TT- Huế: Phẫu thuật thành công cho 3 phụ nữ không có âm đạo bẩm sinh

PGS.TS Phạm Anh Vũ - Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế cho biết.
PGS.TS Phạm Anh Vũ - Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế cho biết.
(PLO) - Chiều 12/6, PGS.TS Phạm Anh Vũ - Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho 3 bệnh nhân nữ mắc bệnh không có âm đạo.

Theo đó, các bệnh nhân đều quê ở Thừa Thiên – Huế và đều không có âm đạo bẩm sinh. Cả 3 bệnh nhân này lần lượt có độ tuổi 39, 27 và 15 tuổi. Trong đó, các bệnh nhân 39 và 27 tuổi vừa không có tử cung vừa không có âm đạo, bệnh nhân 15 tuổi có tử cung nhưng không có âm đạo.

Các nữ bệnh nhân này được PGS.TS Phạm Anh Vũ và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế phẫu thuật bằng phương pháp nội soi. Các bác sĩ đã dùng phương pháp trên cắt một đoạn đại tràng của các bệnh nhân rồi sử dụng để tạo ra âm đạo cho những người này. Việc phẫu thuật cho 3 nữ bệnh nhân đều mang lại kết quả tốt, trong đó 2 người đã được xuất viện.

Theo PGS.TS Phạm Anh Vũ, đây là lần đầu tiên bệnh viện thực hiện phẫu thuật cho những nữ bệnh nhân không có âm đạo. Việc phẫu thuật thành công giúp những bệnh nhân này có thể quan hệ vợ chồng như những phụ nữ bình thường. Trong đó, trường hợp nữ bệnh nhân 15 tuổi sau này có thể mang thai và sinh con do có tử cung. PGS.TS Phạm Anh Vũ cho biết thêm, bệnh không có âm đạo của những phụ nữ trên là do hội chứng Rokitansky.

Hiện ở khu vực miền Trung có khoảng 300 phụ nữ mắc dị tật bẩm sinh này và cả nước thì có đến cả ngàn phụ nữ mắc bệnh. Được biết, ở Thái Lan việc phẫu thuật thuật cho một trường hợp phụ nữ không có âm đạo chi phí lên đến 600 triệu đồng, nhưng ở Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế bệnh nhân chỉ phải trả 30 triệu đồng/1 ca phẫu thuật.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.