Đại biểu Quốc hội được quyền giám sát những văn bản nào?

Đại biểu Quốc hội Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) phát biểu tại hội trường
Đại biểu Quốc hội Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) phát biểu tại hội trường
(PLO) - Tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 9/6 về Dự án Luật Dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nhiều ý kiến cho rằng quy định của Dự thảo còn hạn chế quyền giám sát của đại biểu và cần quy định trách nhiệm người đứng đầu nếu không thực hiện kết quả giám sát.
Giám sát phải có các biện pháp cụ thể
Một trong những vấn đề nhiều đại biểu (ĐB) quan tâm là về hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát. ĐB Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) đề nghị Dự thảo Luật cần quy định cụ thể, đối với mọi hoạt động giám sát, sau khi kết thúc giám sát, chủ thể giám sát phải có ý kiến chính thức bằng văn bản (như nghị quyết, kết luận, báo cáo...), trong đó phải nêu rõ những mặt đã làm được, mặt chưa làm được, hạn chế của đối tượng chịu sự giám sát, các biện pháp, kiến nghị xử lý cụ thể. 
Đồng thời, chủ thể giám sát phải chịu trách nhiệm về nghị quyết, kết luận, kiến nghị của mình. 
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể hơn về vấn đề nói trên để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát, bảo đảm đối tượng chịu sự giám sát nghiêm túc và có trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát. 
Về quy định các hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng Dự thảo còn nhiều “lỗ hổng”, làm hạn chế quyền giám sát của ĐBQH. “Tại sao chỉ được giám sát quy định văn bản pháp luật và thực thi pháp luật ở địa phương? ĐB ứng cử ở địa phương chủ yếu giám sát ở địa phương nhưng vẫn có quyền giám sát các bộ, ngành. ĐBQH là ĐB của toàn quốc và thực tế đang giám sát việc này. Quy định như vậy, ĐBQH chuyên trách ở Trung ương thì cũng chỉ giám sát văn bản ở địa phương? Nếu chỉ giám sát ở địa phương thì làm sao chất vấn các vị lãnh đạo Trung ương”, ĐB Hùng đặt câu hỏi.
ĐB Trần Văn Tấn (Tiền Giang) nhấn mạnh giám sát văn bản là hoạt động giám sát rất quan trọng, nhưng Dự thảo chưa quy định rõ ràng, cụ thể ĐB được quyền giám sát văn bản nào. Do đó, cần quy định rõ những văn bản thuộc quyền giám sát của các ĐBQH.
Nhiều kiến nghị chưa sát
Đánh giá cao Dự thảo Luật đã bổ sung nhiều quy định mang tính nguyên tắc, cụ thể hóa thẩm quyền của QH, song ĐB Lê Văn Tấn (Hà Nam) băn khoăn về chất lượng các cuộc giám sát. ĐB chỉ ra thực tế các vấn đề QH, HĐND giám sát là những vấn đề lớn, bức xúc trong xã hội nhưng hiệu lực, hiệu quả chưa được như mong muốn. 
Bên cạnh những chuyển biến sau giám sát thực hiện tương đối tốt như việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tai nạn giao thông các đơn vị đã đẩy nhanh, chú trọng thực hiện… nhưng cũng có những vấn đề không có chuyển biến, thậm chí tồi tệ hơn như ô nhiễm môi trường làng nghề, vệ sinh an toàn thực phẩm… nhưng không ai phải chịu trách nhiệm, làm giảm niềm tin của nhân dân vào cơ quan dân cử. 
Nguyên nhân là do lĩnh vực giám sát có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, kiến nghị giám sát chưa chỉ rõ người chịu trách nhiệm cuối cùng; chưa có quy định trách nhiệm người đứng đầu nếu không thực hiện kết quả giám sát thì sẽ xử lý như thế nào. Từ những phân tích này, ĐB Tấn đề nghị “cần quy định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, ngành, lĩnh vực trong việc thực hiện nghị quyết giám sát của QH, HĐND”.
ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) tán thành: Thời gian qua việc thực hiện kết luận giám sát chưa cao. Vì thế, tránh tình trạng “kết luận giám sát rồi lại để đấy”, ĐB đề nghị quy định cụ thể thời hạn thực hiện kết luận giám sát, nếu không thực hiện phải có chế tài xử lý. Bên cạnh đó, để hoạt động giám sát đạt hiệu quả, cần làm rõ vấn đề cơ quan nào chịu trách nhiệm chất lượng giám sát. 
Lý do là hoạt động giám sát còn nhiều vấn đề nên nhiều khi chủ thể giám sát không chịu trách nhiệm về chất lượng giám sát của mình. Cho nên bên cạnh việc phải quy định rõ tính pháp lý hoạt động giám sát thì ĐB Chi cũng đề nghị quy định rõ đơn vị chịu giám sát có trách nhiệm thi hành, còn nếu như không làm được phải báo cáo làm rõ. 
Dự kiến năm 2016, Quốc hội sẽ tiến hành 3 kỳ họp
Trình bày Tờ trình dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2016, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Năm 2016 là năm tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, là năm cuối nhiệm kỳ QH khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, tổ chức bầu cử ĐBQH nhiệm kỳ khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; là năm tiếp tục triển khai thực hiện Hiến pháp mới, với bộ máy của nhiều cơ quan nhà nước có sự điều chỉnh, nhiệm vụ được chuyển giao giữa hai giai đoạn, một số chính sách được định hướng mới.

Bên cạnh việc đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của mình, các cơ quan phải dành thời gian cho công tác tổ chức, nhân sự; do vậy, việc dự kiến Chương trình hoạt động giám sát năm 2016 của QH, các cơ quan của QH cũng phải được lựa chọn một cách phù hợp, đảm bảo tính khả thi của chương trình.
Trong bối cảnh nêu trên, năm 2016 QH sẽ tiến hành 3 kỳ họp. Trong đó, Kỳ họp thứ 11, QH khoá XIII diễn ra khoảng 10 ngày, vào cuối tháng 3/2016, tập trung vào việc tổng kết công tác cả nhiệm kỳ; thực hiện giám sát công tác bầu cử ĐBQH nhiệm kỳ khóa XIV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021; dự kiến không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: