Triển lãm giành kỷ lục về thời gian, người xem

Triển lãm giới thiệu những bằng chứng xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Triển lãm giới thiệu những bằng chứng xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
(PLO) - Hôm nay (3/8), Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tiếp tục được khai mạc tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).

Sau 3 năm, đến nay 64 cuộc triển lãm đã được tổ chức tại 44 tỉnh, thành phố, 10 điểm đảo, huyện đảo và 10 đơn vị lực lượng vũ trang, đạt kỷ lục về số lượng đợt trưng bày, thời gian và lượng người xem. Các bản đồ và tư liệu trưng bày tại Triển lãm là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

64 cuộc triển lãm đã thu hút hàng triệu người tới xem, trong đó có rất nhiều người cao tuổi, quân nhân, học sinh... 

Ông Hoàng Văn Tám (cựu chiến binh ở huyện Cầu Kè, tỉnh TràVinh) cho biết: “Nói có sách, mách có chứng”, dù báo chí nói rất nhiều về các đợt triển lãm nhưng chỉ khi đến tận nơi xem triển lãm, thấy quá nhiều bản đồ và các tài liệu trong và ngoài nước, người xem mới thấy sự đồ sộ và nhữnggiá trị xác thực của những cứ liệu lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Đại tá Đoàn Văn Chiều, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân khẳng định: “Triển lãm đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng vũ trang hiểu rõ những bằng chứng vững chắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời nâng cao ý thức cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.

Triển lãm bao gồm nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế. 

Trong đó, đáng chú ý là 4 cuốn Atlas do nhà Thanh và Chính phủ Trung hoa dân quốc xuất bản (gồm Trung Quốc địa đồ (xuất bản năm 1908), Trung Quốc toàn đồ (xuất bản năm 1917), Trung Hoa bưu chính dự đồ (xuất bản năm 1919) và Trung Hoa bưu chính dư đồ (xuất bản năm 1933)). Cương giới cực Nam của Trung Quốc trong các Atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam mà không hề nhắc đến Trường Sa, Hoàng Sa.

Một văn bản bằng chữ Chăm hiện được lưu giữ tại gia đình một hậu duệ thuộc Hoàng gia Chăm pa ở tỉnh Bình Thuận phản ánh việc triều đình nhà Nguyễn huy động cư dân gốc Chăm ở plei Koth (tức làng Koth, nay thuộc đảo Phú Qúy, tỉnh Bình Thuận) cử người ra cắm mốc giới ở Hoàng Sa và Trường Sa. 

Nội dung trên văn bản này ghi rõ: “Plei Koth trình tấu với quan phủ về việc cử 3 chiếc thuyền đến Trường Sa và Hoàng Sa hỗ trợ việc cắm các mốc giới theo chỉ dụ. Việc này làng Koth đã tập hợp dân đinh và ngư phủ nhưng bây giờ biển động không thể ra khơi nên làng xin quan phủ cho dời đến tháng Mười sẽ khởi hành…”.

Đây là những bằng chứng cho thấy không chỉ người Việt mà người Chăm cũng được triều đình Việt Nam huy động và sử dụng trong công cuộc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những châu bản triều Nguyễn đã được đón nhận “Bằng di sản tư liệu” thuộc chương trình Ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO vào năm 2014. 

Hai tờ châu bản trong số các châu bản đó do nhà nghiên cứu Phan Thuận An (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên — Huế) sưu tầm có niên đại năm 1939 viết rõ nội dung những người lính đi nghĩa vụ ở Hoàng Sa trở về đều được triều đình Bảo Đại trọng thưởng. Các châu bản này khẳng định các nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền trên hai hòn đảo này một cách liên tục, hòa bình.

Bản đồ quan trọng nhất trong các bản đồ cổ của Việt Nam được trưng bày trong triển lãm là “Đại Nam nhất thống toàn đồ” được hoàn tất vào năm 1838. Đây là bản đồ hành chính đầu tiên của nhà Nguyễn được vẽ gần giống với các bản đồ Việt Nam sau này. Bản đồ này đã thể hiện hình vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lãnh hải của Việt Nam và ghi chú là Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa.

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” sẽ kết thúc vào cuối năm 2017. 

Ông Nguyễn Minh Hồng (Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: “Triển lãm là một trong những hình thức quan trọng của hoạt động thông tin cơ sở, đưa thông tin trực tiếp đến với cán bộ và các tầng lớp nhân dân nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước,kiều bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua các tài liệu lịch sử được công bố”.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.