Trợ giúp pháp lý góp sức hòa giải trong các vụ ly hôn

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Đã đành lúc kết hôn chẳng ai muốn mình phải gánh cái kết thúc không có hậu nhưng nếu “cơm không lành, canh chả ngọt” thì ly hôn lại là giải pháp cần tính đến. Điều đau lòng hơn cả trong các cuộc ly hôn là phụ nữ và trẻ em luôn chịu nhiều thiệt thòi. Trong nhiều vụ như vậy, vai trò hòa giải của những người thực hiện trợ giúp pháp lý đã đóng góp một phần quan trọng.

Những phiên tòa ly hôn đau lòng

Khi những xung đột trong gia đình không thể giải quyết được chị H và chồng đưa nhau ra tòa để xin ly hôn. Nhưng có một điều lạ là tại phiên tòa tất cả số tài sản đó đều được chị ủy thác toàn bộ cho chồng mặc dù những người hàng xóm và gia đình hai bên đều biết anh T là một người không nghề ngỗng, suốt ngày rượu chè, mọi công việc trong gia đình do một tay chị H quán xuyến. Khi thẩm phán hỏi chị H về số tài sản, chị chỉ len lén nhìn chồng, lưỡng lự giây lát, thấy vậy T gằn giọng: “Có gì cô cứ nói. Như chúng ta đã thỏa thuận”. Chị H vội vã gật đầu, nhường toàn bộ tài sản cho chồng. 

Hóa ra nguyên nhân khiến chị H chấp nhận yếu thế và từ bỏ toàn bộ tài sản ở phiên tòa là do chồng chị nắm được yếu điểm của chị. Hồi còn chung sống, một mình chị phải cáng đáng kinh tế gia đình nên đã có lúc chị không giữ được mình, trốn chồng đi làm “gái bán hoa”. Giờ đây, chị buộc chấp nhận thiệt thòi để giữ lại cho mình một chút tự trọng và tình cảm cuối cùng.  

Hay chuyện tan vỡ của gia đình anh A cũng thật đáng tiếc. Hai anh chị cùng sinh ra và lớn lên ở một làng ven sông Hồng, tuổi thanh niên của họ đã có những kỷ niệm đẹp và tình yêu đã đến với họ. Tình cảm của anh, chị được hai gia đình ủng hộ, họ đến UBND xã đăng ký kết hôn và tổ chức lễ cưới năm 1985. Sau gần 20 năm chung sống, anh chị đã có 3 người con (2 gái 1 trai). Những năm đầu, mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng trong gia đình anh chị lúc nào cũng có tiếng cười vui vẻ, hạnh phúc của ông bà, cha mẹ và con cái. 

Đến lúc nền kinh tế thị trường phát triển, ruộng đất được giao ít đi, anh chị còn trẻ khỏe, các con đã lớn có thể ở nhà với ông, bà để bố mẹ vào miền Nam làm ăn kinh tế. Khi nêu nguyện vọng của mình, anh, chị đã được bố mẹ và các con đồng ý. Ngày vào miền Nam, vợ chồng anh chị với bao suy nghĩ, toan tính phải cố gắng làm ăn, có tiền gửi về để xây nhà, nuôi con ăn học, phụng dưỡng bố mẹ già, giúp đỡ các em… Song không hiểu sao, quan hệ giữa hai anh chị phát sinh mâu thuẫn, chị kiên quyết đòi ly hôn với anh mà chẳng có lý do chính đáng. 

Sau nhiều lần hòa giải không thành, TAND quyết định mở phiên tòa xét xử ly hôn (vì anh vắng mặt do làm ăn ở miền Nam) và tuyên án chị được ly hôn kèm theo được phân chia tài sản và con cái… Còn anh, nghe tin gia đình thông báo kết quả vụ án, anh vội vã trở về quê làm đơn chống án lên Tòa phúc thẩm vì anh không muốn ly hôn với chị, không muốn các con phải chia ly, muốn gia đình hạnh phúc…

Nhiều người cho rằng nếu công tác hòa giải được làm tốt thì có thế sẽ không xảy ra những phiên tòa ly hôn đau lòng ấy. Đành rằng theo một vị phó chánh án một tòa cấp quận ở TP.HCM, cứ 10 vụ hòa giải đoàn tụ được thì có đến 8 vụ sau đó đã quay trở lại tòa tiếp tục xin ly hôn nhưng hòa giải là tạo cơ hội để vợ, chồng có thể đoàn tụ nếu họ thực sự nỗ lực hàn gắn quan hệ hôn nhân vốn đã rạn nứt. 

Giúp sức cho thẩm phán

Tham gia vào công tác hòa giải trong ly hôn hiện nay, ngoài công tác hòa giải ở cơ sở, các thẩm phán của TAND còn có một đối tượng khác, đó là đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên. Luật gia Trần Xuân Tiền cho biết: “Hiện nay, vai trò của Trợ giúp viên, trong hòa giải ly hôn chưa được biết đến nhiều nhưng không thể phủ nhận hiệu quả của hoạt động hòa giải trong ly hôn do trợ giúp viên đảm trách lĩnh vực hôn nhân gia đình đảm nhiệm. Trợ giúp viên vốn là những người có kinh nghiệm thực tế phong phú, có sự am hiểu sâu sắc về những quy định của pháp luật”. 

Điều 31 Luật Trợ giúp pháp lý nêu rõ: Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc giúp đỡ họ hòa giải, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Trong vụ án ly hôn, trợ giúp viên không được đại diện theo ủy quyền để giải quyết việc ly hôn, song họ có quyền tư vấn trợ giúp và có vai trò “cố vấn” rất quan trọng vì hơn ai hết trợ giúp viên, là người được tin tưởng là người phải có trách nhiệm, phải làm việc hết mình, phải bảo vệ quyền lợi cao nhất cho người được trợ giúp pháp lý. 

Đối với những vụ án ly hôn có yêu cầu chia tài sản, trợ giúp viên pháp lý được tham gia và giúp ích rất nhiều trong các vụ án ly hôn. Trợ giúp viên pháp lý hoàn toàn có thể hoàn thành tốt vai trò như một hòa giải viên chuyên nghiệp, giúp các bên có được cách giải quyết tốt nhất trong việc xin ly hôn của mình. Việc tham gia hòa giải của trợ giúp viên pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là cơ sở để giúp cho thẩm phán xem xét trước khi đưa ra một quyết định của vụ án phù hợp với quy phạm đạo đức và không trái với quy định của pháp luật. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động hòa giải trong ly hôn, cần nhiều hơn nữa sự đầu tư cũng như nỗ lực của những người làm công tác hòa giải – những trợ giúp viên pháp lý và sự thiện chí của những người trong cuộc.

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.