Trường chuyên có bị biến tướng?

Đã đến lúc trường chuyên cần thay đổi? (Ảnh minh họa)
Đã đến lúc trường chuyên cần thay đổi? (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, đề xuất “tư nhân hóa” Trường chuyên Hà Nội Amsterdam của chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành đồng thời cũng là một cựu học sinh của Trường đã gây sốc trong dư luận. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, vụ việc ồn ào về việc bán trường chuyên chính là cơ hội để nhìn lại những bất cập của mô hình này trong giai đoạn hiện nay…

Tỉ lệ chọi đầu vào… “khủng” !

Đồng tình với việc khó thực hiện xã hội hóa trường chuyên vì trường chuyên không chỉ luyện “gà nòi”, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, vụ việc tranh cãi ồn ào vừa qua về việc bán trường chuyên chính là cơ hội để nhìn lại những bất cập của mô hình này trong giai đoạn hiện nay.

Hiện có hơn 2% học sinh cả nước đang theo học tại 76 trường chuyên. Theo Đề án 959 về phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020, các trường chuyên được đầu tư 2.310 tỷ đồng, thế nhưng đến nay, vẫn chưa có một lần đánh giá chất lượng toàn diện của hệ thống này.

Trên thực tế, nhiều trường chuyên đã bị biến tướng khi mở thêm các lớp không chuyên hay tuyển sinh cả hệ THCS. Gần đây nhất, vụ gian lận thi cử rúng động năm 2018 khi có phần lớn thí sinh được nâng điểm lại là học sinh chuyên.

Để có một suất vào trường chuyên ở Hà Nội, các thí sinh phải đối mặt với tỉ lệ chọi lớn “khủng khiếp”. Theo như công bố của Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm tỷ lệ chọi cao nhất lên đến 1/29,25.

Cụ thể, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm công bố tỷ lệ chọi cao nhất lên đến 1/29,25. Theo thống kê, năm học 2020-2021, Trường chỉ tuyển 305 chỉ tiêu lớp 10 hệ chuyên nhưng Trường đã nhận được tổng cộng 4.860 hồ sơ đăng ký dự thi.

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (thuộc Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng có tỷ lệ “chọi” rất cao. Trường nhận được 3.962 hồ sơ đăng ký dự vào lớp 10 năm nay, trong khi chỉ có 475 chỉ tiêu. Trong đó, khối chuyên Anh có số lượng hồ sơ đăng ký nhiều nhất với 2.174 bộ. Tỷ lệ “chọi” ở hầu như tất cả các lớp chuyên của Trường này đều ở mức 9 đến 11.

Với các trường THPT chuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tỷ lệ “chọi” có thấp hơn do phạm vi tuyển sinh hạn chế hơn, nhưng cũng không dễ để giành suất. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tổng chỉ tiêu vào lớp 10, hệ chuyên của cả 4 trường Thủ đô năm nay là 1.785 học sinh, nhưng số học sinh đăng ký lên đến 8.137 em. Tỷ lệ “chọi” trung bình là 1 chọi 4,55.

Các trường THPT có hệ chuyên của Hà Nội gồm THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Hà Nội - Amsterdam và THPT Tây Sơn.

Tổng hợp số lượng đăng ký của Sở cho thấy, trường có số lượng thí sinh đăng ký hệ chuyên đông nhất là THPT chuyên Nguyễn Huệ với 2.606 em, tiếp đó là THPT Chu Văn An với 2.406 em. Số thí sinh đăng ký vào Trường THPT Hà Nội - Amsterdam là 2.322 em, THPT Tây Sơn là 803 em.

Dù chỉ có 350 chỉ tiêu nhưng Trường THPT Chu Văn An lại là trường có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất là với số lượng đăng ký gấp 6,87 lần chỉ tiêu. Theo đó, trung bình cứ gần 7 em thi thì sẽ chỉ có một thí sinh đỗ vào trường.

Xếp thứ hai về tỷ lệ “chọi” là Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ với tỷ lệ “chọi” là 4,9. Tỷ lệ này ở trường THPT Hà Nội - Amsterdam là 3,9; Trường THPT Tây Sơn là 2,45. Năm 2020 là mùa tuyển sinh thứ hai của Trường THCS Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội).

Và “bệnh thành tích” của người lớn

Chuyên gia tài chính TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, con em những gia đình khá giả có thể theo học những loại hình trường “quốc tế”, trường “chất lượng cao” với học phí cũng cao ngất ngưởng, vượt quá tầm mà một người bình thường có thể hình dung, chưa nói là lo liệu được.

Tuy nhiên, chữ “rèn luyện” có thể được hiểu là “luyện thi, rèn bài tập”. Nếu như thế thì chỉ cần “học” hết hàng loạt sách đang bày bán, chẳng hạn sách “10.000 bài tập về…” là được. Một học sinh giỏi, làm hết các bài thi đại học trong nhiều năm thì khi đi thi đại học dễ được điểm cao, thậm chí là thủ khoa. Một học sinh rất giỏi và thường xuyên “luyện” bài tập khó “cỡ IMO” thì, nếu may mắn, có thể lọt đội tuyển IMO.

Nhưng nếu chỉ như thế, nếu không được đào tạo cơ bản, những học sinh như vậy rất khó tiến xa. Điều này hoàn toàn tương tự như khi ta cho trẻ em tập gánh từ bé. Nếu từ năm 8, 9 tuổi, em bé đã được tập gánh thì khi 15 tuổi, có thể sẽ gánh nặng hơn hẳn một em ở tuổi đó mà chưa hề tập gánh.

Và khi 18 tuổi, kết quả thế nào đã có thể nhìn thấy trước. Nếu chỉ chăm chú luyện bài tập khó, luyện “mẹo” mà ít rèn luyện kiến thức cơ bản nâng cao, chúng ta dễ làm các học sinh giỏi của mình đạt thành tích sớm và cũng “còi” sớm về trí tuệ.

Để tránh thực trạng, ở nhiều nước người ta chú trọng bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê khoa học, thông qua việc giới thiệu những thành tựu cao nhất của khoa học một cách dễ hiểu. Tìm đến với những thành tựu cao nhất cũng tức là tìm đến với cái cơ bản. Tất nhiên, để làm được điều này, người thầy phải cố gắng hơn rất nhiều, phải học hỏi thêm rất nhiều, chứ không như việc tìm bài tập “hóc búa, mẹo mực” về giảng cho học sinh!

Trường chuyên và các cuộc thi học sinh giỏi, kỳ thi Olympic được thành lập và tổ chức với mục đích tốt đẹp là phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, cho đất nước. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế không cao như chúng ta mong đợi!

Khi mà sự thành công trong giáo dục của một tỉnh, một trường chuyên, một tổ bộ môn chuyên, một giáo viên chuyên được quy về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi (được đo bằng cách đếm số giải thưởng) thì sức ép lên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, huấn luyện viên trưởng và giáo viên là rất lớn. Sức ép lớn đó tạo nên những hướng đi, hành động chuệch choạc, tạo ra một hệ sinh thái không hề thân thiện cho việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

Ở góc độ khác, cô Phạm Thái Lê, giáo viên Trường THCS - THPT Marie Curie (Hà Nội) cho rằng, xu hướng giáo dục hiện nay đào tạo con người phát triển toàn diện. Trong khi trường chuyên, lớp chọn lại đi theo hướng chú trọng vào phát triển năng lực IQ.

Thực tế, nhiều phụ huynh nhắm tới trường chuyên, lớp chọn, luyện thi để vào bằng được vì mong có môi trường, động lực học, có bệ phóng tốt để đi du học.

“Chưa cần biết đứa trẻ thế nào nhưng khi nghe nói cháu học trường A, trường B là có sự xuýt xoa trầm trồ. Vì vậy, cuộc chạy đua vào trường chuyên, lớp chọn chưa chắc do trẻ yêu thích mà nhiều khi chỉ bởi niềm kiêu hãnh, là ước muốn, ý chí của chính cha mẹ”, cô Lê phân tích. “Chưa cần biết đứa trẻ thế nào nhưng khi nghe nói cháu học trường A, trường B là có sự xuýt xoa trầm trồ. Vì vậy, cuộc chạy đua vào trường chuyên, lớp chọn chưa chắc do trẻ yêu thích mà nhiều khi chỉ bởi niềm kiêu hãnh, là ước muốn, ý chí của chính cha mẹ”, cô Phạm Thái Lê nhận định.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: Có nhiều trường chuyên mà không thực là chuyên! Chúng ta không thể phủ nhận “99% của tài năng là do sự lao động chăm chỉ, 1% là năng khiếu bẩm sinh”, nhưng nhớ rằng, sự lao động đó phải được thực hiện trong bối cảnh phù hợp cho 1% kia phát triển.

Công thức phát hiện, bồi dưỡng tài năng sai rất nguy hiểm. Điều đó không những ảnh hưởng đến đầu vào của mỗi trường chuyên mà còn ảnh hưởng trực tiếp, rất tiêu cực cho sự phát triển của học sinh.

Bởi nói như GS Vũ Hà Văn, giá trị cốt lõi hay tài sản chính của Trường Ams (hay các trường điểm nói chung) là danh tiếng của nó, cái được tạo dựng nên bởi sự phấn đấu của nhiều thế hệ giáo viên và học sinh trong một thời gian rất dài…

Cũng như trường chuyên, luôn là đích đến và khát vọng với những bạn trẻ chinh phục không ngừng những đỉnh cao của tri thức, khi mà ở đó họ sẽ được gặp bạn giỏi, thầy giỏi!... Và có một thực tế, với không ít học trò trường chuyên, những người thầy trong những năm tháng này luôn có ảnh hưởng tới bản ngã và sự lựa chọn của họ, theo nhiều cách khác nhau, với tất cả lòng trân quý! Đó là món quà lớn nhất, không phải ai cũng có may mắn nhận được trong cuộc đời… 

Khẳng định sự tồn tại và kết quả của hệ thống trường chuyên trong hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thành (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, chất lượng đào tạo của trường chuyên hơn hẳn giáo dục đại trà. Bằng chứng là tỷ lệ học sinh trường chuyên đỗ đại học cao, với giáo viên, cơ sở vật chất được đầu tư hơn so với các trường THPT khác thì chất lượng giáo dục đại trà trong các trường THPT chuyên cũng đạt chất lượng cao hơn.

Ông Thành cho biết, tại trường chuyên, thực tế số lượng học sinh thi quốc tế rất ít, số lượng thi quốc gia cũng không nhiều, đại đa số học sinh trường chuyên học chương trình bình thường, chỉ có những học sinh ở lớp chuyên mới học thêm chuyên sâu môn học đúng theo năng khiếu, sở trường của các em.

Do đó, phải thực hiện giáo dục đại trà tốt trong trường chuyên, từ đó phát hiện mũi nhọn của các em học sinh có năng khiếu, sở trường và giúp các em phát huy hết khả năng của mình như mục đích giáo dục của chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).