Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

“Việt Nam” với chặng đường lịch sử dân tộc

Nguồn gốc và ý nghĩa của hai tiếng “Việt Nam” từ lâu đã được giới nghiên cứu quan tâm, khảo biện, chứng minh trên nhiều khía cạnh từ lịch sử, văn hóa, dân tộc học, thư tịch học, văn khắc Hán Nôm… Tại Hội thảo khoa học “220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (1804 - 2024)” mới đây, PGS.TS Nguyễn Văn Đăng (Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế) cho biết, ngay từ cuối thế kỷ XIV đã có một bộ sách nhan đề “Việt Nam thế chí” và đầu thế kỷ XV trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi đã nhiều lần nhắc đến hai chữ “Việt Nam”. Điều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tiếp đó, người ta cũng tìm thấy hai chữ “Việt Nam” trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ XVI - XVII như bia ở chùa Bảo Lâm (Hải Dương), chùa Cam Lộ (Hà Nội), chùa Phúc Thánh ở Bắc Ninh và đặc biệt là bia Thủy Môn Đình (năm 1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu: Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan (dịch: Đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn để phiếm chỉ nước ta nhưng chưa phải là quốc hiệu, mà phải đến năm 1804 dưới thời Vua Gia Long được tuyên phong và từ đó đều lấy Việt Nam làm tên nước.

Ngày 17 tháng 2 năm Giáp Tý (tức ngày 28/3/1804), Vua Gia Long làm lễ Khánh an kính cáo ở Thái Miếu (bên trong Hoàng thành Huế) đặt tên nước là Việt Nam. Trong lời chiếu của Vua khẳng định: Đế vương dựng nước, trước phải trọng quốc hiệu để tỏ rõ nhất thống… cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam.

Như vậy, quốc hiệu Việt Nam được chính thức áp dụng sử dụng từ ngày 17 tháng 2 (âm lịch) năm Giáp Tý, niên hiệu Gia Long thứ 3 (1804), áp dụng trong tất cả các công văn, thư từ ngoại giao, có tính thống nhất, chính thể và tính quốc tế. Điều này thể hiện rõ trong mối quan hệ hữu nghị của Việt Nam vua Ba - Lăng - Sa trong văn bản của Vua Gia Long thứ 16 (1817).

Dưới triều Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam được duy trì gần 4 thập kỷ, qua 2 đời Vua Gia Long và Minh Mạng. Đến năm Minh Mạng thứ 19 (năm 1838), nhà vua đổi quốc hiệu từ Việt Nam sang Đại Nam.

TS. Nguyễn Văn Đăng cho rằng ý nghĩa của các quốc hiệu là rất to lớn và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

TS. Nguyễn Văn Đăng cho rằng ý nghĩa của các quốc hiệu là rất to lớn và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế), quốc hiệu Đại Nam do Vua Minh Mạng đặt đã tồn tại suốt từ năm 1838 đến đầu tháng 3/1945. Sau ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương, ngày 11/3/1945 Vua Bảo Đại ra đạo dụ tuyên cáo độc lập, tên gọi Việt Nam đã tái sinh với quốc hiệu mới “Đế quốc Việt Nam”. Tuy nhiên, Đế quốc Việt Nam chỉ tồn tại chưa tròn 6 tháng, ngày 30/8/1945 Vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 02/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Quốc hiệu Việt Nam đã hồi sinh trong tư thế của thời đại mới.

Khẳng định vị thế trong quan hệ quốc tế

Theo dòng chảy của lịch sử, quốc hiệu Việt Nam sau đó dù chưa chính thức được khôi phục thành tên nước, nhưng dần dần đã mặc nhiên hồi sinh, trở thành tên gọi thân thương của người Việt.

Trong giai đoạn 1945 - 1975, nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” phải đối đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ. Phải tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc trong thế bị bao vây, cô lập, phải đối phó với các chiến lược chiến tranh hiện đại nhất của các đội quân xâm lược nhà nghề, ý thức “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” thể hiện trong tiêu ngữ của tên gọi đất nước là mục tiêu và cũng là động lực để Nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là một dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. (Ảnh: Hội thảo khoa học “220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (1804 - 2024)”)

Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là một dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc.

(Ảnh: Hội thảo khoa học “220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (1804 - 2024)”)

Trong cuộc đấu tranh anh dũng, chính nghĩa đó, tên gọi Việt Nam đã lay động, thức tỉnh lương tri của nhân loại tiến bộ. Nhân dân các nước trên thế giới đã đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ tinh thần, vật chất cho cuộc kháng chiến của Nhân dân Việt Nam. Khẩu hiệu “Việt Nam”, “Hồ Chí Minh” đã vang lên trên các đường phố, diễn đàn ở nhiều quốc gia, khắp các châu lục trên thế giới phản đối chiến tranh, đòi quân đội Pháp, Mỹ rút khỏi Việt Nam. Thắng lợi của Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) có sức cổ vũ lớn lao đối với phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi vào 30/4/1975 đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc đổi tên nước có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi tiền năng của cả dân tộc để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tháng 12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Tiếp đó, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã đề ra đường lối đối ngoại “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế” với tinh thần “Việt Nam muốn là bạn bè với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

Đại hội lần thứ XI Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Thực hiện đường lối đối ngoại đó, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Trung quốc (1991), thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (1995), gia nhập ASEAN (1995), là thành viên sáng lập ASEM (1996), tham gia APEC (1998), trở thành thành viên của WTO (2007).

Tên gọi Việt Nam đã và đang ngày càng nhận được cảm tình và niềm tin của các quốc gia trong cộng đồng thế giới và kể từ khi Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.

Việt Nam đang chủ động phát huy vai trò, đóng góp sáng kiến vào xây dựng, định hình các thể chế, luật lệ, chuẩn mực đa phương, hợp tác hiệu quả với cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu. Các nước lớn ngày càng coi trọng vị thế của Việt Nam trong chiến lược ở khu vực và trên thế giới. Tròn 220 năm (1804 - 2024) kể từ khi ra đời và trải qua các thời kỳ lịch sử, quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định được vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất.

Tính đến năm 2024, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia (trong đó có tất cả các nước lớn, toàn bộ 7 nước G7 và 17/20 nước thành viên G20), thiết lập quan hệ kinh tế với khoảng 230 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế.

Việt Nam cũng đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nền kinh tế và đối tác hàng đầu thế giới, đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 6 nước (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hoà Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản). Đây là cơ sở để Việt Nam vùng với các nước thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác và hội nhập quốc tế. Trong nhìn nhận của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nền kinh tế hội nhập toàn diện thế giới.

Sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam thể hiện rõ nhất qua sự đồng thuận của các nước bầu Việt Nam đảm nhận cương vị thành viên của một số cơ quan quan trọng của tổ chức quốc tế như: Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2016 - 2018; Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013 - 2017; Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc quốc nhiệm 2008 - 2009 và 2020 - 2021; thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và 2023 - 2025; thành viên Hội đồng chấp hành Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhiệm kỳ 2016 - 2019, thành viên Hội đồng khai thác bưu chính của Liên minh Bưu chính (UPU) thế giới nhiệm kỳ 2022 - 2025;…

Đọc thêm

Xúc động Lễ tiễn đưa 12 liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Lào về nước

Tiễn đưa liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên chiến trường Lào về nước. (Ảnh: Quỳnh Nga).
(PLVN) - Ngày 19/5, tại tỉnh Salavan (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh bạn đã long trọng tổ chức lễ tiễn đưa 12 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước; sau hơn 6 tháng khảo sát, tìm kiếm, cất bốc, quy tập của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Đội quy tập mộ liệt sĩ 192 thuộc Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đưa văn hóa thành động lực cho sự phát triển đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Ngày 20/5, trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khẳng định, việc Quốc hội đưa dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 ra thảo luận tại Kỳ họp chứng minh mong muốn văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực và hệ điều tiết cho sự phát triển bền vững đất nước.

'Chỉ nên ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại'

Bộ trưởng Tô Lâm trình bày Tờ trình dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. (Ảnh: N.L)
(PLVN) - Có ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội ý kiến đề nghị quy định tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ cần được giới hạn trong phạm vi ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại, được ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới; đồng thời quy định hạn chế hoặc cấm tiếp nhận các loại vũ khí thô sơ...

Toàn văn bài phát biểu nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu nhậm chức. Ảnh: Quochoi.vn
"Tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng, dù ở vị trí công tác nào, mình cũng phải luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc và quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khi nhậm chức.

Ông Trần Thanh Mẫn trúng cử Chủ tịch Quốc hội

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ.
Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54 tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, chiều nay, 20/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Cử tri, Nhân dân tin tưởng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ‘không ngừng, không nghỉ’

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Rất tin tưởng Đảng, Nhà nước “không ngừng, không nghỉ” trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp này, cử tri và Nhân dân đồng thời mong muốn các Bộ, ngành, cơ quan chức năng có giải pháp hiệu quả, “mạnh tay hơn nữa” đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người đăng tải, cung cấp các thông tin “thất thiệt” “xấu độc” ảnh hưởng đến thành quả chung đã đạt được...

Đã dành khoảng 680.000 tỷ đồng thực hiện chính sách tiền lương mới

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước một số nội dung chủ yếu về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024.

Cần đặt lợi ích chung của Nhân dân lên hàng đầu để xem xét

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần trên khi cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV.

Chức vụ càng cao càng phải gương mẫu

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 Khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý đặc biệt về công tác cán bộ. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Tinh thần trên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh tại các hội nghị, cuộc họp bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Gần đây nhất, yêu cầu này tiếp tục được Bộ Chính trị đề cập tại Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành.

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại TP Phú Quốc

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại TP Phú Quốc.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (TP Phú Quốc). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân lễ khánh thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng và kêu gọi mọi người dân Việt Nam trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, vùng miền hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" vì "cho đi là còn mãi", một người có thể cứu nhiều người.