Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác dự báo và ứng phó thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
(PLVN) - Sáng 10/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.

Nắng nóng gay gắt có thể xuất hiện nhiều hơn

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, ở nước ta, thiên tai năm 2023 xảy ra cực đoan trên các vùng miền với 1.964 trận thiên tai (21/22 loại hình), đặc biệt là mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt trên diện rộng và là năm bất thường khi số lượng bão, áp thấp nhiệt đới ít hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm và không có cơn bão nào đổ bộ vào đất liền. Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân; nhiều sự cố tai nạn trên biển, sập đổ công trình, sự cố hóa chất, độc, xạ, tràn dầu, hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng so với năm trước.

Từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước như rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại đồng bằng sông Cửu Long (nghiêm trọng nhất tại khu vực Cà Mau); hạn hán khu vực Tây Nguyên; mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (mưa đá, dông lốc liên tiếp xảy ra tại 19 tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ); nắng nóng vượt lịch sử tại 110/186 trạm quan trắc trên cả nước; động đất tại các tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Nội, Kon Tum; gió mạnh, sóng lớn trên biển…

Theo nhận định tình hình thiên tai và dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 7-9/2024, hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina.

Nhiệt độ trung bình 4 tháng đầu năm 2024 tại các khu vực trên cả nước đều cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5 độ C. Riêng trong tháng 4/2024 tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiệt độ cao hơn từ 3,1-3,6 độ C, 110/186 trạm quan trắc trên cả nước đã ghi nhận giá trị nhiệt độ cao nhất ngày vượt giá trị lịch sử…

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Đức Cường, hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm trong tháng 7 - 8/2024. Ở khu vực Trung Bộ, khả năng xuất hiện khô hạn kéo dài trong thời kỳ từ nay đến tháng 8/2024.

Đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Cơ quan khí tượng thủy văn cũng đưa ra dự báo có khoảng 11 - 13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó có 5 - 7 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão (từ tháng 9 - 11/2024). Trên phạm vi cả nước có tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh từ nay cho tới cuối năm 2024.

Ông Hoàng Đức Cường cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thiên tai, nguồn nước trên các lưu vực sông, chủ động dự báo, cảnh báo sớm, dài hạn về tình hình El Nino, nắng nóng, hạn hán, nguồn nước và cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan chỉ đạo và người dân.

Trước nhận định tình hình thiên tai phức tạp trong những tháng tới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai nhấn mạnh, công tác phòng ngừa, kiểm soát rủi ro thiên tai sẽ là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án về phòng, chống thiên tai; phòng thủ dân sự; phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng… Bên cạnh đó lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành địa phương, nhất là các dự án phát triển hạ tầng cơ sở, giao thông, khu đô thị mới, khu dân cư tập trung tránh làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Tiếp tục tăng cường chất lượng công tác dự báo

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai) đánh giá, năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã phải đối diện với nhiều loại hình thiên tai. Trong đó có những diễn biến khác so với tiền lệ trước đây như: nắng nóng kỷ lục, ngập lụt cục bộ hay xâm nhập mặn, sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long. Thiệt hại do thiên tai được giảm thiểu tối đa cho thấy các cấp bộ ngành Trung ương, các địa phương đã có sự chủ động hơn, nhất là trong công tác dự báo và ứng phó có tiến bộ trong năm vừa qua; có sự điều chỉnh kịp thời về quy định, quy chế liên quan đến phòng, chống thiên tai;...

Bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Ghi nhận kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại. Đó là nhận thức người dân, trong đó có cả của cán bộ, cơ quan chức năng có lúc, có nơi còn hạn chế. Công tác kiểm tra, đôn đốc việc ứng phó trước mùa mưa bão không phải nơi nào cũng đã thực hiện tốt. Một số quy định pháp luật hiện nay chưa thông suốt hoặc quá cũ, không còn phù hợp thực tiễn; hay trên bình diện chung cả nước, khả năng chống chịu với thiên tai còn hạn chế…

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các cấp bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và phòng thủ dân sự các cấp. Các bộ ngành phối hợp sớm xây dựng Nghị định thi hành Luật Phòng thủ dân sự; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp luật về phòng, chống thiên tai.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng đề nghị cần tăng cường và đa dạng hoá các hình thức truyền thông để nâng cao nhận thức của các cấp bộ ngành và cộng đồng. Bên cạnh đó thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát trước mùa mưa lũ; rà soát, cập nhật, tính toán phương án phòng, chống thiên tai; tăng cường chất lượng công tác dự báo, bảo đảm kịp thời, chuẩn xác nhất có thể.

Đối với các tổ chức quốc tế tham dự hội nghị, Phó Thủ tướng đề nghị các tổ chức quốc tế tiếp tục đồng hành trong chia sẻ thông tin, đào tạo chuyên môn (nhất là công tác dự báo), phổ biến các kinh nghiệm ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai; đồng thời xem xét hỗ trợ trang thiết bị, hạ tầng thông qua các dự án về công tác dự báo, chủ động ứng phó, giảm thiệt hại thiên tai.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tô Lâm trình bày Tờ trình dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. (Ảnh: N.L)

'Chỉ nên ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại'

(PLVN) - Có ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội ý kiến đề nghị quy định tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ cần được giới hạn trong phạm vi ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại, được ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới; đồng thời quy định hạn chế hoặc cấm tiếp nhận các loại vũ khí thô sơ...

Đọc thêm

Đã dành khoảng 680.000 tỷ đồng thực hiện chính sách tiền lương mới

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước một số nội dung chủ yếu về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024.

Cần đặt lợi ích chung của Nhân dân lên hàng đầu để xem xét

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần trên khi cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV.

Chức vụ càng cao càng phải gương mẫu

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 Khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý đặc biệt về công tác cán bộ. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Tinh thần trên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh tại các hội nghị, cuộc họp bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Gần đây nhất, yêu cầu này tiếp tục được Bộ Chính trị đề cập tại Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành.

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại TP Phú Quốc

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại TP Phú Quốc.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (TP Phú Quốc). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân lễ khánh thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng và kêu gọi mọi người dân Việt Nam trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, vùng miền hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" vì "cho đi là còn mãi", một người có thể cứu nhiều người.

Xin ý kiến 5 lĩnh vực chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trả lời tại họp báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Sáng 19/5, chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết đã gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về 5 lĩnh vực sẽ chất vấn tại Kỳ họp và trong chương trình sẽ phát thanh - truyền hình trực tiếp lễ tuyên thệ của các chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Khắc sâu lời Bác dạy 'Thi đua là yêu nước'

Trung tâm 586 ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác.
(PLVN) - Các phong trào thi đua quyết thắng tại Trung tâm 586, Bộ Tư lệnh 86, Bộ Quốc phòng - đơn vị tác chiến trên không gian mạng - đã trực tiếp góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh vững vàng, quyết tâm cao, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Sáng 18/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn (Hà Nội).

Đồng chí Tô Lâm, đồng chí Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đồng chí Tô Lâm, đồng chí Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội
Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội...