Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Kỳ họp có sự tham gia của đại diện tất cả các quốc gia thành viên, các cơ quan chuyên môn, cơ quan liên Chính phủ, cơ quan xúc tiến đầu tư và tổ chức phi chính phủ. Việc Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc khuôn khổ UNCTAD thể hiện sự đánh giá cao của cơ quan này và các quốc gia thành viên đối với chính sách và thành tựu trong thu hút đầu tư, phát triển bền vững của Việt Nam những năm vừa qua, đặc biệt các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo...

Kỳ họp là cơ hội để các quốc gia thành viên và các bên liên quan về đầu tư và phát triển thảo luận các vấn đề lớn và mới nổi trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp và công nghệ, những tác động đối với quá trình phát triển bền vững, trao đổi các giải pháp, chính sách hiệu quả để các bên tham khảo. Nội dung chính của kỳ họp lần này tập trung vào các phát triển mới nhất về xu hướng và chính sách trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp và khoa học công nghệ cho phát triển; các thực tiễn tốt nhất trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ kinh doanh và đầu tư nhằm hỗ trợ phát triển bền vững, cũng như hướng phát triển trong việc sử dụng công cụ hỗ trợ đầu tư và kinh doanh kỹ thuật số để phát triển rộng rãi hoạt động của chính phủ điện tử; khai thác công nghệ blockchain để phát triển bền vững, cũng như thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong việc áp dụng công nghệ blockchain.

Dưới sự điều hành của Đại sứ Mai Phan Dũng, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và đề xuất nhiều giải pháp cụ thể đối với các nội dung chính. Nhóm 77 và Trung Quốc đánh giá cao công việc và phân tích của UNCTAD về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các dòng đầu tư khác trong Báo cáo Đầu tư Thế giới (WIR) hằng năm, đồng thời bày tỏ lo ngại việc không có đủ nguồn vốn đầu tư cần thiết để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tăng cường đáng kể cả đầu tư công và tư nhân để đạt được các SDGs trước thời hạn năm 2030. Nhóm châu Á-Thái Bình Dương ủng hộ các sáng kiến của UNCTAD về tạo thuận lợi đầu tư; hoan nghênh chủ đề về công nghệ blockchain tại kỳ họp, lưu ý rằng dù đã đạt được tiến bộ đáng kể nhưng khu vực ASEAN chưa có không gian để cải thiện, thu hút, tạo điều kiện và duy trì đầu tư. Nhóm các nước châu Phi tái khẳng định sự cần thiết của đầu tư chiến lược và bền vững ở châu lục này để giải quyết sự biến động của FDI, cũng như khoảng cách thiếu hụt về cơ sở hạ tầng quan trọng. Đại diện của nhóm các nước châu Phi cũng đánh giá vai trò quan trọng của công nghệ, thương mại kỹ thuật số trong việc giúp các quốc gia vượt qua các rào cản để thu hút đầu tư bền vững theo ba trụ cột là xã hội, kinh tế và môi trường.

Dự kiến, ủy ban sẽ tiếp tục thảo luận các nội dung chính của kỳ họp trong những phiên tới. Bên cạnh đó, các nước cũng sẽ nghe trình bày, thảo luận và thông qua hai báo cáo của ủy ban, gồm báo cáo về đầu tư, đối mới và khởi nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững, và báo cáo của nhóm công tác liên Chính phủ gồm các chuyên gia về chuẩn mực kế toán và báo cáo quốc tế.

Việc Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc khuôn khổ UNCTAD thể hiện sự đánh giá cao của cơ quan này và các quốc gia thành viên đối với Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò tích cực, chủ động của mình tại UNCTAD nói riêng và các diễn đàn quốc tế khác của Liên hợp quốc nói chung.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.