“Nghịch lý” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không mặc áo lính

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
(PLO) - Các bộ trưởng quốc phòng Mỹ Không xuất hiện với những bộ quân phục, không bao giờ có quân hàm gắn với tên.
Dân sự kiểm soát quân sự
Vị trí ông chủ Lầu Năm Góc do tổng thống chọn với sự tư vấn và đồng ý của thượng viện. Theo luật Mỹ, quân nhân đang phục vụ không thể trở thành bộ trưởng quốc phòng. Khi quốc hội Mỹ ra luật An ninh Quốc gia năm 1947 và tạo ra vị trí bộ trưởng quốc phòng, quốc hội quy định bộ trưởng phải được chỉ định từ giới dân sự.
Cựu quân nhân chỉ có thể được đảm đương chức vụ này sau 7 năm kể từ khi họ giải ngũ. Ngoại lệ duy nhất từ trước đến nay là tướng George Marshall năm 1950, trong thời Chiến tranh Lạnh. Quyết định bổ nhiệm ông Marshall của tổng thống Harry Truman đã phải nhận được sự thông qua đặc biệt từ quốc hội.
Trong số 25 người từng đứng đầu Lầu Năm Góc, có 7 người chưa từng mặc áo lính, bao gồm cả bộ trưởng đương nhiệm Ashton Carter. Khá ít bộ trưởng quốc phòng Mỹ từng có quân hàm tướng như nhiều người đồng nhiệm ở các nước khác. Cựu bộ trưởng Chuck Hagel, từng tham chiến tại Việt Nam, chỉ giữ cấp bậc trung sĩ khi còn tại ngũ.
Không chỉ có Mỹ, bộ trưởng quốc phòng các nước như Anh, Nhật hay Australia cũng thường là người dân sự chứ không thuộc giới nhà binh. Trong khi đó, tại các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, bộ trưởng quốc phòng thường là quân nhân.
Tại Nga, ông Sergei Borisovich Ivanov năm 2001 là người dân sự đầu tiên được giữ vị trí này dưới thời Boris Yeltsin cho đến năm 2007. Người kế nhiệm Anatoliy Serdyukov cũng là người dân sự khi chỉ phục vụ trong quân đội năm 1984 -1985, sau đó chuyển sang kinh doanh. Năm 2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin quay trở lại dùng người nhà binh khi thay thế Serdyukov bằng Đại tướng Sergey Shoigu.
Quy định không chọn người nhà binh của Mỹ tuân thủ theo học thuyết Quyền kiểm soát quân đội của dân sự. Theo học thuyết này, trách nhiệm ra quyết định mang tính chiến lược của một quốc gia phải nằm trong tay các nhà lãnh đạo chính trị dân sự, chứ không phải là nhân viên quân đội chuyên nghiệp. Thậm chí, vũ khí hạt nhân ở Mỹ cũng thuộc sở hữu của cơ quan dân sự là Bộ Năng lượng Mỹ, chứ không phải Bộ Quốc phòng.
Những người giúp sức cho bộ trưởng quốc phòng như thứ trưởng và các thứ trưởng đặc trách cũng đều là người giới dân sự. Sĩ quan quân đội cấp cao đóng vai trò cố vấn cho bộ trưởng được gọi là tham mưu trưởng, chứ không phải là chỉ huy. Chỉ các lãnh đạo phụ trách lực lượng chiến đấu mới là chỉ huy và chỉ có bộ trưởng mới có quyền ra lệnh cho họ.
Ngăn “mầm” chống đối?
Có một số ý kiến phản đối quy định và cho rằng bộ trưởng quốc phòng cần phải là người nhà binh để nắm rõ việc quân sự và có uy với binh lính dưới quyền. Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2001 đã đăng tải một bài viết lý giải tầm quan trọng của quy định chỉ dùng người dân sự. Bài viết chỉ ra rằng trước khi có quy định thì một số tướng lĩnh đã có âm mưu chống đối chính phủ, với dẫn chứng là tướng James Wilkinson.
Wilkinson phục vụ trong quân đội năm 1800 - 1812, từng chiến đấu trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Ông đã cấu kết với phó tổng thống thời bấy giờ là Aaron Burr với mưu đồ lập ra một quốc gia riêng biệt, liên minh với Tây Ban Nha. Ông làm gián điệp cho Tây Ban Nha và được trả 4.000 USD/năm.
Vụ bê bối này củng cố niềm tin trong quân đội Mỹ rằng quân nhân không nên tham gia vào chính trị. Họ phải tuân theo lệnh của tổng thống và mong muốn của Quốc hội, bất kể người cầm quyền là ai.
Với một quốc gia đa đảng thì lòng trung thành là yếu tố hết sức quan trọng. Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865 giữa chính phủ Liên bang và các tiểu bang phía nam Mỹ, giới nhà binh cảm thấy cần phải tránh xa chính trị. Nhiều tướng lĩnh thậm chí từ chối bỏ phiếu, cho rằng việc bầu cử sẽ ảnh hưởng đến cách làm việc của họ.
Ngày nay, quân nhân ở tất cả cấp bậc đều được khuyến khích bỏ phiếu. Tuy nhiên, một khi họ bỏ phiếu xong thì họ phải tuân thủ mệnh lệnh của các lãnh đạo dân sự, kể cả khi lãnh đạo đó không thuộc đảng họ ủng hộ.
Theo luật, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là người lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đặc trách trông coi các quân chủng và các vấn đề quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng đóng vai trò như là cố vấn chính về chính sách quốc phòng của, có trách nhiệm lập ra chính sách quốc phòng tổng quát liên quan đến tất cả những vấn đề chính và vấn đề liên quan trực tiếp đến Bộ Quốc phòng, và thực hiện chính sách quốc phòng mà đã được chấp thuận. Bộ trưởng Quốc phòng là người thứ sáu trong thứ tự kế vị chức vụ Tổng thống. Lương bổng hàng năm của bộ trưởng là $191.300.
Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng thống hợp thành bộ phận "National Command Authorities", tạm dịch là những người có thẩm quyền của bộ tư lệnh quốc gia là bộ tư lệnh có thẩm quyền duy nhất khai hỏa các loại vũ khí hạt nhân chiến lược. Tất cả các vũ khí hạt nhân được kiểm soát bởi bộ hai người có thẩm quyền này - cả hai phải nhất trí trước khi một cuộc tấn công hạt nhân chiến lược được ra lệnh.
Bộ trưởng Quốc phòng cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ và Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ được xem là bộ bốn các viên chức nội các quan trọng nhất./.

Đọc thêm

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng nay, 1/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Dự thảo Luật đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH.

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sáng nay, 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới”. TS Nguyễn Thanh Tịnh - Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Toạ đàm.

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau lễ đón chính thức được tổ chức hết sức trọng thể tại Hoàng cung, sáng 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm, trao đổi sâu rộng với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani.

Tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước bứt phá và cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ, học viên lớp bồi dưỡng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp 3).

Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Ảnh minh hoạ (Nguồn: https://bnc.tuyenquang.dcs.vn)
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực nhận định khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức mới đây, công tác PCTN lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng, không nghỉ...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.