Từ “Đạo luật Yêu nước” đến “Đạo luật nước Mỹ Tự do“

Thông qua “Đạo luật nước Mỹ Tự do”, Mỹ khép lại chương trình theo dõi đầy tranh cãi
Thông qua “Đạo luật nước Mỹ Tự do”, Mỹ khép lại chương trình theo dõi đầy tranh cãi
(PLO) - Ngày 1/6/2015, chương trình thu thập dữ liệu điện thoại và theo dõi cuộc gọi của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã tạm thời chấm dứt sau khi các thượng nghị sĩ Mỹ từ chối gia hạn “Đạo luật Yêu nước” (Patriot Act) cũng như chưa phê chuẩn dự luật “Đạo luật nước Mỹ Tự do” (USA Freedom Act). 
Sự kiện này đã tạo một “lỗ hổng” lớn khiến nước Mỹ phải đối mặt với sự mất hiệu lực nghiêm trọng ở lĩnh vực an ninh quốc gia, trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với các mối đe dọa khủng bố thường trực.
Nghe trộm… phát hiện khủng bố
“Đạo luật Yêu nước” được Tổng thống George W.Bush ký ban hành sau vụ khủng bố 11/9/2001. Đạo luật này có điều khoản 215 cho phép NSA thu thập dữ liệu điện thoại của các công dân Mỹ nhằm đối phó với những mối đe dọa khủng bố. Đạo luật này đã bị chỉ trích mạnh mẽ kể từ khi cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden tiết lộ các bí mật về chương trình này.
Sau hàng loạt vụ bê bối liên quan đến chương trình do thám của NSA, chính quyền của Tổng thống Barack Obama mới đây đã đệ trình “Đạo luật nước Mỹ Tự do” nhằm thay thế “Đạo luật Yêu nước” sắp hết hạn. 
Đạo luật này nhằm chấn chỉnh hoạt động của cơ quan an ninh này bằng cách cho phép chương trình giám sát hiện tại của NSA tiếp tục trong 6 tháng tới và sau đó NSA sẽ bị cấm các hoạt động nghe lén điện thoại, thu thập dữ liệu cuộc gọi và theo dõi các đối tượng là công dân Mỹ bị coi là nghi can khủng bố. 
Thay vào đó, các công ty điện thoại sẽ lưu các thông tin này. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn được phép tiếp cận các dữ liệu điện thoại và các hồ sơ khác của công dân Mỹ khi tòa án phát hiện có sự nghi ngờ liên quan tới khủng bố quốc tế. Dự luật này đã được Hạ viện thông qua ngày 13/5/2015, với 338 phiếu thuận và 88 phiếu chống.
Việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cấm nghe lén điện thoại của công dân được xem là một thắng lợi lớn dành cho những người ủng hộ quyền riêng tư và quyền công dân, vốn coi việc thu thập và lưu trữ số lượng lớn thông tin là hành động vi hiến của chính phủ. Tổng thống Obama cũng đã lên tiếng ủng hộ biện pháp cải cách này, đồng thời cho rằng đạo luật trên sẽ bảo vệ quyền riêng tư nhưng vẫn đồng thời bảo vệ các thẩm quyền an ninh quốc gia thiết yếu.
Tuy nhiên, trong phiên họp đặc biệt tại Quốc hội ngày 31/5, những nỗ lực của chính quyền Obama trong việc chấn chỉnh hoạt động của NSA một lần nữa không vượt qua “ải” Thượng viện, khi các Thượng nghị sĩ Mỹ từ chối gia hạn “Đạo luật Yêu nước” hết hiệu lực vào ngày 1/6. 
Đặc biệt, ngoài điều khoản 215, “Đạo luật Yêu nước” còn hai điều khoản nữa cũng hết hạn: Một điều khoản cho phép các cơ quan tình báo tìm kiếm những kẻ tình nghi là “con sói đơn độc” (những nghi phạm khủng bố hành động tự phát một mình không có sự kết nối với nhóm khủng bố nước ngoài). 
Nhưng điều khoản này không áp dụng với công dân Mỹ. Điều khoản thứ hai cho phép các cơ quan liên bang giám sát một người, chứ không chỉ là thiết bị điện tử hay điện thoại cụ thể nào đó trong trường hợp nghi can liên tục thay đổi thiết bị liên lạc.
Cũng trong phiên họp ngày 31/5, “Đạo luật nước Mỹ Tự do” được Nhà Trắng đệ trình nhằm thay thế “Đạo luật Yêu nước” cũng không được Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Đây là lần thứ hai Thượng viện Mỹ bác bỏ dự luật “Đạo luật nước Mỹ Tự do”, bất chấp việc Hạ viện đã thông qua dự luật này ngày 13/5. 
Thượng nghị sĩ Rand Paul, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa vào năm 2016, tuyên bố ông phản đối việc gia hạn “Đạo luật Yêu nước” vì NSA chỉ được phép áp dụng hành động do thám điện thoại đối với các nghi can khủng bố chứ không phải hàng triệu công dân Mỹ. Theo một số nhà phân tích, mục đích của việc này là để biến chương trình giám sát trở thành vấn đề trọng tâm trong cuộc đua giành tấm vé ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, Thượng nghị sĩ Richard Burr thừa nhận các nhà lập pháp Mỹ đã không thể đạt được thỏa hiệp để gia hạn “Đạo luật Yêu nước”, cũng như phê chuẩn dự luật “Đạo luật nước Mỹ Tự do”. Như vậy, với việc đạo luật cũ đã hết hiệu lực trong khi dự luật cải cách mới chưa được thông qua, từ ngày 1/6/2015, các nhân viên NSA phải chấm dứt mọi chương trình thu thập dữ liệu điện thoại và theo dõi cuộc gọi. 
Các hoạt động thu thập khối lượng lớn dữ liệu điện thoại của công dân Mỹ chấm dứt
Các hoạt động thu thập khối lượng lớn dữ liệu điện thoại
 của công dân Mỹ chấm dứt 
Sau khi “Đạo luật Yêu nước” hết hạn, Thư ký báo chí Nhà Trắng Joshua Earnest tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi Thượng viện làm cho thời gian đạo luật này mất hiệu lực càng ngắn càng tốt”. Ông Earnest cũng hối thúc Thượng viện gạt bỏ động cơ và hành động chia rẽ để nhanh chóng thông qua dự luật.
Trong nỗ lực cuối cùng hối thúc Thượng viện thông qua dự luật trên, Giám đốc CIA John Brennan đã cảnh báo rằng, việc cho phép kết thúc các chương trình do thám quan trọng của NSA có thể làm gia tăng các mối đe dọa khủng bố đối với nước Mỹ. 
Ông Brennan cũng cho rằng, chương trình giám sát điện thoại của NSA không lạm dụng quyền tự do dân sự của người Mỹ mà chỉ vì mục đích bảo vệ họ. Phát biểu trong chương trình “Face the Nation” của kênh truyền hình CBS, ông Brennan còn cảnh báo rằng các nhóm khủng bố cực đoan như lực lượng Nhà nước Hồi giáo  tự xưng (IS) đang “rất thận trọng” theo dõi những diễn biến xung quanh “Đạo luật Yêu nước” của Mỹ và tìm “lỗ hổng” để lợi dụng hành động. 
“Đạo luật nước Mỹ Tự do”
Ngày 2/6, nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan do thám và thực thi pháp luật đã đạt được bước tiến quan trọng, sau khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua “Đạo luật nước Mỹ Tự do” với 67 phiếu thuận và 32 phiếu chống. 
Theo đạo luật, các hoạt động thu thập khối lượng lớn dữ liệu điện thoại của công dân chấm dứt và khép lại chương trình theo dõi gây tranh cãi lớn nhất do NSA tiến hành sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. 
Ngày 3/6, ngay sau khi “Đạo luật nước Mỹ Tự do” (USA Freedom Act) được Thượng viện thông qua, Tổng thống Barack Obama đã ký ban hành luật trên. Đạo luật này sẽ chấm dứt các hoạt động thu thập khối lượng lớn dữ liệu điện thoại của công dân và khép lại chương trình theo dõi gây tranh cãi lớn nhất do NSA tiến hành sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, đồng thời cũng cho phép các chương trình an ninh quốc gia then chốt có hiệu lực trở lại sau khi bị đình chỉ hồi đầu tuần.
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy cho rằng “đây là thời khắc lịch sử, là cuộc chấn chỉnh lớn đầu tiên đối với các luật do thám trong vòng nhiều thập kỷ”. Tuy nhiên, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cho rằng việc thông qua dự luật là “một bước thụt lùi”. 
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cho rằng việc thông qua dự luật là “một bước thụt lùi”
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cho rằng
 việc thông qua dự luật là “một bước thụt lùi”
Mặc dù vẫn có những ý kiến trái chiều, song không thể phủ nhận được rằng, kết quả trên được coi là một thắng lợi lớn về chính trị của Tổng thống Obama trong bối cảnh ông đang nỗ lực chấn chỉnh hoạt động của NSA và các cơ quan an ninh khác sau một loạt vụ bê bối thời gian qua. Ông Obama hoan nghênh Quốc hội Mỹ thông qua “Đạo luật nước Mỹ Tự do” nhằm hiện thực hóa những cải cách vì mục đích bảo vệ các quyền của công dân cũng như đảm bảo an ninh quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...