Trung Quốc: Cường quốc thật hay “vua đồ fake” thiết bị quân sự?

(PLO) - “Cường quốc hàng nhái”, “vua đồ fake”… là những cụm từ không mấy hay ho mà báo chí phương Tây gán cho Trung Quốc. Trong lĩnh vực quốc phòng, những năm gần đây tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đạt được bước tăng trưởng đột biến với những trang thiết bị quân sự hiện đại không hề kém cạnh Mỹ, Nga.
Tuy nhiên, báo chí Âu Mỹ vẫn có cách nhìn thận trọng, nếu không nói là ghẻ lạnh, xem thường những thành quả phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực này. 
Thậm chí một số hãng truyền thông còn cất công truy tìm những sản phẩm gốc và bản nhái của Trung Quốc để chứng minh cho thuyết “Trung Quốc là cường quốc hàng nhái” của họ… Phía Trung Quốc dĩ nhiên là không phục, cho rằng nếu chỉ nhìn vào hình dáng bên ngoài mà xem thường vũ khí Trung Quốc thì đã lầm to. Tuy nhiên, có một thực tế là chỉ với việc sao chép về hình dạng, kiểu dáng, Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế về sở hữu trí tuệ…
Đi tìm “cha” cho vũ khí “Made in China”
Những người chủ trương thuyết “Trung Quốc cường quốc hàng nhái” ở phương Tây cho rằng: Do nền công nghiệp quân sự không có đủ năng lực về kỹ thuật nên Trung Quốc chỉ biết dỡ ra, đo đạc, vẽ lại rồi phỏng chế sản phẩm của người khác; việc đo đạc, vẽ lại, phỏng chế đó tất yếu sẽ dẫn đến chất lượng yếu kém, tính năng không đảm bảo, đường nét thô kệch và khả năng tác chiến thực sự kém xa bản gốc. 
Một nhà nghiên cứu quân sự nước ngoài đã cho đăng trên một diễn đàn quân sự một serie ảnh các loại vũ khí, phương tiện quân sự của Trung Quốc so sánh với các mẫu của nước ngoài mà ông ta cho là “nguyên mẫu” để Trung Quốc sao chép, kèm theo chú thích: “Nếu bạn chỉ tìm câu trả lời trên bìa sách thì thật dễ dàng”. 
Theo nghiên cứu của học giả này thì: Loại máy bay vận tải hạng nặng Tây An (Xian) Y-20 ra đời năm 2013 mà Trung Quốc rất tự hào chính là bản nhái của chiếc C-17 của hãng Boeing/McDD có từ tận năm 1991; chiếc tiêm kích tàng hình Shenyang J-31 ra đời năm 2012 đang được bay thử nghiệm chính là bản nhái của loại X-35 
Lockheed có từ năm 2000;  chiếc máy bay không người lái (UAV) Dực Long (Yilong) của Trung Quốc ra lò năm 2012 là bản nhái của chiếc MQ-9 Reaper/“PredatorB” sản xuất năm 2001;  trực thăng không người lái SVU 200 của Trung Quốc sản xuất năm 2012 nhái chiếc Northrop MQ-8 Fire Scout ra đời năm 2002; Chiếc J-15 Thẩm Dương (Shenyang) sản xuất năm 2009 là bản nhái của Sukhoi Su-33 cất hạ cánh trên tàu sân bay của Nga có từ năm 1995; loại máy bay vận tải COMAC ARJ-21 sản xuất năm 2008 là sản phẩm coppy của chiếc Douglas DC-9 của Mỹ có từ... năm 1965; mẫu máy bay huấn luyện Hồng Đô (Hongdu) L-15 sản xuất năm 2006 được sao chép y chang từ chiếc Yakovlev Yak-130 có từ năm 1996; Loại tiêm kích J-10 (hay F-10) Thành Đô (Chengdu) sản xuất năm 2002 được nhái theo mẫu chiến đấu cơ Lavi bản năm 1986 của Tập đoàn Aircraft Industries của Israel; tên lửa phòng không Hồng Kỳ HQ-17 là bản sao PMU S-300 của Nga...
Biện bạch của 
phía Trung Quốc
Các học giả trong giới công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc trên và biện bạch rằng: Hiện Trung Quốc đã có ngành công nghiệp sản xuất vũ khí chỉ đứng sau Mỹ, không ai có thể nghi ngờ về điều này. Qua hàng chục năm phát triển, khả năng sản xuất và trình độ chế tạo của công nghiệp Trung Quốc đã được nâng lên đến mức cao chưa từng thấy. Họ cho rằng, thực tế cái gọi là “hàng nhái” của bất cứ loại vũ khí nào cũng chỉ có thể được chế tạo trên cơ sở năng lực công nghiệp và trình độ kỹ thuật hiện đại. 
Hệ thống vũ khí hiện đại hóa kết cấu phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực công trình cơ điện, thông tin điện tử, khoa học vật liệu, lại còn gia công vật liệu, sản xuất phụ kiện, khả năng thử nghiệm, đo lường, hệ thống quản lý và vận hành khoa học hiện đại. Họ kết luận: Việc học giả phương Tây chỉ căn cứ vào hình dáng bề ngoài rồi phán đó là “hàng nhái” là hành vi rất vội vã, nông cạn. 
Ví dụ chế tạo máy bay, để đạt được yêu cầu kỹ thuật và chỉ tiêu chiến thuật, thiết kế bố cục khí động của máy bay phải tuân thủ quy luật khách quan nên tương đối giống nhau, như máy bay chiến đấu tàng hình để hạn chế diện tích phản xạ sóng radar thì ngoại hình hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các mặt phẳng lớn và thẳng đứng, đầu và thân máy bay hình khối kim cương (đa diện), cánh đuôi cũng tạo góc nghiêng. Đó là lý do vì sao hình dạng T-50 của Nga, F-35, F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc nom rất giống nhau (!?). 
Báo mạng “Chiến lược toàn cầu” của Mỹ cũng phải đánh giá: “Công nghiệp làm nhái của Trung Quốc có năng lực rất mạnh. Không có nền công nghiệp và năng lực kỹ thuật nhất định thì không thể phỏng chế được những trang bị tương tự”.
Các chuyên gia của Trung Quốc cũng “tự hào” rằng: xem xét vấn đề “hàng nhái” cần phải so sánh theo chiều ngang. Những năm gần đây, Trung Quốc đã chế tạo hàng loạt hệ thống vũ khí công nghệ cao, như máy bay J-20, tên lửa đạn đạo DF-41, DF-25, hệ thống tên lửa diệt hạm, thể hiện rõ sự tự chủ, sáng tạo của Trung Quốc. Ngay những thứ bị gọi là “hàng nhái” như máy bay J-11, tên lửa phòng không HQ -17 thì cũng tiên tiến và uy lực hơn hẳn nguyên mẫu của nước ngoài (!?).

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tổng Bí thư: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn

(PLVN) - Thông tin sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng, sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển, để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế...

Đọc thêm

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025), 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và thành phố Đà Nẵng đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, đường 29/3, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.

Làm rõ các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp, trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành.

Khoa học và công nghệ nâng cao tiềm lực quốc phòng

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng mới chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2021 - 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva gặp gỡ phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/3/2025.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dự Lễ khánh thành dự án Xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định. Đây được xem là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.

Những cống hiến của thanh niên Quân đội có sức lan tỏa mạnh mẽ

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng trao Bằng khen cho 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Ngày 26/3, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu (GMTTB), Gương mặt trẻ triển vọng (GMTTV) toàn quân năm 2024. Chương trình nhằm vinh danh 70 điển hình xuất sắc (10 GMTTB, 60 GMTTV) của tuổi trẻ Quân đội trên mọi lĩnh vực công tác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự, phát biểu chỉ đạo.

Tuổi trẻ 'tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn'

Tuổi trẻ 'tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn'
(PLVN) -  Ngày 24/3/2025 vừa qua, nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025.

Sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa cấp xã. (Ảnh minh họa. Nguồn: hanoi.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo Luật dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới đây. Trong Tờ trình về dự án Luật, cơ quan soạn thảo đã đề xuất hướng giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan khi thay đổi tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.