuộc nhiều bộ ngành của Mỹ.
Tại một cuộc thông báo tin tức, theo một nhân vật nắm rõ cuộc điều tra này, đã có thông báo với cơ quan chức năng rằng các nhân viên điều tra đang tích cực tìm hiểu theo giả định rằng chiếc máy bay đã chuyển hướng "với ý định sẽ sử dụng nó sau đó vào một mục đích khác.”
Cho đến hôm nay, vẫn chưa rõ liệu chiếc máy bay đã đáp xuống một địa điểm khác hay nó đã bị rơi, có khả năng cách hàng trăm km từ địa điểm mà nhiều quốc gia đang tìm kiếm.
Theo những kịch bản như thế, thì dứt khoát lý do chiếc máy bay nặng 250 tấn biến mất một cách bí hiểm không phải vì trục trặc động cơ, không phải do lỗi của phi công và cũng không phải một tai nạn khủng khiếp nào.
Trước đó, một quan chức hàng không Malaysia khẳng định không hề tìm thấy mảnh vỡ tại địa điểm mà vệ tinh của Trung Quốc đã chụp được một số hình ảnh.
Trong một tin liên quan, gia đình của các hành khách Trung Quốc trên chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) hy vọng rằng các phương tiện truyền thông cung cấp thông tin chính xác về những diễn biến thực tế của chiếc máy bay bị mất tích đã hơn năm ngày nay.
Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Huang Huikang cho biết các thành viên gia đình cũng hy vọng rằng các phương tiện truyền thông sẽ không đăng tải tin tức hoàn toàn dựa trên suy đoán.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.